Quảng Bình: Nước lũ lên nhanh, 4 huyện bị chia cắt, ngập gần 35 nghìn ngôi nhà
Mưa lớn kéo dài, nước lũ lên nhanh đã khiến gần 35 nghìn ngôi nhà ở tỉnh Quảng Bình bị ngập sâu trong nước.
Thông tin từ Ban Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu tỉnh Quảng Bình cho biết, những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có mưa to, vùng núi có mưa rất to. Tổng lượng mưa từ 1h ngày 17/10 đến 1h ngày 18/10 ở vùng đồng bằng phổ biến từ 50 – 100 mm; vùng núi phổ biến từ 120 – 220mm, có nơi lớn hơn như: Đồng Tâm 318mm, Minh Hóa 374mm, Trường Sơn 417mm.
Những ngôi nhà của người dân xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy chìm trong biển nước.
Đến 11h ngày 18/10, toàn tỉnh Quảng Bình có gần 35 nghìn hộ dân bị ngập. Nhiều nhất là huyện Lệ Thủy 17.600 nhà, huyện Quảng Ninh 10.448 nhà, thị xã Ba Đồn 3.696 nhà, huyện Minh Hóa 838 nhà, huyện Bố Trạch 814 nhà, thành phố Đồng Hới 200 nhà…
Hiện tại, còn 48 bản/9xã /4 huyện biên giới đang bị chia cắt.
Ông Nguyễn Văn Hoan – Chủ tịch UBND xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh cho biết: “Mưa vẫn rất to, từ sáng sớm chúng tôi phải gấp rút cứu trợ cho bà con. Tính mạng của bà con là trên hết, nên việc cấp bách hiện nay là di chuyển người dân đến chỗ an toàn”.
Video đang HOT
Quốc lộ 12C bị sạt lở.
Nhiều phương tiên khi qua đây đã bị mắc kẹt.
Tại rốn lũ xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, người dân đang hối hả vận chuyển đồ đạc qua nhà phao, và kê cao các vật dụng trong nhà.
Anh Đinh Văn Hòa (thôn Cổ Liêm) cho biết: “Nước lũ vừa mới xuống được 2 ngày thì trời lại mưa to, khiến nước lên tiếp. Lần này, nước lên rất nhanh nên những vật dụng và thực phẩm mới chuyển sang nhà giờ lại phải di chuyển sang nhà phao để tránh bị ngập”.
Ông Trương Thanh Duẩn – Chủ tịch UBND xã Tân Hóa, thông tin: “Từ hôm qua đến sáng nay mưa rất to, nước dâng lên nhanh đã khiến toàn xã ngập nặng, chỗ sâu nhất hơn 4m. Hiện, bà con trong xã đang sống trong nhà phao, lương thực cũng được bà con dự trữ để sống chung với lũ”.
Đê biển xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch bị sạt lở 100m.
Người dân đang dùng bao cát để gia cố đê.
Mưa lũ cũng khiến nhiều tuyến đường giao thông ở Quảng Bình bị chia cắt. Quốc lộ 1A bị tắc tại nhiều vị trí đoạn qua Km673 – Km698, đặc biệt tại Khe Mưng bị ngập sâu 1m. Các tuyến đường tỉnh lộ cũng bị chia cắt, ngập sâu nhiều nơi.
Nhiều đê, kè biển bị sạt lở, như đê biển xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch) bị sạt lở 100m, bờ biển tại Ngư Thủy (huyện Lệ Thủy) bị sạt lở dài 30m.
Tính đến 17/10, đã có 69 người chết và mất tích do mưa lũ miền Trung
Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo TƯ về Phòng chống thiên tai, tính đến ngày 17/10/2020 có 64 người chết, 5 người mất tích do mưa lũ tại miền Trung.
Lực lượng chức năng ứng cứu, sơ tán người dân vùng ngập lụt ở Quảng Trị đến nơi an toàn. Ảnh CAND.
Số người chết: 64 người (tăng 04 người so với ngày 16/10), cụ thể: Quảng Bình 02 người; Quảng Trị 17 người (tăng 01 người); Huế 25 người (tăng 03 người); Quảng Nam 11 người; Đà Nẵng 03 người; Quảng Ngãi 01 người; Gia Lai 01 người, Đắc Lắk 01 người; Lâm Đồng 01 người; Kon Tum 02 người.(Tại Huế cập nhật tình hình công nhân tại Rào Trăng 3: 02 người chết và 15 người mất tích).
Số người mất tích: 05 người, tăng 01 người, cụ thể: Nghệ An 01 người (tăng 01 người); Quảng Trị 02 người; Đà Nẵng 01 người, Gia Lai 01 người.
Tình hình ngập lụt tại Quảng Trị
Những ngày qua, các địa phương khu vực miền Trung liên tiếp xảy ra mưa lũ lớn kéo dài, đặc biệt tại Thừa Thiên Huế và Quảng Trị; nhiều khu vực đã xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất, chia cắt giao thông.
Đã có 84/124 xã bị ngập (lớn nhất tại: Hải Lăng 16/18 xã, Triệu Phong 16/18 xã; Thị xã Quảng Trị 5/5 xã). Tổng số hộ bị ngập: 45.927 hộ/130.701 người.
Đã sơ tán: 8.694 hộ/26.446 người (tại chỗ và tập trung) .
Theo dự báo, khu vực này tiếp tục có mưa lớn trong những ngày tới, nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt sâu trở lại và mất an toàn các hồ đập, nhất là hồ đập nhỏ, xung yếu.
Để chủ động ứng phó, giảm thiệt hại về tính mạng và tài sản của Nhân dân, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt Điện của Thường trực Ban bí thư Trung ương Đảng, các công điện, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đồng thời tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập, khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn.
Bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết. Tổ chức giám sát, vận hành an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, hồ đập đã đầy nước. Bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện kịp thời triển khai cứu hộ, cứu nạn và khắc phục sự cố đê điều, hồ đập, sạt lở... Tuyên truyền, hướng dẫn người dân kỹ năng bảo đảm an toàn, hạn chế rủi ro trong mưa lũ.
Nữ hộ sinh bị nước lũ cuốn trôi trên đường về nhà Trong lúc đi từ trung tâm huyện A Lưới về nhà, nữ hộ sinh ở Huế bị nước lũ cuốn trôi tử vong. Ảnh minh họa Ngày 17/10, UBND huyện A Lưới, Thừa Thiên-Huế, xác nhận trên địa bàn vừa có 1 trường hợp bị lũ cuốn tử vong. Nạn nhân bị lũ cuốn thiệt mạng là bà L.T.N. (nữ hộ sinh công...