Quảng Bình: Thầy giáo trẻ đam mê nghiên cứu khoa học
Không chỉ tận tụy trong công việc giảng dạy, thầy giáo trẻ Cao Hùng Thọ, giáo viên môn Hóa học (Trường THCS Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) còn là người truyền cảm hứng, đam mê nghiên cứu khoa học tới các em học sinh của mình.
Khơi nguồn đam mê cho thế hệ trẻ
Thầy giáo Cao Hùng Thọ, SN 1985, giáo viên môn Hóa học (Trường THCS Tân Hóa, xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) nổi lên với những nghiên cứu khoa học, sáng chế thành công “Thiết bị lên men tỏi đen ứng dụng năng lượng mặt trời” và “máy chưng cất rượu, loại bỏ độc tố adehit và methanol ra khỏi rượu”.
Thầy giáo Cao Hùng Thọ bắt đầu nghiên cứu khoa học từ năm 2014 – 2015 (khi đang giảng dạy tại Trường THCS thị trấn Quy Đạt), thầy Thọ đã hướng dẫn cho học sinh tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật và đạt được giải Nhất cấp huyện; giải Ba cấp tỉnh với đề tài: “Nghiên cứu chế tạo giấy quỳ tím từ cây mắt nai”.
Thầy giáo trẻ Cao Hùng Thọ giàu nhiệt huyết và niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Ảnh: PV
Năm học 2015- 2019, thầy Thọ lại hướng dẫn học trò nghiên cứu đề tài “Sản phẩm sấy mật ong bằng năng lượng mặt trời dùng cho hộ gia đình”. Đề tài đạt giải Nhất cấp huyện; giải Nhất cấp tỉnh và giải Khuyến khích cấp Quốc gia.
Thầy giáo Cao Hùng Thọ chia sẻ: “Tôi giảng dạy muôn Hóa học, kiến thức học ở đại học, niềm đam mê sáng tạo, tôi đã hướng dẫn học trò tham gia các công trình nghiên cứu khoa học. Từ 2016 – 2017, hai công trình “Thiết bị lên men tỏi đen ứng dụng năng lượng mặt trời” và “Phương pháp mới trong chưng cất nhằm loại bỏ độc tố adehit và methanol ra khỏi rượu”.
Thầy giáo trẻ Cao Hùng Thọ bên công trình khoa học “Thiết bị lên men tỏi đen ứng dụng năng lượng mặt trời”. Ảnh: PV
Video đang HOT
Thiết bị lên men tỏi đen bằng năng lượng mặt trời, đạt giải Nhất cấp huyện; giải Nhất cấp tỉnh và giải Ba toàn quốc trong cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia.
Thiết bị chưng cất rượu đạt giải Nhất cấp huyện; giải Nhất cấp tỉnh; giải Ba cấp Quốc gia trong cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học
Tỏi trắng khi lên men thời gian từ 35 – 50 ngày trong điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm chính xác sẽ biến thành tỏi đen. Ảnh: PV
Trong 5 năm, những công trình nghiên cứu khoa học của thầy giáo Cao Hùng Thọ đã giúp học sinh giành nhiều giải cao, 2 giải Ba cấp huyện; 3 giải Nhất cấp tỉnh; 1 giải Khuyến khích và 2 giải Ba cấp Quốc gia.
Ngoài thực hiện tốt công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thầy giáo Cao Hùng Thọ còn tích cực tham gia xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở đơn vị trong sạch, vững mạnh. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, vì người nghèo do ngành và huyện tổ chức.
Công trình hữu ích cho cuộc sống
Theo quan sát của phóng viên, “Thiết bị lên men tỏi đen ứng dụng năng lượng mặt trời” gồm có: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài khoảng 1m, cao khoảng 0,7m, rộng khoảng 0,5m. Bên trên đậy một lớp kính trong suốt, bên dưới lớp kính là tấm tôn phẳng sơn màu đen.
Mặt phía trong được làm bằng xốp cách nhiệt, có thêm chậu nước ở dưới để tạo ẩm. Các bóng đèn tre trong hộp để tạo nhiệt độ khi tỏi lên men. Mặt trước thiết bị có gắn aptomat để đóng điện, một bộ điều khiển nhiệt độ và độ ẩm, một mô đun cảm biến nhiệt độ 12V và bình ắc quy.
Thầy giáo trẻ Cao Hùng Thọ bên công trình khoa học “máy chưng cất rượu, loại bỏ độc tố adehit và methanol ra khỏi rượu”. Ảnh: PV
Nói về quy trinh lam ra tỏi đen, thầy Thọ cho biết: “Ban đầu xêp toi trăng vao hôp thât đêu, không nen qua chăt, rôi đưa hôp ra dươi anh năng 65-70 độ C la mưc nhiêt đô cân thiêt đê toi lên men đêu, hiêu qua nhât. Nhiêt đô va đô âm nay đươc duy tri thương xuyên trong khoang 35-50 ngày khi đó toi trăng sẽ biến thành tỏi đen. Sau khi chuyển qua màu đen, tỏi có vị chua ngọt, mùi thơm, giá trị về dinh dưỡng cũng như kinh tế của củ tỏi tăng gấp nhiều lần”.
Hiện tại, thầy Thọ đã áp dụng thiết bị này để lên men tỏi đen tại nhà, đặt 30kg tỏi trắng vào 3 thùng sau 40 đến 50 ngày cho ra thành phẩm là 15kg tỏi đen.
Thầy giáo trẻ Cao Hùng Thọ giàu nhiệt huyết và niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Ảnh: PV
Thầy Thọ chia sẻ: “Với mong muốn tạo ra một sản phẩm hữu ích giúp bà con nông dân nghèo nên tôi chế tạo “thiết bị lên men tỏi đen ứng dụng năng lượng mặt trời”. Từ thiết bị này có thêm cách tăng được giá trị củ tỏi để người dân vươn lên thoát nghèo, vừa tận dụng được nguồn năng lượng tự nhiên, bảo vệ môi trường”.
Em Nguyễn Khắc Hiếu (học sinh được thầy Thọ hướng dẫn) chia sẻ: “Đa phân cac hô san xuât rươu ở Quang Binh noi chung va huyện Minh Hoa noi riêng đêu sư dung các dụng cu thô sơ, công nghệ lac hâu, rươu nâu ra đa phân con chưa nhiêu đôc tô. Ngoài ra, một số hộ nấu rượu, buôn bán rượu chạy theo lợi nhuận đã pha thêm cồn công nghiệp vào rượu làm cho lượng độc tố càng tăng thêm”.
Thầy giáo trẻ Cao Hùng Thọ bên công trình khoa học của mình. Ảnh: PV
Thiết bị chưng cất này sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời kết hợp điện lưới làm cho nhiệt độ ở trong thùng nâng lên ở nhiệt độ chỉ có andehit và methanol bay hơi. Qua đó, loại bỏ được hai loại độc tố nguy hiểm trong rượu là andehit và methanol.
Hiện tại, thiết bị được thầy Thọ đặt tại nhà với công suất lọc 30 lít/2 tiếng. Thầy Thọ đã kết hợp giữa rượu đã chưng cất tỏi đen để làm nên rượu tỏi đen bán ra thị trường.
Những kết quả trong nghiên cứu khoa học cũng như trong công tác giảng dạy, thầy giáo trẻ Cao Hùng Thọ đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý của cấp trên trao tặng. Năm 2019, Thầy giáo Cao Hùng Thọ vinh dự nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, đã có thành tích xuất sắc trong 3 năm thực hiện chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về: “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”.
Thực hư thông tin "20 người dân tộc Mày sợ Covid-19, trốn vào rừng"
Chủ tịch UBND huyện; Bí thư Đảng uỷ xã Trọng Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) cho biết, thông tin "20 người dân tộc Mày sợ Covid-19 trốn vào rừng" là chưa đúng.
Liên quan tới thông tin "20 người dân tộc Mày tại Quảng Bình xem tivi, sợ Covid-19, trốn vào rừng", lãnh đạo huyện Minh Hoá và xã Trọng Hoá lên tiếng với Dân Việt.
Cụ thể, chiều 8/4, ông Bùi Anh Tuấn - Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa nói: "Thông tin 20 người Mày ở xã Trọng Hoá xem tivi, sợ Covid-19, trốn vào rừng là chưa đúng. Hôm nay huyện cử người xuống xác minh sự việc, bà con người Mày vừa vào rừng làm rẫy. Nhiều người bảo do con nghỉ học nên cho con theo lên rẫy chứ không phải xem tivi, sợ Covid-19 mà trốn vào rừng. Ngày mai, chúng tôi sẽ có báo cáo cụ thể về sự việc này".
Một khu vực người Mày sinh sống (ảnh minh họa).
Cũng liên quan tới thông tin trên, bà Hồ Thị Thoi - Bí thư Đảng uỷ xã Trọng Hóa khẳng định: "Có khoảng 20 người tộc Mày (thuộc dân tộc Chứt) sống ở vùng Lòm, xã Trọng Hóa, Minh Hóa hẹn nhau mang thức ăn, nước uống vào rừng cách chỉ vài cây số để làm mùa lúa vào ngày 5/4. Họ đưa theo con đi vì ở nhà không có ai trông coi".
"Không có chuyện người Mày xem tivi, sợ Covid-19 bỏ vào rừng để trốn. Mùa này là mùa làm nương rẫy, làm xong họ về chứ không phải sợ gì mà trốn vào rừng. Từ trước đến nay trên địa bàn xã chưa có việc bà con sợ dịch bệnh rồi trốn vào rừng", bà Thoi cho biết thêm.
Theo bà Hồ Thị Thoi, sáng 8/4, nhiều hộ vào rừng làm nương rẫy đã về nhà, xã cử người đến tìm hiểu sự việc và họ nói làm xong việc nên về.
Qua điện thoại, ông Đinh Văn Lĩnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa thông tin thêm với Dân Việt: "Chúng tôi đã vào trực tiếp xác minh. Không có việc người Mày vào rừng để trốn dịch bệnh. Họ vào rừng để làm nương rẫy, mang theo thức ăn rồi dựng lán trại ở trong rừng để nghỉ ngơi sau khi làm. Hiện vẫn còn vài người ở lại trong đó để làm nương rẫy và giữ ngô khỏi bị động vật phá".
20 người ở Quảng Bình trốn vào rừng vì sợ Covid-19 Sau khi xem tivi nói về dịch bệnh Covid-19 trên thế giới, 20 người Mày ở bản Lòm (xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình) cùng nhau rời bản vào rừng dựng lán trại sống để trốn dịch. Nhận tin báo việc người dân vào rừng, Bí thư Đảng ủy Hồ Thị Thoi dẫn đoàn công tác của xã cùng Bộ đội...