Quảng Nam: 3 trâu chết dưới dây điện cao thế, hàng nghìn HS nghỉ học
Trưa nay (3.11), tại thôn Tân An (xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) có 3 con trâu của người dân bị chết nằm ngay dưới đường dây điện 500kV Bắc – Nam chạy qua địa bàn thôn Tân An trong lúc chuẩn bị đưa đi tránh lũ. Nguyên nhân có thể do trâu bị nhiễm rò rỉ điện.
Theo ông Nguyễn Côi (thôn Tân An) cho biết, khoảng 5 giờ sáng ông và một số hộ dân trong thôn thả trâu ra cánh đồng để chuẩn bị lùa trâu lên núi tránh nước lũ. Sau đó, ông phát hiện 3 con trâu bị chết nằm ngay dưới đường dây điện 500kV. Giá trị thiệt hại từ 3 con trâu lên tới hơn 100 triệu đồng. Đây là lần đầu tiên trên địa bàn xã Đại Lãnh xảy ra tình trạng trâu bị chết nghi do nhiễm điện dưới đường dây 500kV.
Trâu của dân chết nghi nhiễm điện.
Ông Nguyễn Hữu Vũ – Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay mực nước lũ trên sông Vu Gia chạy qua địa bàn huyện đang xấp xỉ báo động 2 và mưa cũng bắt đầu ngớt dần. Tuy nhiên, huyện vẫn bố trí lực lượng canh gác, chốt chặn ở những tuyến đường bị ngập sâu, nước chảy xiết không cho người dân qua lại ở các xã Đại Cường, Đại Lãnh và thị trấn Ái Nghĩa. Đồng thời, huyện cũng chỉ đạo các xã nghiêm cấm người dân đi vớt củi, bắt dế trong lũ. Do ảnh hưởng của mưa lũ, từ ngày 2.11 đến hôm nay có hơn 1.000 học sinh các cấp học mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đại Lộc đã phải nghỉ học.
Video đang HOT
Theo Danviet
Thủy điện Đak Mi 4 sẽ xả lũ đến 2.400m3/s
Theo thông báo của Công ty CP thủy điện Đak Mi, nhà máy thủy điện Đak Mi 4 sẽ xả tràn với lưu lượng xả lên đến 2.400m3/s.
Theo đó, từ 14h chiều nay ngày 2/11, nhà máy thủy điện Đak Mi 4 (huyện Phước Sơn) sẽ bắt đầu vận hành xả tràn với tổng lượng xả 500m3/s và tăng dần đến khối lượng 2.400m3/s để đưa mực nước hồ chứa trong hồ xuống cao trình 255m.
Thủy điện Đak Mi 4 sẽ xả lũ với lưu lượng đến 2.400m3/s bắt đầu từ 14h ngày 2/11
Để tiến hành xả lũ, sáng nay (2/11), lãnh đạo Công ty CP thủy điện Đăk Mi đã phát thông báo gửi các địa phương ở vùng hạ du và Ban chỉ huy phòng chống thiên và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam, TP Đà Nẵng cùng các cơ quan liên quan để cùng phối hợp triển khai công tác phòng chống lũ.
Theo thời gian xả, dự kiến chiều tối ngày 2/11 nước từ thủy điện Đăk Mi 4 sẽ về vùng hạ du gồm các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, thị xã Điện Bàn và TP Hội An (Quảng Nam); ngoài ra, lũ cũng sẽ tràn về TP Đà Nẵng.
Ngoài ra, từ rạng sáng ngày 2/11, BCH PCTT&TKCN tỉnh Quảng Nam cũng cho phép thủy điện Sông Bung 4 (huyện Nam Giang) tiến hành xả lũ (kết hợp với chạy máy) với lưu lượng xả từ gần 265m3/s đến đỉnh lúc 6h sáng cùng ngày là 644m3/s. Đến 10h sáng nay (2/11), lưu lượng xả lũ ở thủy điện Sông Bung 4 còn 547m3/s.
Như vậy, với việc 2 nhà máy thủy điện xả lũ, vùng hạ du tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng chắc chắn lũ sẽ lên vào trong chiều và tối nay 2/11.
Nước lũ tràn về vùng rốn lũ huyện Đại Lộc, Quảng Nam trong sáng ngày 2/11
Do mưa lớn trong vài ngày qua đã làm cho mực nước sông Vu Gia dâng cao, gây ngập sâu ở tuyến đường ĐT610 dẫn lên các xã Đại Lãnh, Đại Hưng, Đại Sơn của huyện Đại Lộc, Quảng Nam.
Tại khu vực đoạn cầu Ba Khe 3 trên tuyến đường ĐT610, bị ngập hơn 200m, có nơi nước ngập sâu đến 1m khiến giao thông hoàn toàn bị tê liệt. Một số người dân đã sử dụng thuyền, ghe, thậm chí cả xe bò kéo để trung chuyển người và xe máy có nhu cầu qua lại đoạn ngập nước này. Mưa lũ đã làm nhiều ngôi nhà ở khu vực cầu cũ Hà Tân (xã Đại Lãnh) bị ngập sâu, có nhà bị ngập gần tới nóc.
Theo báo cáo nhanh của Chi cục Phòng chống thiên tai khu vực miền Trung - Tây Nguyên, lũ các sông ở Quảng Nam, Bình Định đang lên; các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi đang xuống.
Riêng tại tỉnh Quảng Nam, mực nước lúc 4h ngày 2/11 trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa (huyện Đại Lộc) là 7,58m, dưới báo động 2: 0,42m. Dự báo, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với gió đông trên cao nên từ ngày 2-4/11, ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Phú Yên tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa phổ biến 100-250mm, riêng các tỉnh TT-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi là 250-400mm, có nơi trên 400mm.
Công Bính
Theo Dantri
Khó xử việc "mang ô nhiễm từ đồng bằng lên miền núi" Sau khi tỉnh Quảng Nam có chủ trương di dời nhà máy thép Việt Pháp từ thị xã Điện Bàn lên huyện miền núi Nam Giang, có nhiều ý kiến phản đối cho rằng việc di dời nhà máy thép này sẽ mang ô nhiễm từ đồng bằng lên miền núi, nơi đầu nguồn sông Vu Gia, làm ảnh hưởng đến nguồn nước......