Quảng Bình: Huy động tổng lực để ứng phó với mưa lũ
Chiều 22/10, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Bình về công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả mưa lũ và kế hoạch triển khai ứng phó bão số 8.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Bộ phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Quảng Bình – Ảnh: VGP/Lưu Hương
Tại buổi làm việc, ông Trần Công Thuật, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa qua, để ứng phó với mưa lũ, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức di dời hơn 32.250 hộ dân ra khỏi vùng ngập lụt, vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn. Hiện, số hộ dân đã quay về nhà sau khi lũ rút là hơn 14.600 hộ.
Đến trưa 22/10, mặc dù lũ đã rút mạnh nhưng toàn tỉnh vẫn còn gần 32.000 nhà dân đang bị ngập lụt. Theo thống kê thiệt hại ban đầu, mưa lũ đã làm 8 người chết, 44 người bị thương; gần 10 km đường giao thông, kênh mương bị sạt lở, hư hỏng nghiêm trọng với khối lượng hơn 60.000 m3.
Ngay trong mưa lũ, chính quyền các địa phương, nhất là bộ đội, công an đã phát huy vai trò nòng cốt, chủ động huy động lực lượng, phương tiện cơ động tiếp cận các vùng trọng điểm ngập lụt để cứu giúp người dân. Công tác tiếp nhận, phân bổ hàng cứu trợ của các tổ chức, cá nhân trên cả nước cũng đang được gấp rút triển khai để hỗ trợ kịp thời cho người dân vượt qua khó khăn do mưa lũ.
Video đang HOT
Hiện tại, tranh thủ khi nước lũ đang rút, chính quyền các cấp trong tỉnh đang tập trung chỉ đạo người dân tập trung vệ sinh nhà cửa với tinh thần “lũ rút đến đâu làm vệ sinh đến đó”. Mặt khác, huy động các lực lượng khắc phục nhanh sự cố, thiệt hại nhằm bảo đảm giao thông, hệ thống điện, thông tin liên lạc hoạt động, kết nối trở lại; chuẩn bị giống cây lương thực, rau màu để hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất sau lũ; triển khai ngay công tác phòng, chống dịch bệnh…
Để chủ động ứng phó với bão số 8, tỉnh Quảng Bình đang tập trung triển khai các phương án với nhiều kịch bản khác nhau để vừa ổn định đời sống cho người dân, vừa phát huy hiệu quả khi mưa bão.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã ghi nhận và đánh giá cao tính chủ động của các cấp chính quyền, người dân Quảng Bình trong công tác ứng phó với thiên tai, mưa lũ.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh: Thời gian tới, Quảng Bình cần huy động tổng lực để tập trung ứng phó hiệu quả với diễn biến mưa lũ, trong đó các lực lượng công an, bộ đội phát huy tối đa vai trò nòng cốt; kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng trọng điểm ngập lụt, vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất; đánh giá, triển khai các phương án bảo đảm an toàn hệ thống hồ đập; chủ động tiếp nhận, phân phối hàng cứu trợ kịp thời, bảo đảm không để một người dân nào bị thiếu đói, rét; bảo đảm tuyệt đối an toàn cho lực lượng cơ động ứng cứu người dân, đồng thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo đảm an toàn cả trước, trong và sau bão lũ; chủ động phòng, chống dịch bệnh cả đối với người lẫn gia súc, gia cầm…
Quảng Bình huy động lực lượng tiếp cận các vùng trọng điểm ngập lụt để cứu giúp người dân – Ảnh: VGP/Lưu Hương
Sáng cùng ngày, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã đi kiểm tra công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả mưa lũ tại huyện Lệ Thủy. Tại huyện Lệ Thủy, thời điểm mưa lũ ngập sâu nhất ghi nhận tại địa phương là gần 5 m, vượt các đỉnh lũ trước đây, khiến tất cả các xã, thị trấn trên toàn huyện bị ngập, trong đó có khoảng 32.000 hộ ngập sâu từ 1 m đến hơn 2 m. Huyện đã huy động tất cả lực lượng, phương tiện hỗ trợ di dời dân khỏi vùng trọng điểm ngập lụt đến nơi an toàn, cao điểm có lúc di dời 1.600 hộ dân.
Để kịp thời ứng cứu người dân khi ngập lụt, huyện Lệ Thủy đã thành lập 2 điểm tập kết hàng cứu trợ, kịp thời cấp phát cho dân. Bằng nỗ lực cố gắng của các lực lượng, nhất là công an, quân đội, hầu hết người dân bị lũ cô lập trên địa bàn huyện đã nhận được lương thực, thực phẩm, nước uống. Hiện, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục nỗ lực, gấp rút tiếp nhận, vận chuyển hàng cứu trợ về cho người dân.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT yêu cầu Quảng Bình nói chung và huyện Lệ Thủy cần tập trung tất cả các lực lượng, huy động tối đa phương tiện để kịp thời cứu trợ, không để dân thiếu ăn, thiếu uống; tổ chức tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ bảo đảm hợp lý để vừa đến tay người dân nhưng vẫn an toàn cho người đi cứu trợ; nhanh chóng giúp dân ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất.
Trước mắt, địa phương cần chủ động các phương án ứng phó với bão số 8 một cách cụ thể nhất; động viên nhân dân tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau vượt qua khó khăn.
Đà Nẵng hỗ trợ 6 tỷ đồng tới 3 địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ
TP Đà Nẵng đã quyết định trích nguồn kinh phí hỗ trợ cho Quảng Bình, Quảng Trị và Hà Tĩnh, mỗi tỉnh 2 tỷ đồng để khắc phục hậu quả mưa lũ.
Tỉnh Quảng Trị bị ngập lụt nghiêm trọng.
Ngày 20/10, Thành ủy Đà Nẵng đã phát động ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Theo đó, trước các thiệt hại tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Hà Tĩnh, thành phố Đà Nẵng quyết định trịch nguồn kinh phí hỗ trợ mỗi tỉnh 2 tỷ đồng để khắc phục hậu quả mưa lũ.
Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã thống nhất chủ trương dừng tất cả các hoạt động, sự kiện chưa cần thiết trong thời điểm hiện nay, trong đó có các chương trình văn hóa, văn nghệ chào mừng đại hội và các hoạt động khác để dành nguồn kinh phí này ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả thiên tai.
Tại phiên trù bị Đại hội Đại biểu lần thứ XXII Đảng bộ thành phố, nhiệm kỳ 2020-2025, diễn ra vào chiều 20/10, Đoàn Chủ tịch Đại hội tiếp tục phát động, kêu gọi các đại biểu, cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố tiếp tục ủng hộ kinh phí, hàng hóa, vật chất... để hỗ trợ đồng bào, chiến sĩ miền Trung vượt qua khó khăn trước mắt, sớm khắc phục thiệt hại, ổn định cuộc sống.
Trước đó, thành phố đã hỗ trợ tỉnh Quảng Nam 12 tỷ đồng, tỉnh Thừa Thiên Huế 2 tỷ đồng khắc phục hậu quả do bão số 5 gây ra. Thành phố cũng đã hỗ trợ gia đình cán bộ, chiến sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ tại huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) với số tiền 500 triệu đồng.
Lũ ở Quảng Bình nguy cơ vượt mốc "đại hồng thủy" năm 1979 Gần 35.000 nhà dân ở Quảng Bình bị ngập cục bộ, có nơi nhà bị ngập sâu tới 4m. Nước từ thượng nguồn vẫn đang đổ về ào ạt khiến vùng hạ lưu sông Gianh đặt ở mức báo động, địa phương này đứng trước nguy cơ vượt mốc cơn "đại hồng thủy" năm 1979. Clip: Vùng "rốn lũ" Tân Hóa, huyện Minh...