Quảng Bình: Doanh nghiệp bất động sản trầy trật tiến độ
Sau 2 năm được giao mặt bằng, dự án Khu nhà ở thương mại tại thị trấn Kiến Giang và xã Liên Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) vẫn ngổn ngang, nhà đầu tư còn nợ ngân sách Nhà nước hơn 225 tỷ đồng.
Quảng Nam: Dự án Cồn Ba Xã có dấu hiệu chậm tiến độ
Dự án Khu nhà ở thương mại tại thị trấn Kiến Giang và xã Liên Thủy (huyện Lệ Thủy) nằm ở vị trí đắc địa ngay trung tâm huyện Lệ Thuỷ. Dự án này được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu vào tháng 9/2018 với tổng mức đầu tư 460,6 tỷ đồng, có tổng diện tích sử dụng đất 9,9ha.
Dự án Khu nhà ở thương mai tại huyện Lệ Thủy vẫn còn ngổn ngang
Trong đó, diện tích đất ở mới là 52.219 m2 (chiếm 54,5% tổng diện tích), được phân thành 10 khu với các chức năng đất ở phân lô dạng nhà ở liền kề, đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ và phân lô dạng nhà ở biệt thự. Diện tích còn lại gồm 37.050 m2 đất giao thông; 1.535 m2 đất xây dựng nhà ở văn hoá, 2.917 m2 đất xây dựng trường mầm non và một số hạng mục khác…
Dự án do Công ty TNHH Xây dựng Minh Tiến (trụ sở tại Quảng Bình) thực hiện thông qua hình thức liên danh hồ sơ với Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú CIC (trụ sở tại Hà Nội). Thời gian thực hiện trong vòng 42 tháng, dự kiến hoàn thành vào tháng 02/2022, riêng thời gian đầu tư hạ tầng kỹ thuật là 18 tháng.
Tuy nhiên, sau hơn 2 năm được giao đất, chủ đầu tư mới chỉ thi công xong phần san nền và đúc một số ống cống thoát nước. Các hạng mục quan trọng khác như đường giao thông, công viên, cây xanh… vẫn chưa được triển khai.
Video đang HOT
Sau 2 năm, chủ đầu tư mới chỉ thi công xong phần san nền
Bên cạnh thi công chậm tiến độ, tại Kết luận thanh tra số 220/KL-TTr, ngày 28/3/2022 của Thanh tra tỉnh Quảng Bình còn cho thấy, nhà đầu tư chưa nộp hơn 223 tỷ đồng tiền sử dụng đất. Ngoài ra, liên danh Công ty TNHH Xây dựng Minh Tiến và Công ty cổ phần Đầu tư CIC chưa nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định, số tiền phải nộp là hơn 1,8 tỷ đồng.
Thanh tra tỉnh yêu cầu Liên danh Công ty TNHH Xây dựng Minh Tiến và CTCP Đầu tư CIC phối hợp với Cục thuế và các ngành có liên quan để thực hiện nộp số tiền nói trên. Đồng thời đề nghị Sở Xây dựng báo cáo UBND tỉnh chấm dứt hợp đồng và thu hồi dự án theo quy định, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo Tổ giúp việc, phòng Đô thị hạ tầng và Kinh tế xây dựng thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong việc tham mưu thực hiện các dự án khu nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Ông Phan Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, sau khi nhận được kết luận và đề xuất hướng xử lý từ Thanh tra tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Cục Thuế, UBND huyện Lệ Thủy và liên danh Công ty TNHH Xây dựng Minh Tiến – Công ty cổ phần Đầu tư CIC cùng các đơn vị liên quan, căn cứ chức năng, nhiệm vụ khẩn trương thực hiện các nội dung kiến nghị tại Kết luận của Thanh tra tỉnh và báo cáo kết quả về UBND tỉnh, để UBND tỉnh có hướng xử lý.
“Quan điểm của tỉnh là luôn ủng hộ, đồng hành cùng doanh nghiệp tuy nhiên, địa phương cũng nghiêm túc chấn chỉnh những dự án chậm tiến độ, không thực hiện đúng nghĩa vụ và các chính sách liên quan đến pháp luật”, ông Hùng khẳng định.
Giá bất động sản sẽ thế nào trong những quý cuối năm?
Theo VNDirect, các chủ đầu tư có thể sẽ gặp thách thức trong việc huy động vốn trong vài quý tới.
Do đó, hoạt động bán hàng có thể sẽ được đẩy mạnh trong khi mở rộng quỹ đất sẽ chậm lại, giúp giá nhà đất hạ nhiệt trong các quý còn lại của năm.
Trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã từng bước hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, nông nghiệp, ... và giảm tỷ lệ cho vay đối với lĩnh vực bất động sản.
Thông tư 22/2019/TT-NHNN có hiệu lực từ năm 2020 yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung, dài hạn xuống còn 34% từ T10/21 và 30% từ T10/22.
Do đó, tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực bất động sản đã chậm lại từ 26% năm 2018 xuống còn 12% năm 2021 và có thể giảm xuống 9-10% năm 2022.
Vào tháng 4 năm nay, để hạn chế đầu cơ bất động sản, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng giám sát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản và hạn chế tín dụng đối với đầu tư bất động sản cao cấp, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng và đầu cơ bất động sản.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng yêu cầu cần giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp do rủi ro vi phạm phát hành và đấu giá quyền sử dụng đất.
Theo nghiên cứu của Chứng khoán VnDirect, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản chiếm 40% tổng giá trị phát hành trong quý I/2022, với mức tăng trưởng lên tới 73,1% và 25,2% so với cùng kỳ trong năm 2021 và quý I/2022.
(ảnh VNDirect Research).
CTCP Chứng khoán VNDirect nhận định, ngành bất động sản đang đối mặt với nhiều thách thức làm ảnh hưởng đến triển vọng ngành. Cụ thể, lãi suất tăng ảnh hưởng đến quyết định mua nhà, giá vật liệu tăng có thể làm tăng giá nhà ở và thắt chặt các khoản vay ngân hàng vào lĩnh vực bất động sản, giám sát chặt chẽ hơn trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).
Theo VNDirect, các chủ đầu tư có thể sẽ gặp thách thức trong việc huy động vốn trong vài quý tới. Do đó, hoạt động bán hàng có thể sẽ được đẩy mạnh trong khi mở rộng quỹ đất sẽ chậm lại, giúp giá nhà đất hạ nhiệt trong các quý còn lại của năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bất động sản có quỹ sản phẩm sẵn sàng bán lớn và bảng cân đối tài chính lành mạnh sẽ vẫn có mức tăng trưởng lợi nhuận ổn định trong 2022 - 2023. Về lâu dài, triển vọng thị trường vẫn tích cực.
Các chuyên gia cho rằng, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản sẽ bị kiểm soát chặt chẽ. Trong bối cảnh thắt chặt tín dụng vào lĩnh vực bất động sản và giám sát chặt chẽ hoạt động phát hành TPDN, các chủ đầu tư Việt Nam có thể sẽ gặp thách thức trong việc huy động vốn trong vài quý tới.
Việc thắt chặt tín dụng, cũng được các chuyên gia kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ chứng kiến xu hướng phục hồi nguồn cung trong năm 2022, khi các chủ đầu tư sẽ tập trung đẩy mạnh hoạt động bán hàng để cải thiện dòng tiền.
Tại tọa đàm dự báo về kinh tế 2022 -2023, CEO FiinGroup Nguyễn Quang Thuân thừa nhận, ngành bất động sản không hồi phục ngoài nguyên nhân mang tính chu kỳ, còn lý do khác đó là 2 năm không làm được dự án do đại dịch, thiếu nguồn tiền và hiện nay lại gặp thách thức lớn khi bị siết tín dụng, mặc dù cầu về bất động sản vẫn rất lớn.
"Có doanh nghiệp không huy động được vốn thì vẫn sống được 10 năm nữa, nhưng có những doanh nghiệp nếu không cho huy động vốn thì chỉ 6 tháng sau sẽ không còn tồn tại được nữa nếu nhìn dưới góc độ dòng tiền", ông Thuân nhấn mạnh.
Khó khăn của ngành bất động sản theo ông Thuân sẽ có tác động đến một số ngành liên quan bao gồm: xây dựng và vật liệu xây dựng, đặc biệt là ngành ngân hàng...
Dẫn thêm số liệu từ ngân hàng Nhà nước, vị chuyên gia này cho hay dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản chỉ chiếm khoảng 8% tổng dư nợ nền kinh tế, nhưng cho vay người mua nhà cao, tổng cộng khoảng hơn 2 triệu tỷ đồng (tỷ trọng 19 - 20% tổng dư nợ hệ thống). Cùng với trái phiếu, rủi ro (nếu có) sẽ là vỡ nợ chéo.
"Ngành ngân hàng, tài chính vẫn phát triển tốt qua tâm dịch Covid-19, nhưng những khó khăn của ngành bất động sản hiện đối mặt có thể làm thay đổi bức tranh của ngành ngân hàng trong 2-3 năm tới đây.
Do đó, những thay đổi về chính sách cần tính đến những tác động tới hai ngành trụ cột của nền kinh tế: bất động sản và ngân hàng cũng như những tác động mang tính dây chuyền tới thị trường tài chính nói chung và các ngành liên quan của Việt Nam.
Ở nước ta hiện có sự liên thông rất lớn giữa thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu, tín dụng ngân hàng và thị trường chứng khoán/cổ phiếu", ông Thuân nhấn mạnh.
Đề nghị chấn chỉnh đấu giá các khu đất "vàng" Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa đề nghị các địa phương tập trung chấn chỉnh việc đấu giá quyền sử dụng đất, nhất là những khu đất "vàng". Khu đô thị mới Thủ Thiêm. (Ảnh: PLO) Thời gian qua, việc giao đất và cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất...