Quảng Bình: Triệt phá ổ nhóm cho vay lãi nặng, ép cầm cố tài sản để siết nợ
Nhiều người nghèo tại các huyện, thị, thành phố ở Quảng Bình đã vay tiền với lãi suất nặng và bị ép buộc phải cầm cố tài sản, siết nợ.
Ngày 12.1, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Bình cho hay đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ và Công an TX.Ba Đồn phá đồng thời 2 chuyên án về cho vay nặng lãi.
Lực lượng chuyên án đã đồng loạt khám xét, kiểm tra hành chính 5 địa điểm tại TX.Ba Đồn và 1 điểm tại TP.Đồng Hới.
Qua khám xét, lực lượng công an thu giữ một số tài liệu, đồ vật có liên quan đến hành vi cho vay nặng lãi như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ ghi chép, điện thoại di động, tiền mặt…
Cơ quan công an cũng tạm giữ hình sự Nguyễn Thị Cẩm Nhung (38 tuổi, ở P.Nam Lý, TP.Đồng Hới) và Trương Thị Lệ Hằng (47 tuổi, ở P.Quảng Thọ, TX.Ba Đồn), đồng thời làm rõ 8 người khác ở trong và ngoài địa bàn tỉnh Quảng Bình có liên quan đến đường dây.
Video đang HOT
Trương Thị Lệ Hằng tại cơ quan công an. Ảnh Q.V
Xác minh ban đầu cho thấy, các nghi phạm câu kết với nhau, hoạt động tinh vi, buộc nhiều người dân, nhất là người nghèo, người yếu thế phải cầm cố tài sản như nhà, đất, quầy quán bán hàng ở chợ và sau đó siết nợ.
Từ năm 2018 đến nay, các nghi phạm đã thực hiện hơn 500 lượt cho người tại TP.Đồng Hới, H.Bố Trạch, H.Quảng Trạch và TX.Ba Đồn vay tiền với lãi suất nặng từ 110% đến 228%/năm; tổng số tiền giao dịch 5 tỉ đồng. Vụ án đang được tiếp tục mở rộng điều tra.
Cho vay thế chấp "ảnh nóng": Tín dụng đen phức tạp dịp cận Tết
Ở trạng thái "bình thường mới", các đối tượng hoạt động tín dụng đen đã nghĩ ra nhiều thủ đoạn phức tạp như: Cho vay thế chấp "ảnh nóng"; mời chào vay qua app điện thoại di động.
Theo thông tin từ Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an, do dịch Covid-19 ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống, việc làm của người dân, nhu cầu cần tiền để phục hồi sản xuất kinh doanh của người dân tăng cao. Sau khi chuyển sang trạng thái bình thường mới, các đối tượng "tín dụng đen" đã hoạt động rất mạnh.
Công an một số địa phương đã bắt giữ, triệt phá nhiều băng nhóm hoạt động tín dụng đen. Điển hình như Công an tỉnh Nghệ An, Phú Thọ vừa đã triệt phá các cơ sở kinh doanh núp bóng, hoạt động liên tỉnh, bắt giữ nhiều đối tượng. Công an Hà Nội, Quảng Nam, Quảng Bình đã bắt một số đối tượng hoạt động tín dụng đen cho vay qua app, mạng xã hội...
Đại úy Đoàn Văn Linh, cán bộ phòng Trọng án (Cục Cảnh sát Hình sự - Bộ Công an).
Trao đổi với PV VOV.VN, Đại úy Đoàn Văn Linh, cán bộ phòng Trọng án (Cục Cảnh sát Hình sự - Bộ Công an) cho biết: "Tình hình hoạt động tín dụng đen hiện nay vẫn diễn biến phức tạp. Các thủ đoạn mới của đối tượng đã xuất hiện, như việc cho vay tín dụng đen thế chấp bằng hình ảnh nhạy cảm. Đây là thủ đoạn được phát hiện ở tỉnh Quảng Bình và Hà Nội."
Cụ thể, theo Đại úy Đoàn Văn Linh, ngày 9/10/2021, công an Đồng Hới, Quảng Bình đã bắt 2 đối tượng cho vay theo hình thức cầm đồ online qua mạng xã hội. Đáng chú ý, các đối tượng yêu cầu người vay thế chấp bằng video, hình ảnh nhạy cảm của họ. Nếu người vay không trả nợ, các đối tượng đe dọa sẽ in ảnh nhạy cảm của nạn nhân, rải tờ rơi ở nơi công cộng.
Tương tự, Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) ngày 25/10/2021 bắt nhóm đối tượng chuyên cho các cô gái mại dâm cho vay nặng lãi với hình thức "bốc bát họ", thế chấp bằng hình ảnh nhạy cảm. Khi nạn nhân chậm trả nợ thì bị dọa tung "ảnh nóng" lên mạng.
Thủ đoạn mới của các đối tượng tín dụng đen phần nào đã ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội. Nhiều người trót vay bằng ảnh "nhạy cảm" phải sống trong cảnh thấp thỏm, bất an. "Các đối tượng rất manh động, đồng thời do vấn đề vay nợ đã phát sinh một số hành vi như cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản. Một số địa phương đã xuất hiện các vụ án gây bức xúc cho dư luận liên quan đến tín dụng đen." - Đại úy Đoàn Văn Linh cho biết.
"Ảnh nóng" của người đi vay có thể bị phát tán nếu chậm trả nợ.
Cũng theo đại diện của Cục Cảnh sát Hình sự, do thời gian qua, một số tỉnh giãn cách xã hội nên các đối tượng "tín dụng đen" đã tận dụng tối đa công nghệ, nền tảng trên mạng xã hội, website, ứng dụng điện thoại. Các đối tượng đưa ra lời mời chào hấp dẫn như: Không cần thế chấp tài sản, lãi suất đúng quy định của pháp luật, chỉ cần chụp ảnh chứng minh nhân thân hoặc cài đặt ứng dụng trên điện thoại là có thể giải ngân ngay.
Lời mời chào hấp dẫn như vậy, nhưng khi người vay tin tưởng, đăng ký vay thì sẽ "sập bẫy" của các đối tượng. Đại úy Đoàn Văn Linh cho biết: "Qua điều tra, chúng tôi thấy: Dù các đối tượng nói là cho vay với lãi suất đúng quy định, nhưng lại thu thêm các khoản phí. Người dân khi chậm trả nợ sẽ bị phạt số tiền gấp nhiều lần. Nhiều người bị phạt và phải trả số tiền gấp hàng chục lần số tiền đã vay."
Theo Cục Cảnh sát Hình sự, bên cạnh việc lực lượng chức năng nỗ lực điều tra, triệt phá các đường dây tín dụng đen, người dân cũng cần tỉnh táo, tránh mắc vào những cái bẫy mời chào "đường mật" của các đối tượng. Bởi đằng sau những lời dụ dỗ hấp dẫn, luôn ẩn chứa nguy cơ tiềm tàng, ảnh hưởng nặng nề đến người đi vay./.
Công an mật phục bắt giữ đối tượng vận chuyển pháo hoa nổ trái phép Trong lúc đang vận chuyển 20 hộp pháo hoa nổ chạy trên đường, Thái đã bị lực lượng công an bắt giữ. Đối tượng khai nhận mua số pháo nói trên của một người không quen biết để về bán lại kiếm lời. Sáng 31/12, thông tin từ Công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình), đơn vị này vừa phá thành công chuyên...