Quang Đại: “Ăn cắp, nói dối, lấp liếm,… là nói quá, không công bằng với mình”
Stress và những đêm dài mất ngủ vì bị tố “mượn” văn vẻ người khác, cuối cùng Quang Đại đã quyết định nói hết ra suy nghĩ của mình trong lần phỏng vấn này.
Quang Đại – một influencer, một KOL hàng đầu trong lĩnh vực lifestyle và du lịch. Chỉ riêng trang Instagram cá nhân, @tranquangdai đã sở hữu lượng follow khủng lên đến 655k người theo dõi, phần đông là các fan girl đang trong lứa tuổi học sinh. Nhắc tới anh chàng sinh năm 1992 này, người ta nhớ đến ngay hình tượng “chú” Đại điển trai thư sinh, học thức cao, thông thạo nhiều thứ tiếng và giỏi thơ văn. Quả là một hình tượng “soái ca” ngôn tình kinh điển!
Mới đây, anh chàng dính vào lùm xùm “mượn” quote quên ghi nguồn. Mọi thứ bắt đầu khi một trang blog cá nhân Instagram được cho rằng của Quang Đại có đăng tải các bài deep quotes lấy từ các tác giả khác. Nhưng khi nhân vật này nhắn tin vào page hỏi thì không xem lẫn không hồi đáp.
Mặc dù Quang Đại đã lên tiếng đính chính và xin lỗi trên Facebook song ngay sau đó, dân tình lại lần ra đoạn clip tố lời nói bất nhất, cho rằng khi thì Đại bảo muốn phát triển dự án đang ấp ủ mang tên another solution, khi thì anh lại nói trang @anothersolution.co “được lập ra với mục tiêu chia sẻ chứ không kinh doanh”.
“Ăn cắp, nói dối, lấp liếm… là nói quá, không công bằng với mình”
Chào Quang Đại, anh nghĩ thế nào về những sóng gió vừa xảy ra đối với mình và tài khoản @another solution.co, hay cách mà một số người gọi anh là “ăn cắp chất xám”?
Đối với một người viết và coi trọng con chữ như mình thì “ăn cắp” là chữ rất nặng nề. Nên để nói ra thì mình khẳng định bản thân không ăn cắp, cũng không giả bộ ăn cắp nội dung rồi tỏ ra mình viết. Nếu xét về trang @another solution.co của team mình thì lúc nào cũng có ba nguồn: một là tự viết, hai là dịch nguồn, ba là thấy từ Weibo hay Tumblr,…
Ngày thường Quang Đại rất hay xem Tumbr nên khi cần “ sống ảo” thì cứ kiếm từ khoá rồi lượn xem những quotes có mood tương đồng. Đôi khi những cái quotes được up đi up lại nhiều lần, mình cũng biết nó được dịch lại từ Weibo, nhưng không rõ đích danh thì ghi nguồn sẽ dễ gây hiểu lầm. Bên team thường chọn cách để kèm từ “sưu tầm”.
Còn trên trang cá nhân của mình, các nội dung được Đại viết và lấy từ nguồn khác như thế nào?
Cái nào Quang Đại viết sẽ để #whatever – một cái hashtag thân thuộc. Không phải để “nhận dạng” thương hiệu cá nhân mà cũng giống như hashtag #mood, #ootd, mình để #whatever như một thói quen. Thêm vào đó khi gắn hashtag vào bài, về sau muốn kiếm lại cũng dễ dàng hơn. Nên mình khẳng định biết nguồn mình sẽ ghi nguồn, không biết mình sẽ ghi “Đại đọc trên mạng”, “Đại đọc trên sách”, “Giả vờ sâu sắc”,…
Ban đầu khi chúng tôi liên lạc, Quang Đại cho biết không muốn chia sẻ, thì tại sao bây giờ anh lại quyết định lê n tiếng?
Đáng lẽ hôm qua Đại đã cân nhắc không nói gì hết, nhưng rồi mình nghĩ mình nợ fan một lời giải thích sau những lời khích lệ, động viên tinh thần.
Trong một cơn bão khủng hoảng, có những người vẫn đồng hành với mình, vẫn chia sẻ với mình nên ngày hôm nay mình chọn cách nói ra để họ không bị thất vọng chứ không phải mình kiếm lý do lấp liếm, nói dối.
Đi đến câu chuyện ngày hôm nay là điều Quang Đại chưa bao giờ nghĩ tới. Đại nghĩ mình sẽ rút kinh nghiệm. Bản thân mình không phải người “không biết viết lách” hay là “chỉ đam mê sống ảo”. Nên nếu mọi người cho rằng những cái mình viết ra để lôi kéo sự chú ý thì mình thật sự cảm thấy tổn thương. Những gì mình làm, những gì mình viết ra,… suy cho cùng đều với mong muốn truyền cho người xem năng lượng tích cực, cảm hứng sáng tạo,… đó là niềm an ủi đối với mình sau mỗi ngày làm việc vất vả.
Nên một lần chính thức, Đại xin phép được gửi lời xin lỗi đến tất cả những người hâm mộ đã đặt niềm tin ở nơi mình trong thời gian qua. Và sau đó là vấn đề với @anothersolution.co, nếu các bạn muốn, Quang Đại sẽ hiệu chỉnh lại và gửi lời mời cộng tác trong tương lai. Còn nếu không đồng ý, mình sẽ gửi lời xin lỗi và chấp nhận xoá bài.
Video đang HOT
@anothersolution.co: Đơn thuần chia sẻ cảm xúc hay kinh doanh lợi nhuận?
Liên tục bị lôi ra những thông tin tiêu cực, Đại có nghĩ mọi người đang có cái nhìn quá khắt khe đối với mình?
Có người thích mình thì sẽ có người không thích. Đối với cư dân mạng, vụ việc vừa qua chỉ là một bài báo, một tin đồn vu vơ trên mạng nhưng đối với Đại, nó là cảm xúc rất nặng nề. Nó phủ nhận hết quá trình mình đã nỗ lực cố gắng trong thời gian qua và thậm chí bản thân mình cũng không có cơ hội giải thích.
Một ngày mở mắt tỉnh dậy, Quang Đại cảm thấy buồn và hụt hẫng vì những nỗ lực bị bác bỏ.
Câu hỏi nhiều người quan tâm nhất hiện nay: Another Solution có phải là dự án kinh doanh của Quang Đại hay không?
Bản chất Another Solution trong ý tưởng ban đầu của Đại là kinh doanh – agency chuyên về quản trị thương hiệu và tư vấn quản lý, bên cạnh đó còn có sản xuất hình ảnh,… Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc của mình, phần nào nó sẽ hỗ trợ cho những startup mới đi vào hoạt động.
Mở trang @anothersolution.co là một phép thử cho team nội dung được va chạm thực tế, được tương tác độc giả và định hướng nội dung. Cái đó không hề có dính dáng về kinh doanh tại khi ghép lại cả bức tranh, mình sẽ cần có tư vấn, thiết kế và thi công,…. Không thể với một hai trang Instagram là kiếm ra tiền nên chuyện thu về lợi nhuận được nên nói Đại lấp liếm chuyện kinh doanh là sai.
Và như mọi người đã biết thì xây dựng một team cần rất nhiều tâm huyết và thời gian, nhưng Đại tự nhận bản thân mình còn quá “ham chơi” và cứ bị những chuyến du lịch cuốn mình đi. Đôi khi có những ý tưởng lúc mới bắt đầu mình hào hứng lắm, trải qua một thời gian lại thấy nó không phù hợp. Mình cũng để nó ở đấy như là một nơi để mọi người có thể tới lui để chia sẻ cảm xúc khi cần. Nhưng về lâu về dài nó lại phát sinh ra nhiều thứ, ví dụ là đoạn clip mọi người thấy là mình quay vào tháng 8/2018 tức 1 năm trước rồi.
Thêm một chia sẻ nữa là khi Đại nghiên cứu và google tên Another Solution, đã có rất nhiều bên khác đặt rồi. Muốn biến ý tưởng thành thực tế thì cũng không được nên mình không hào hứng nữa.
Sau hôm nay, Quang Đại sẽ có định hướng gì tiếp với @anothersolution.co?
Another Solution vẫn sẽ là một trang nội dung cộng đồng như mục tiêu định hướng từ ban đầu. Trong tương lai, các bạn trong team sẽ sản xuất ra nội dung nhiều hơn thay vì đi sưu tầm. Mình không muốn cứ phải giải thích và tranh cãi trên mạng. Vì khi mình tranh cãi trên mạng không ai thắng, thậm chí nó khiến mình cảm thấy mình như nạn nhân bị “ném đá” tập thể của MXH.
Lời cuối cùng mà Quang Đại muốn nhắn nhủ đến cư dân mạng nói chung và fan nói riêng?
Chắc chắn sẽ không có tình trạng này trong tương lai. Mình sẽ siêng viết hơn, mình sợ “sưu tầm” rồi. Quay trở lại với con người cũ: đơn giản, thoải mái, nhẹ nhàng và năng lượng vui vẻ nhưng có lẽ Đại sẽ khép kín hơn trước. Một lần nữa, mình gửi lời xin lỗi vì những sai sót của mình trong công việc.
Theo Trí Thức Trẻ
Từ vụ Quang Đại bị tố 'ăn cắp chất xám': Ám ảnh like đến bất chấp?
Từ vụ người mẫu Quang Đại bị tố đạo văn, "ăn cắp chất xám", nhiều người đặt câu hỏi liệu influencer bị ám ảnh bởi like và follower đến mức bất chấp làm mọi thứ?
Vài ngày gần đây, Trần Quang Đại (sinh năm 1992) - người mẫu, travel blogger kiêm fashionista thường xuyên đăng những câu nói ngôn tình, triết lý cuộc sống trên trang cá nhân - liên tiếp vướng vào những lùm xùm khi bị tố đạo văn, "ăn cắp chất xám" và nói dối về chuyện kinh doanh.
Bên cạnh việc thể hiện thái độ thất vọng hay chỉ trích, nhiều người đặt vấn đề vì sao influencer khá "sạch sẽ" và đình đám trong giới trẻ như Quang Đại vẫn bất chấp làm những việc được coi là "xấu xí".
Trong bài viết đăng trên The Odyssey Online, tác giả Hannah Mauser nhận định thế hệ Millennials (hay Gen Y, những người sinh từ năm 1981-1996) có nỗi ám ảnh kỳ lạ với những con số liên quan đến mạng xã hội.
Ví như vào thời điểm ra đời năm 2010, Instagram được coi là nơi mọi người chia sẻ những hình ảnh mình yêu thích. Sau nhiều năm, nền tảng này nhanh chóng biến thành công cụ cho influencer hay KOLs (người có tầm ảnh hưởng) kiếm tiền từ các bài đăng quảng cáo nhờ vào số lượng lớn follower.
Nhiều người đặt vấn đề vì sao influencer khá "sạch sẽ" và có tầm ảnh hưởng như Quang Đại vẫn bất chấp đạo văn hay "ăn cắp ý tưởng". Ảnh: @tranquangdai.
Từ góc độ của một người thuộc thế hệ Y, Mauser cho rằng nỗi ám ảnh này xuất hiện cùng với suy nghĩ: "Tôi 'vắt nát óc' để tạo ra và chỉnh sửa những nội dung này. Do đó, nó xứng đáng được follower xem, thậm chí click vào đôi lần".
Giá trị của người dùng mạng xã hội, cả influencer và người hâm mộ của họ, giờ thường được xác định bởi số lượt follower và like.
Trong khi follower cố gắng theo kịp người mình theo dõi, influencer lại muốn tạo ra các nội dung mới mẻ có thể thu hút đám đông.
Ám ảnh sáng tạo nội dung hoàn hảo để "níu chân" follower
Theo The Guardian, nếu muốn trở thành influencer, người ta cần tương tác với follower của mình mọi lúc, mọi nơi. Thời gian nghỉ ngơi của họ được cho là không đáng kể.
Giống như nhiều người trong độ tuổi U30, Alexandra Mondalek - cựu phóng viên thời trang ở New York, Mỹ - thấy mình bị ám ảnh bởi mạng xã hội.
Tài khoản Instagram @hautetakes chuyên về mảng thời trang của cô phát triển khá nhanh với hơn 1.000 follower. Mondalek chưa kiếm được tiền từ đó, nhưng thường tự hỏi liệu mình có thể trở thành influencer hay không nếu duy trì hoạt động của trang.
Mondalek bắt đầu đăng ảnh khoe quà cô nhận được từ các nhà thiết kế và nhóm PR với hy vọng sẽ có nhiều người quan tâm, nhấn theo dõi.
"Tôi quá đặt nặng việc những ai sẽ vào xem trang của mình. Tôi chỉ chăm chú phô bày các bài viết thay vì thực hiện các cuộc gọi quan trọng. Tôi cảm thấy áp lực nhất định khi tạo ra thương hiệu của bản thân. Quá nhiều nỗi lo lắng trong đó", cô gái 24 tuổi nói.
Mondalek quyết định từ bỏ nền tảng mạng xã hội này vào cuối năm 2017. Trong 9 tháng nghỉ xả hơi, cô nói mình cảm thấy tốt hơn bao giờ hết.
"Tôi không còn phải liên tục ép buộc bản thân đưa ra những content hoàn hảo", 9X Mỹ nói.
Tuy nhiên sau đó, Mondalek quyết định bỏ nghề phóng viên để làm việc tự do. Cô cảm thấy cần phải dùng lại mạng xã hội để giữ các mối quan hệ trong công việc.
Hiện tại, Mondalek quay trở lại với các dự án bị trì hoãn bằng cách lướt xem các bức ảnh trong vô thức.
Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, các influencer có nỗi ám ảnh về số lượng follower và like trên trang cá nhân của mình. Ảnh: Vice.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra mạng xã hội làm gia tăng nỗi lo lắng, tự ti khi người dùng tự so sánh bản thân với người khác. Thời gian sử dụng các nền tảng, đặc biệt là Instagram, càng nhiều, nguy cơ gia tăng cảm giác lo lắng, chán nản càng cao.
Không chỉ bị ám ảnh bởi sự tung hô, ngưỡng mộ từ follower, influencer còn kiếm tiền từ mạng xã hội bằng cách đăng ảnh quảng cáo cho các nhãn hàng với thù lao tùy thuộc vào dự án, sản phẩm và chi tiết hợp đồng, cũng như ngân sách quảng cáo.
Với influencer có tên Haskins, cô nói rằng bản thân nhiều khi bị giằng xé giữa việc phải nghĩ ra content thu hút với sự trung thực.
Haskins biết việc đăng các bức ảnh "hào nhoáng" với mục đích quảng cáo cho các doanh nghiệp mà bản thân cô không trực tiếp trải nghiệm có thể gây hậu quả cho follower của mình. Tuy nhiên, người này đôi khi phải gạt bỏ mọi suy nghĩ vì đây là "kế sinh nhai" của cô.
Cũng vì lẽ đó, nhiều chuyên gia nhận định tác động về lâu dài của việc sử dụng mạng xã hội giữa người tạo nội dung và những ai xem nội dung đó vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, mỗi người nên nhắc nhở bản thân mạng xã hội không đại diện do thực tế.
Hay nói cách khác, những hình ảnh, nội dung được đưa lên trang cá nhân, dù có xuất phát từ influencer, chưa chắc đáng tin tưởng 100%.
Khi lượt like cũng "ám ảnh" người bình thường
Theo HuffPost, trong nghiên cứu đầu tiên về não bộ của thanh thiếu niên trong khi sử dụng mạng xã hội, các nhà khoa học từ ĐH California, Mỹ phát hiện mối liên kết giữa một phần nhất định của bộ não với cảm giác mỗi khi người trẻ nhìn thấy một trong những bức ảnh của mình thu hút rất nhiều lượt like.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện hành động "like" có tác động chéo: Khi nhiều người có độ tuổi hay vị thế ngang hàng nhấn thích một bức ảnh, thanh thiếu niên có nhiều khả năng tự thích tấm hình đó, bất kể nội dung là gì.
Lauren Sherman, tác giả chính của nghiên cứu về não bộ và là nhà nghiên cứu tại UCLA Brain Mapping Center, cho biết: "Một trong những lý do khiến thanh thiếu niên hoạt động tích cực trên mạng xã hội có thể là vì họ nhạy cảm với những lượt like và những gì người họ quan tâm làm trên mạng".
Nói cách khác, khi quyết định nhấn like bức ảnh nào, thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi những tấm hình đã có lượng like lớn.
Người trẻ nhạy cảm với những lượt like và những gì người họ quan tâm làm trên mạng. Ảnh: Startup Nation.
Theo Sherman, lượt like trên các bức ảnh có thể lập tức "thắp sáng" một số phần của não bộ thanh thiếu niên giống như các yếu tố được cho là phản ứng thái quá với niềm vui và hạnh phúc.
Sherman giải thích những phát hiện này không có nghĩa là việc sử dụng mạng xã hội nhất thiết gây hại cho thanh thiếu niên.
Nghiên cứu của cô cho thấy thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi nút "like" của những người họ quan tâm, bất kể đối tượng của bức ảnh là vu vơ, tích cực hay mạo hiểm. Điều này có thể tốt hoặc tiềm tàng những mối nguy hiểm.
"Cuối cùng, điều thực sự quan trọng là những gì thanh thiếu niên tiếp cận trên mạng, những nội dung influencer của họ chia sẻ và yêu thích. Và liệu đó có phải những hành vi mang tính xã hội và tích cực hay không", tác giả Lauren Sherman kết luận.
Theo Zing
Update "biến căng" Quang Đại bị tố ăn cắp chất xám: Thêm bằng chứng cho thấy hot boy nói dối chuyện kinh doanh, lấp liếm cho qua Dường như, "sóng gió" drama vẫn chưa có dấu hiệu buông tha Quang Đại. Vừa qua, Quang Đại - hot boy với diện mạo cao ráo, điển trai và khả năng học vấn khủng dính vào lùm xùm ăn cắp chất xám, "xào nấu" văn vẻ người khác. Cụ thể, anh chàng thường đăng quotes nội dung so deep ngôn tình trên trang...