Quảng Bình thu 11,6 tỉ đồng từ gần 3.000 trường hợp vi phạm luật giao thông
Từ đầu năm đến nay, Phòng CSGT Công an Quảng Bình phát hiện, xử lý gần 3.000 trường hợp vi phạm luật giao thông với tổng số tiền xử phạt hành chính là 11,6 tỉ đồng.
Ngày 5/8, Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình cho biết từ đầu năm đến nay, đơn vị phát hiện, xử lý 2.967 trường hợp vi phạm, tập trung chủ yếu vào các lỗi chở hàng quá khổ, quá tải, thay đổi kích thước thành thùng xe, nồng độ cồn, tốc độ. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính khoảng 11,6 tỉ đồng.
Đặc biệt, trong đợt cao điểm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, Phòng CSGT đã thành lập 5 tổ chuyên đề đặc biệt để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, phát hiện xử lý vi phạm. Các tổ này do Ban Chỉ huy Phòng CSGT trực tiếp làm tổ trưởng.
Lực lượng CSGT Quảng Bình kiểm tra, xử lý các phương tiện vi phạm luật giao thông.
Từ 20/6 đến nay, Phòng CSGT đã phát hiện và xử lý 937 trường hợp vi phạm, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền trên 5,2 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, Phòng CSGT cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
Tập trung tổ chức tuyên truyền về tác hại của xe quá khổ, quá tải… và việc chấp hành quy định về trọng tải của ô tô khi tham gia giao thông. Qua đó nâng cao trách nhiệm của các đơn vị kinh doanh vận tải, các chủ phương tiện, lái xe trong việc chấp hành các quy định về kiểm soát tải trọng xe.
Video đang HOT
'Nhức mắt' xe gắn máy chở hàng 'quá khổ' vi phạm luật giao thông
Tình trạng xe gắn máy, xe 3 bánh "thương binh" chở hàng hóa cồng kềnh, quá khổ quá tải, vi phạm luật giao thông đang có chiều hướng gia tăng trên nhiều tuyến phố Hà Nội sau nới lỏng giãn cách.
Điều đáng nói, những xe "tự chế" này nghênh ngang "luồn lách" trong dòng xe cộ đông đúc, có thể gây tai nạn bất cứ lúc nào, khiến cho các phương tiện lưu thông khác nhìn thấy đều phải tránh xa. Tình trạng này cần được xử lý nghiêm để răn đe.
Bất kể ngày mưa hay nắng, không khó để bắt gặp những lái xe gắn máy tự chế hay xe thương binh chở hàng quá khổ, quá tải lao vun vút trên các tuyến phố từ ngoại ô đến trung tâm Hà Nội, bất chấp có đông các phương tiện tham gia giao thông khác đang lưu thông, nhất là trên các phố như: Đê La Thành (quận Đống Đa), Trường Chinh (quận Thanh Xuân), Thành Công (quận Ba Đình), Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên)...
Những chiếc xe này được người đi đường gán tên xe "tử thần", vì lái xe thường chạy ẩu, lấn làn, đi vào làn đường ô tô, không đèn còi, thậm chí không biển số, không phanh, luôn tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn.
Xe gắn máy tự chế thùng chở tôn, ống thép hộp sắc nhọn không che chắn trên phố Đê La Thành (quận Đống Đa).
Những "hung thần" xe gắn máy chở ống sắt hộp sắc nhọn như thế này không hiếm gặp trên phố Đê La Thành hàng ngày.
Xe gắn máy không biển kiểm soát, tự chế, chở ống nhôm hộp dài gấp 3-4 lần xe, hiên ngang lao trên phố Hàng Điếu (quận Hoàn Kiếm).
Lái xe gắn máy vừa chở những thanh sắt V dài nguy hiểm, vừa đi nhanh, nhưng thậm chí chỉ phanh bằng cách lê giày trên đường.
Một trường hợp chở đồ gỗ cồng kềnh, do không buộc chặt bị đổ giữa đường trên phố Thành Công (quận Ba Đình).
Qua ghi nhận, những lái xe gắn máy tự chế này thường chở hàng quá khổ, quá tải theo yêu cầu của các cửa hàng tại những tuyến phố nêu trên bởi độ liều, nhanh, tiện và vì có thể luồn lách, len lỏi vào những tuyến phố cấm, ngõ ngách nhỏ. Hàng hóa được chở đa dạng, từ thực phẩm, hoa quả, ghế tủ, đến chậu hoa cây cảnh, khung cửa, sắt thép, tôn, kính...
Đáng quan ngại là hầu hết phương tiện chở hàng là xe quá hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn, được "cơi nới" quá mức để chở càng nhiều càng tốt. Việc chở theo hàng hóa có kích thước lớn không chỉ khiến khả năng quan sát đường của lái xe và những người tham gia giao thông khác bị hạn chế, mà còn khiến người chở hàng dễ bị mất lái, không kịp xử lý những tình huống bất ngờ khi tham gia giao thông, có thể gây nguy hiểm cho chính lái xe và người đi đường.
Lái xe gắn máy chở thang nhôm do không buộc chặt, vừa đi vừa "tròng trành" trên phố Hàng Cót (quận Hoàn Kiếm).
Lái xe gắn máy buộc kéo theo xe ba gác phanh gấp... bằng chân khi gặp xe đi ngược chiều trên phố Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm).
Xe gắn máy buộc kéo theo xe ba gác chở hoa cồng kềnh trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên).
Xe gắn máy chở hàng hóa quá khổ, quá tải, phủ bạt kín che khuất tầm nhìn người tham gia giao thông, lạng lách trên phố Thụy Khuê (quận Tây Hồ).
Xe gắn máy chở hàng hóa quá khổ nghiêng qua nghiêng lại tại ngã tư Phan Đình Phùng - Hoàng Diệu (quận Ba Đình).
Trời mưa trơn trượt, đường đông, nhưng lái xe gắn máy chở hàng quá tải này vẫn lạng lách trên đường dẫn lên cầu Chương Dương (quận Long Biên) khiến các phương tiện khác phải tránh xa.
Chỉ vì một chút tiện lợi, chủ quan cá nhân và vì mưu sinh, mà những người bán, người mua và cả người vận chuyển sẵn sàng bất chấp nguy hiểm. Đã có rất nhiều tai nạn thương tâm xảy ra, song tình trạng này vẫn chưa bị cấm, hạn chế, mà gia tăng tái diễn ngày càng nhiều.
Vẫn biết cuộc sống mưu sinh nhiều khó khăn, vất vả, nhưng đó không phải là lý do để những lái xe chở hàng cồng kềnh vi phạm Luật Giao thông đường bộ. ây là hành vi nguy hiểm, nhờn luật. Thiết nghĩ, bên cạnh việc tiếp tục tuyên truyền, lực lượng cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội cần tăng cường tuần tra, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm này, nhằm bảo đảm trật tự, an toàn cho người tham gia giao thông.
Không chỉ xe gắn máy, xe 3 bánh thương binh cũng chở số lượng lớn thanh sắt hộp sắc nhọn, không che chắn trên đường Yên Phụ (quận Tây Hồ).
Xe 3 bánh thương binh chở khung sắt uốn hình quá khổ lao vun vút trên cầu Chương Dương (quận Long Biên), mặc dù trời mưa, đường trơn trượt.
Xe 3 bánh chở khung sắt quá khổ trên phố Hoàng Cầu (quận Đống Đa), vừa "chao đảo" trên phố như diễn xiếc, vừa lựa tránh va chạm với các phương tiện tham gia giao thông khác.
Theo Khoản 4 Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT của Bộ GTVT quy định chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ đối với xe mô tô, xe gắn máy như sau: Không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 m, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 m, chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 m.
Khoản 3k Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác. Ngoài ra, trường hợp gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng (Khoản 10c).
Mức xử phạt này theo phản ánh của nhiều chuyên gia, luật sư, người tham gia giao thông chưa đủ sức răn đe vi phạm; cần sớm sửa đổi, bổ sung theo hướng tăng nặng các mức, hình thức xử phạt vào các quy định hiện hành.
Pha hóa chất tưới cây thì phát nổ, người đàn ông bị bỏng 30% cơ thể Khi đang pha hóa chất tưới cây thì phát nổ, một người đàn ông tại Quảng Bình phải nhập viện với mức độ bỏng 30% cơ thể. Chiều 1.8, thông tin từ khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một người đàn ông bị...