Quảng Bình: Sạt lở núi đá vôi khiến 3 bản đồng bào Rục bị cô lập
Sáng 8-10, UBND xã Thượng Hóa, huyện rẻo cao Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) cho biết, đường vào đồng bào Rục đang bị sạt lở nghiêm trọng với hàng chục tấn đá từ hai bên mái núi rơi xuống, cô lập khoảng 800 người dân và Đồn Biên phòng Cà Xèng với bên ngoài.
Sạt lở nguy hiểm đường vào đồng bào Rục
Tại hiện trường, ông Trần Xuân Tư, Trưởng bản Ón cho biết, ở khu vực Cua Tay Áo, nơi đỉnh cao nhất của đường vào đồng bào Rục xuất hiện hàng loạt khối đá vôi rơi từ độ cao 30-40m xuống chắn ngang nền đường, gây cô lập 3 bản, không thể thông thương đi lại bình thường.
Video đang HOT
Ông Trần Văn Liệu, một người dân bản Ón cho biết, hiện đất đá vẫn tiếp tục rơi rải rác xuống nền đường. Người dân có việc quan trọng phải nhờ bà con dân bản giúp khiêng xe máy qua vùng sạt lở đá để ra ngoài, rất nguy hiểm.
UBND xã Thượng Hóa đang cho triển khai cắm biển cảnh báo sạt lở nguy hiểm, đồng thời báo cáo lên UBND huyện Minh Hóa chuẩn bị phương tiện giải phóng đá sạt lở khi đá vôi ngừng rơi.
Tiền Giang: Đê bao Tây Ba Rày sạt lở nghiêm trọng
Từ cuối tháng 7/2022 đến nay, thời tiết xấu, mưa lũ kéo dài liên tục kết hợp triều cường đã gây ra sạt lở nghiêm trọng nhiều điểm trên tuyến đê bao Tây Ba Rày qua địa bàn xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Nguy cơ sạt lở tiềm ẩn trong những ngày tới, hết sức nguy hiểm cho người và phương tiện khi qua lại khu vực này.
Theo UBND xã Cẩm Sơn, chỉ trên một đoạn đê bao dài chưa đến 1 km đã xảy ra 5 điểm sạt lở tổng chiều dài hơn 100 m, trong đó có 3 điểm sạt lở mới còn lại 2 điểm sạt lở trong nửa đầu năm 2022 vừa mới khắc phục xong.
Ba điểm sạt lở mới gồm điểm sạt lở dài khoảng 30 m ngang qua khu vực nhà ông Nguyễn Văn Thảo, ấp 1, xã Cẩm Sơn, xảy ra thời điểm cuối tháng 7/2022, khiến một đoạn đê bao bị sụp đổ hoàn toàn xuống sông Ba Rày. Hiện tại, giao thông qua đây bị cắt đứt, ảnh hưởng nghiêm trọng sản xuất và đời sống nhân dân.
Điểm sạt lở mới thứ hai và thứ ba tại ấp II, xã Cẩm Sơn, khu vực trước nhà ông Nguyễn Văn Xiếu và ông Nguyễn Văn Huy (liền kề nhau) vừa mới xảy ra vào các ngày 10/8 và 15/8 vừa qua. Hai điểm sạt lở này có tổng chiều dài khoảng 65 m và cách điểm sạt lở tại khu vực nhà ông Nguyễn Văn Thảo (ấp I, xã Cẩm Sơn) chưa đến 500 m về phía Nam.
Hiện trường tại đây cho thấy, sạt lở khiến toàn bộ nền hạ tuyến đê Tây Ba Rày bị sạt xuống sông, chỉ còn trơ mặt đường bê tông đang có nguy cơ sụp đổ tiếp, rất nguy hiểm cho người và phương tiện khi qua lại khu vực này. Đây là ba điểm sạt lở nghiêm trọng nhất từ đầu năm đến nay trên tuyến đê bao Tây Ba Rày qua địa bàn xã Cẩm Sơn.
Hệ thống đê Tây Ba Rày chạy cặp theo bờ Tây sông Ba Rày kết hợp phát triển giao thông, phòng chống lũ lụt, triều cường bảo vệ vùng trồng cây ăn quả đặc sản rộng hàng ngàn ha, chủ yếu sầu riêng chuyên canh ở phía Nam Quốc lộ 1 của huyện Cai Lậy và thị xã Cai Lậy.
Đáng nói, sạt lở bờ sông Ba Rày tại khu vực này diễn biến rất phức tạp, chưa có dấu hiệu ổn định trở lại.
Theo ông Nguyễn Văn Út, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cẩm Sơn, sạt lở đê bao Tây sông Ba Rày trong thời gian qua diễn biến phức tạp, khó lường, đòi hỏi kinh phí lớn và có giải pháp phù hợp, căn cơ để khắc phục hiệu quả. Do vậy, cần có sự hỗ trợ của tỉnh và huyện về phương án, kinh phí đầu tư, giải pháp thực hiện.
Trước mắt, UBND xã Cẩm Sơn phải đầu tư hàng trăm triệu đồng xử lý những điểm sạt lở nhỏ, làm kè chống sạt lở, nuôi lục bình gây bồi, tạo bãi bồi... Đồng thời, địa phương tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc tích cực trồng cây xanh chắn sóng, chắn gió; nuôi giữ lục bình ven sông hạn chế tác động của sóng gió vừa tạo thêm bãi bồi, cũng như thực hiện các giải pháp hữu hiệu phòng, chống sạt lở, bảo vệ sản xuất và đời sống theo khuyến cáo của ngành chức năng.
Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang) Nguyễn Đức Thịnh cho biết, lãnh đạo Sở, Chi cục và các ngành chức năng đã phối hợp cùng chính quyền địa phương khảo sát thực tế các điểm sạt lở nghiêm trọng mới xảy ra trên tuyến đê bao Tây Ba Rày qua xã Cẩm Sơn. Trên cơ sở đó, khẩn trương lập dự án và triển khai thi công, khắc phục rốt ráo trong những ngày tới, bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản nhân dân, giảm nhẹ thiệt hại khi mùa mưa lũ tại đây đang vào cao điểm.
Trong khi chờ đợi ngành chức năng triển khai các giải pháp xử lý, khắc phục những điểm sạt lở mới này, tạm thời chính quyền địa phương đã cắm biển cảnh báo, hạn chế xe cộ qua lại, phòng tránh sự cố đáng tiếc xảy ra.
Sạt lở đê biển Tây: Nhiều đoạn bị đe dọa nghiêm trọng, khẩn cấp hộ đê Trong 2 ngày qua, triều cường dâng cao kèm theo giông lốc, sóng to, gió mạnh khiến một số đoạn của tuyến đê biển Tây bị sạt lở nghiêm trọng, đe dọa vỡ đê. Liên tiếp trong 2 ngày 11 - 12.7, triều cường dâng cao kèm theo giông lốc, sóng to, gió mạnh đã khiến một số đoạn của tuyến đê biển...