Quảng Bình nỗ lực khôi phục sản xuất vụ đông xuân
Cùng với các tỉnh miền trung, Quảng Bình đã trải qua một trận “đại hồng thủy” gây thiệt hại nghiêm trọng.
Để giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, tỉnh đang nỗ lực khôi phục sản xuất vụ đông xuân năm 2020 – 2021. Gần Tết nguyên đán Tân Sửu, bà con nông dân chạy đua với thời gian và thời tiết để có các sản phẩm nông nghiệp phục vụ Tết và tăng thêm thu nhập.
Nông dân phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) trồng rau chuẩn bị cho vụ rau Tết.
Không còn cảnh tiêu điều sau lũ, giờ đây, vùng trồng rau xanh của huyện vùng lũ Lệ Thủy đã khoác lên mầu xanh của rau, hoa các loại. Trên cánh đồng cạnh quốc lộ 1A ở xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy, nông dân không quản mưa rét vẫn ra đồng chăm sóc rau xanh. Ông Lê Văn Quế ở thôn An Định, xã Hồng Thủy, đang bón phân hữu cơ cho ruộng trồng su hào của mình, cho biết, giống được gieo từ hạt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ. Ông gánh bùn đắp lên sân nhà rồi gieo hạt giống. Khi lũ ngoài đồng rút được vài hôm, chờ cho đất vừa ráo là ông đánh luống, lên vạt và đưa giống su hào ra trồng. “Ruộng su hào này gia đình tôi thu hoạch vào dịp Tết. Năm nay lũ lớn, người trồng su hào trên vùng cát Lệ Thủy không nhiều, nên giá cũng cao hơn các năm trước” – ông Quế nói. Chủ tịch UBND xã Hồng Thủy Phạm Minh Huấn cho biết, trong đợt lũ lụt lịch sử, toàn xã thiệt hại hơn 32 tỷ đồng. Nước lũ rút đi, nông dân dọn dẹp vườn tược, bắt tay ngay vào khôi phục sản xuất, đến nay đã trồng và có thu hoạch được sản phẩm rau sạch các loại với diện tích gần 200 ha. Các loại hoa Tết cũng đang đua nhau khoe sắc đón xuân sang. Đồng chí Phạm Minh Huấn cho biết, do mưa rét liên tục nên để các loại hoa cúc, ly, lay-ơn… kịp nở vụ Tết, người trồng phải che chắn gió đông cẩn thận, ban đêm phải thắp điện sưởi ấm cho cây. Nông dân xã Hồng Thủy đang chạy đua để có sản phẩm nông nghiệp phục vụ Tết và có thêm thu nhập.
Tại thị xã Ba Đồn bị thiệt hại lớn, anh Hoàng Nam Doan, tổ dân phố Trường Sơn, phường Quảng Long cho biết, mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng và áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt Israel của anh thiệt hại lớn do lũ. Không thể khoanh tay ngồi nhìn, anh quyết định vay thêm vốn để sửa sang cơ sở vật chất và trồng lại dưa lưới, dưa chuột, hoa và rau. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, hiện hơn 700 gốc dưa lưới đã chuẩn bị cho thu hoạch, nhiều diện tích hoa cúc, hoa đồng tiền cũng kịp xuất bán đúng dịp Tết.
Video đang HOT
Trên cánh đồng phường Quảng Phúc, thị xa Ba Đồn những ngày cuối tháng 1, người dân đang tích cực làm đất, trồng khoai lang. Ông Nguyễn Bình Sự, tổ dân phố Đơn Sa, phường Quảng Phúc cho biết, vụ đông xuân, gia đình trồng 750 m2 khoai lang. So với cây lúa, trồng khoai lang cho hiệu quả kinh tế cao gấp hơn ba lần. Sau khi trồng xong khoai lang, tôi trồng xen giống ngô lai để nâng cao thu nhập trên cùng một diện tích. Không chỉ cây khoai lang ở thị xã Ba Đồn mà kể từ khi sản phảm từ khoai lang là khoai dẻo thành đặc sản của Quảng Bình được khách du lịch yêu thích, tin dùng, giá trị cây trồng này có giá hơn hẳn. Có nhiều hộ gia đình trong tỉnh thu hàng trăm triệu đồng từ trồng cây khoai lang.
Hỗ trợ người dân tái sản xuất
Lệ Thủy là huyện có diện tích lúa đông xuân lớn nhất tỉnh Quảng Bình với khoảng 10.200 ha. Năm nay, do lũ quá lớn nên các giống lúa cất trữ hầu hết bị ướt, hỏng. Nhiều công trình thủy lợi, hệ thống đê điều hư hỏng nặng. Vì vậy, nhiệm vụ tái thiết sản xuất đặt ra hết sức nặng nề đối với địa phương này. Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN – PTNT) huyện Lệ Thủy Nguyễn Văn Vương cho biết, Lệ Thủy là vùng lũ cho nên kinh nghiệm ứng phó và khắc phục hậu quả dù gặp nhiều khó khăn song cũng khá chủ động và linh hoạt để sớm ổn định sản xuất. Huyện kịp thời phân bổ 180 tấn lúa giống, 1,5 tấn hạt rau giống từ nguồn hỗ trợ của Chính phủ cho người dân kịp gieo trồng để có nguồn rau xanh phục vụ đời sống sau lũ và sản xuất vụ đông xuân; đồng thời trên cơ sở đăng ký số lượng giống lúa của nông dân, huyện phối hợp Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Bình cung ứng đến từng khu vực dân cư, với mức trợ giá giống lúa hợp lý, chia sẻ khó khăn với người dân. Về cơ cấu giống, Lệ Thủy chủ động sử dụng các giống lúa chất lượng cao, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thông qua mối liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hoặc từng nhóm nông dân.
Giám đốc Sở NN – PTNT tỉnh Quảng Bình Mai Văn Minh cho biết, cùng với một lượng giống cây trồng được Chính phủ, Bộ NN – PTNT hỗ trợ, tỉnh Quảng Bình trích 10 tỷ đồng từ Quỹ cứu trợ của tỉnh và huy động từ các nguồn khác hàng chục tỷ đồng để mua hơn 1.500 tấn giống lúa theo đúng chủng loại và cơ cấu giống của địa phương cung ứng kịp thời cho sản xuất. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân trong tỉnh xuống giống cơ bản hoàn thành gần 30.000 ha lúa đông xuân theo kế hoạch. Sau đợt lũ lớn, đồng ruộng được thau chua rửa mặn, sâu bệnh và chuột cũng bị cuốn trôi, đồng ruộng được bồi thêm lớp phù sa, hứa hẹn mang lại sự sinh trưởng tốt cho cây trồng. Sở NN – PTNT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bám cơ sở để hướng dẫn, vận động các xã, hợp tác xã và người dân xây dựng phương án phòng trừ dịch hại ngay từ đầu vụ, chú trọng các biện pháp phòng trừ theo hướng an toàn sinh học, thân thiện với môi trường; áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất và sản lượng cây trồng.
Cái khó nhất hiện nay là sau lũ, Quảng Bình có hơn 120 ha ruộng bị đất cát vùi lấp không thể phục hồi để trồng lúa và hoa màu. Sở NN – PTNT tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các địa phương hỗ trợ người dân chuyển đổi diện tích ruộng lúa bị vùi lấp sang đào ao nuôi cá, còn những ruộng màu thì trồng thử nghiệm bí ngô.
Mới đây, kiểm tra tình hình tái thiết sản xuất tại Quảng Bình, Thứ trưởng Bộ NN – PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá cao những nỗ lực của ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương và bà con nông dân. “Từ nguồn hỗ trợ giống cây, con của Trung ương, Quảng Bình phân bổ kịp thời và chỉ đạo phục hồi, tái thiết sản xuất có hiệu quả. Nông nghiệp tỉnh Quảng Bình có sự phục hồi tốt. Đặc biệt, ngay sau mưa lũ, bà con có rau xanh để sử dụng trong bữa ăn hằng ngày và có thu nhập từ rau xanh, đây là kinh nghiệm cần được nhân rộng ở các địa phương khác” – Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.
ồng hành, hỗ trợ người dân vùng lũ
Chưa năm nào, dải đất miền trung phải chịu thiệt hại do thiên tai nặng nề như năm nay. Trong hoạn nạn, khó khăn, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của người dân Việt Nam đã được phát huy cao độ.
Ủy ban MTTQ Việt Nam đã trở thành cầu nối những tấm lòng thiện nguyện. Những người làm công tác Mặt trận các cấp luôn có mặt ở mọi nơi để đồng hành, hỗ trợ người dân vùng lũ vượt qua khó khăn, vươn lên tạo dựng lại cuộc sống.
Lãnh đạo MTTQ tỉnh Quảng Bình trao quà tặng người dân xã biên giới Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy.
Cứu dân nơi "rốn lũ"
Nhiều ngày qua, Chủ tịch MTTQ xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) Võ Văn Thông thường trở về nhà khi đã muộn; còn bữa trưa có khi chỉ là chiếc bánh chưng hoặc gói mì tôm được cứu trợ ngay tại trụ sở xã. Trong hai đợt lũ lớn vừa qua, ông Thông cùng nhiều cán bộ xã Sơn Thủy luôn có mặt ở các khu vực ngập sâu, gió lớn để cứu dân. Trước mùa mưa lũ, ông Võ Văn Thông chủ động kết nối, kêu gọi nhiều người chung tay mua một chiếc thuyền bằng nhôm để di chuyển trong lũ lụt. Nhờ có chiếc thuyền, công tác cứu hộ tại chỗ của xã Sơn Thủy chủ động và hiệu quả hơn hẳn các trận lũ trước. Trong tổng số 1.500 hộ ngập sâu thì nguy hiểm nhất là ở "rốn lũ" Vinh Quang, hầu hết nước đã ngập tới mái nhà, sóng cao như ở biển. Nguy hiểm là vậy song nhờ có phương tiện, lại chủ động nhân lực ứng phó tại chỗ, kết hợp với lực lượng cứu hộ của Bộ đội Biên phòng tỉnh và Công an huyện Lệ Thủy, tính mạng người dân trong xã bảo đảm an toàn tuyệt đối. Ông Ngô Thanh, ở thôn Vinh Quang, xã Sơn Thủy cho biết: "Hai vợ chồng với đứa cháu nội ngồi trên tra (gác) nhà rồi, nhưng nước lên nhanh quá nên phải dỡ ngói chui ra kêu cứu. Thuyền cứu hộ của Mặt trận xã đã đưa chúng tôi đến nơi an toàn. Ở đó, các đoàn tình nguyện hỗ trợ cơm, nước uống nên chúng tôi thấy rất an lòng".
Tại các điểm tập trung người đến sơ tán tránh lũ, cùng với số mì tôm chuẩn bị từ trước, để người dân không bị đói, rét, thông qua mạng xã hội, ông Võ Văn Thông đã kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng. Vì vậy, bà con đã nhận được sự cứu trợ, giúp đỡ từ các đoàn thiện nguyện và nhân dân các vùng lân cận với tinh thần "một miếng khi đói bằng một gói khi no". Chủ tịch MTTQ huyện Lệ Thủy Ninh Thị Hòa cho biết, từ khi nước bắt đầu dâng cao, huyện đã chủ động sử dụng nguồn lực tại chỗ để hỗ trợ người dân những khu vực ngập sâu, các điểm sơ tán người tập trung. Sau đó, nhiều đoàn thiện nguyện tổ chức các chuyến xe chở cơm, bánh chưng, mì tôm, nước uống tập kết ở ngã ba Cam Liên, xã Cam Thủy, từ đó huyện vận động các chủ thuyền nan, ca-nô chuyển tới từng gia đình đang tránh lũ trên các gác nhà. MTTQ huyện Lệ Thủy lập ban cứu trợ để tiếp nhận, phân bổ các suất quà đến tay người dân vùng lũ.
Cũng như ở vùng lũ Lệ Thủy, những cồn bãi giữa sông Gianh thường bị nước lũ nhấm chìm sâu và cô lập nhiều ngày, vì thế việc cứu trợ kịp thời về lương thực cho người dân luôn được chính quyền và các cấp Mặt trận của thị xã Ba ồn chủ động ngay từ khi bước vào mùa mưa lũ. Phó Chủ tịch MTTQ thị xã Ba ồn Trần Thị Tuyết Lan cho biết, để giúp người dân vùng lũ, trong những ngày qua, các cán bộ làm công tác Mặt trận thị xã đã nỗ lực chuyển hàng cứu trợ trao tận tay các hộ dân ở vùng cồn bãi dọc sông Gianh. "Giữa mưa to, nước lớn, chúng tôi làm việc hết công suất để người dân không bị đói, khát. Nhìn cảnh bà con trú, tránh lũ trên nóc nhà, bốn bề nước dâng cao chảy xiết, cái ăn cái uống thiếu thốn mà chảy nước mắt, chỉ mong thiên tai mau qua để người dân bớt khổ" - chị Lan chia sẻ.
Về với bà con Vân Kiều
Những ngày này, Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Trị tranh thủ từng giờ để kịp phân phối hàng hóa, nhu yếu phẩm các nơi gửi về cứu trợ, hỗ trợ người dân các xã vùng lũ. Từ ngày 7 đến 22-10, tỉnh Quảng Trị có mưa lớn với tổng lượng mưa đo được đến 3.500 mm gây liên tiếp năm trận lũ lịch sử khiến 98 trong tổng số 124 xã, phường, thị trấn của tỉnh bị ngập lụt, chia cắt. Mưa lũ tại Quảng Trị làm 54 người chết, 25 người bị thương; hơn 61 nghìn ngôi nhà với gần 194 nghìn người bị ảnh hưởng nghiêm trọng của lũ lụt.
Trong thời gian lũ lụt, Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Trị đã kịp thời tập hợp lực lượng thực hiện công tác cứu trợ, hỗ trợ nhân dân. Ngày 27-10, đường vào xã Hướng Việt của huyện miền núi Hướng Hóa bắt đầu được giải phóng bước một sau vụ lở núi, làm Hướng Việt bị cô lập 10 ngày trước đó, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Trị ào Mạnh Hùng cùng đoàn công tác lập tức đưa 15 tấn gạo và 300 triệu đồng đến Hướng Việt cứu trợ khẩn cấp trong sự chờ đợi, hạnh phúc của người dân tộc thiểu số Vân Kiều. Không riêng xã Hướng Việt, nhiều địa phương tại Quảng Trị bị lũ lụt cô lập, thiệt hại nặng, cán bộ Mặt trận đều sớm có mặt để kịp thời chia sẻ khó khăn với nhân dân. ồng chí ào Mạnh Hùng cho biết, trong thiên tai, Mặt trận thể hiện nổi bật vai trò tập hợp khối đoàn kết của mình, hướng về người dân với những việc làm thiết thực. Trước hết với phương châm ứng phó bốn tại chỗ, Mặt trận đã vận động các lực lượng xung kích kịp thời ứng cứu các vùng xung yếu trước khi được lực lượng chuyên nghiệp bên ngoài vào cứu hộ; khuyến khích các đoàn thể, tổ chức chính trị địa phương cung ứng thực phẩm, nấu cơm, phát nước cho người dân vùng lũ. Với những vùng bị lũ chia cắt giao thông, Ủy ban MTTQ tỉnh tập trung hàng hóa, lập cầu cứu trợ bằng dây thừng, cầu tạm để đưa qua điểm chia cắt, kịp tiếp tế lương thực cho nhân dân, quyết tâm không để một hộ dân nào thiếu đói, không có nơi trú ẩn; cũng như quan tâm thăm hỏi động viên các gia đình thiệt hại do mưa lũ; các trường học, trạm y tế, các lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn để họ thêm vững tâm vượt qua những khó khăn ban đầu.
Phát huy vai trò của mình, MTTQ tỉnh Quảng Trị kịp thời thông tin tình hình thiệt hại và kêu gọi các tổ chức, nhà hảo tâm trong nước và nước ngoài chia sẻ khó khăn với nhân dân. Cùng với sự quan tâm của Chính phủ, bộ, ban, ngành, các đoàn thể Trung ương, các doanh nghiệp, đến nay tỉnh Quảng Trị đã tiếp nhận hơn 520 đoàn cứu trợ với tổng trị giá vật chất hỗ trợ khoảng 80 tỷ đồng (đã chuyển về tài khoản của cơ quan hơn 50 tỷ đồng) trong đó hàng hóa hiện vật khoảng 10 tỷ đồng.
Hỗ trợ sinh kế cho người dân
Gần một tháng sau lũ, cuộc sống của gia đình bà Phan Thị Quế, thôn Yên Khánh, xã Cẩm Vịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dần trở lại bình thường. Nhìn thấy chú bò giống gặm cỏ trong chuồng, bao lo lắng của bà Quế dường như đã được trút bỏ. Nguồn tư liệu sản xuất quý giá do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Hà Tĩnh II trao tặng mang đến gia đình bà Quế và những nông dân nghèo vùng lũ động lực, điều kiện vươn lên, từng bước khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống. "Ngoài bò giống, gia đình chúng tôi nhận được sự hỗ trợ kịp thời về tinh thần lẫn vật chất của chính quyền và cộng đồng xã hội. Từ số tiền hỗ trợ nhận được, trong vài ngày tới gia đình tôi sẽ mua thêm lợn giống, gà, vịt để tái đàn khôi phục sản xuất" - bà Quế cho biết. Gia đình bà Phan Thị Quế là một trong 35 hộ dân đầu tiên trên địa bàn nhận được bò giống từ chương trình trao sinh kế giúp hộ nghèo "tâm lũ" vươn lên do Ngân hàng Agribank Hà Tĩnh II phát động.
Theo Chủ tịch MTTQ xã Cẩm Vịnh Nguyễn Trọng Ty, những ngày này, khi công tác tiếp nhận và phân bổ hàng cứu trợ đã cơ bản hoàn thành, cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung rà soát thiệt hại, phân loại đối tượng bị ảnh hưởng do mưa lũ để báo cáo cấp trên làm cơ sở hỗ trợ người dân theo quyết định của UBND tỉnh. Chủ tịch MTTQ huyện Cẩm Xuyên Nguyễn Thanh Long cho biết thêm, bên cạnh việc ưu tiên rà soát các hộ thiệt hại về sinh kế để hỗ trợ cây, con giống kịp cho bà con sản xuất vụ đông, MTTQ các cấp đang tập trung huy động nguồn lực để hỗ trợ kinh phí sửa chữa, làm lại nhà ở cho các gia đình bị thiệt hại nặng.
Theo số liệu tổng hợp, đến chiều 12-11, thông qua MTTQ tỉnh Quảng Bình, có 213 cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã ủng hộ tiền, hàng hóa giúp địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ với tổng trị giá hơn 78,5 tỷ đồng. Từ số tiền đó, MTTQ tỉnh Quảng Bình đã hỗ trợ bước đầu cho 101 gia đình có nhà bị sập với mức 40 triệu đồng/nhà; thăm các gia đình có người bị chết trong mưa lũ; hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số. Phó Chủ tịch MTTQ tỉnh Quảng Bình Hoàng Văn Minh cho biết: Cùng với việc kết nối, giới thiệu địa chỉ cho các tổ chức, cá nhân thiện nguyện đến thăm, chia sẻ khó khăn với người dân, Mặt trận các cấp trong tỉnh đang tích cực vận động nhân dân trong tỉnh chung tay giúp đỡ để các hộ gia đình gặp hoạn nạn khắc phục khó khăn, như vận động các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân tặng sổ tiết kiệm, tặng vật liệu xây dựng. Ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, bản Sắt có 34 hộ dân tộc thiểu số phải di dời khẩn cấp vì bản ngập lụt lâu ngày và nguy cơ bị sạt lở núi cao. Lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh đã khảo sát tình hình, dự kiến đề xuất UBND tỉnh Quảng Bình trích quỹ cứu trợ làm nhà cho cả bản ở khu vực an toàn hơn. "Khi cuộc sống ở giai đoạn đầu sau lũ lụt tạm ổn, MTTQ tỉnh Quảng Bình sẽ cân đối lại các quỹ từ thiện để có kế hoạch hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số bằng cách tặng bò giống, lợn giống, cây giống để người dân sản xuất, tạo dựng lại cuộc sống" - ông Hoàng Văn Minh nhấn mạnh.
Quảng Bình khen thưởng các ngư dân cứu người trong lũ Ngày 28-10, UBND huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) cho biết, lãnh đạo huyện này vừa có quyết định khen thưởng thành tích đột xuất cho 123 chủ thuyền đánh cá ở xã Ngư Thủy và Ngư Thủy Bắc có thành tích trong công tác cứu hộ, cứu nạn trong đợt lũ lụt lịch sử vừa qua. Ngư dân xã Ngư Thủy dùng thuyền...