Quảng Bình: Các bệnh viện ngập sâu, công tác khám, chữa bệnh gặp khó khăn
Ngày 20/10, Sở Y tế Quảng Bình cho biết, nhiều bệnh viện tuyến huyện trong tỉnh bị nước ngập sâu nên công tác khám điều trị bệnh cho người dân gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều thiết bị y tế nặng khó di dời đã bị ngâm nước, hư hỏng.
Ở Bệnh viện huyện Lệ Thủy, xe cấp cứu và nhiều trang thiết bị bị ngập, hư hỏng.
Mưa lũ phức tạp những ngày qua đã gây ngập và cô lập nhiều bệnh viện tại Quảng Bình, điều này đang gây khó khăn không nhỏ cho công tác khám chữa bệnh và điều trị cho các bệnh nhân.
Theo ghi nhận, lối đi vào cổng bệnh viện bị ngập sâu hơn 2m, trung tâm phát điện của bệnh viện cũng đã bị ngập. Toàn bộ tầng 1 đã bị chìm trong nước, trong đó có các khoa Khám bệnh – Cấp cứu, Dinh dưỡng, Kiểm soát nhiễm khuẩn, khoa Sản, kho Dược… Ngoài ra, hệ thống xe cứu thương cũng bị ngập nước nhiều ngày nay.
Theo lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa huyện Lệ Thủy, bệnh viện đã bị cô lập hoàn toàn 5 ngày qua. Ekip trực toàn viện khoảng hơn 50 người đều phải ở lại bệnh viện. Không có nhân viên y tế thay thế vì mọi nẻo đường đều bị ngập sâu, chia cắt nên không thể di chuyển được.
Video đang HOT
Việc bị ngập cũng đang gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác khám chữa bệnh. Hiện phía bệnh viện đã đưa tất cả các bệnh nhân ở tầng 1 di chuyển lên các tầng trên an toàn. Khó khăn nhất là việc bệnh viện mất toàn bộ hệ thống điện lưới và máy phát điện bị hỏng, nên toàn bộ hệ thống máy xét nghiệm, siêu âm, chụp phim đều bị ngưng trệ – Báo daidoanket.vn thông tin.
Báo nhân dân cho biết, Bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới, Bệnh viện đa khoa huyện Quảng Ninh đều bị ngập lụt, nặng nhất là Bệnh viện đa khoa huyện Lệ Thuỷ, Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình, nước lũ lên cao gần hết tầng một.
Các bệnh viện đã khẩn trương vận chuyển trang thiết bị, cơ sở vật chất, giường bệnh lên tầng trên và nỗ lực khắc phục khó khăn để duy trì các hoạt động chuyên môn. Tuy nhiên, một số máy móc có trọng lượng nặng không thể chuyển lên tầng cao nên đang trong tình trạng bị ngập sâu, hư hỏng nhiều.
Bác sĩ Hồ Văn Tiến, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Quảng Ninh cho biết, khu tầng một bệnh viện bao gồm phòng chiếu chụp X-Quang, phòng mổ, khoa khám bệnh, khoa hồi sức tích cực và chống độc và nhiều khoa phòng quan trọng khác bị nước lũ nhấn chìm. 25 nhân viên y tế đang căng mình vừa khám, chữa bệnh vừa di chuyển một số trang thiết bị máy móc của phòng mổ, thuốc men, nhiều sổ sách giấy tờ và rất nhiều trang thiết bị khác lên khu vực tầng hai.
Nhưng do nước lũ lên nhanh, hệ thống máy chụp X-Quang không vận chuyển kịp bây giờ có nguy cơ hư hỏng lớn. Do mất điện nên hệ thống máy xét nghiệm, siêu âm và hệ thống phần mềm quản lý bệnh nhân bị tê liệt hoàn toàn. Hiện, việc cung ứng thuốc cho bệnh nhân vẫn được bảo đảm.
Thời tiết trở mùa và mưa lũ kéo dài nên cơ sở khám chữa bệnh nào cũng đông bệnh nhân. Bệnh viện đa khoa khu vực bắc Quảng Bình đang điều trị cho 458 bệnh nhân. Trong khi đó, nhiều người hết bệnh nhưng không thể trở về nhà vì ngập lụt nên cũng xin tá túc lại bệnh viện. Vì vậy, khó khăn nhất các của bệnh viện lúc này là thiếu lương thực, thực phẩm cung cấp cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế đang làm việc.
Từ chiều qua, nhiều nhóm thiện nguyện đã nấu cơm, cứu trợ mì tôm cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tại các Bệnh viện. Việc cứu trợ lương thực, mì tôm cho các Bệnh viện đang được các địa phương ưu tiên thực hiện hiện nay.
Kịp thời bé trai 5 tuổi rơi từ tầng 2 xuống đất đi cấp cứu trong mưa lũ
Trên đường đi cứu trợ lũ lụt, đoàn công tác của Tỉnh đoàn Quảng Bình nhận được tin một cháu bé 5 tuổi rơi từ tầng 2 xuống đất, đoàn đã điều phương tiện đưa cháu bé đi cấp cứu kịp thời.
Chiều 20/10, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình), cho biết, vừa tiếp nhận điều trị cho một bé trai 5 tuổi bị ngã từ tầng 2 xuống đất.
Cháu bé được sơ cứu, đưa lên xe đến bệnh viện.
Cháu bé là Trần Ngọc Huy (SN 2015) trú tại thôn Mỹ Duyệt, xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). Được biết, mẹ cháu Huy đang bị chia cách vì nước lũ, bố cháu đi chở cơm thiện nguyện cứu trợ cho nhân dân vùng lũ, trẻ ở nhà với ông bà. Vào sáng 20/10, đang chơi ở tầng 2 thì cháu bị trượt chân ngã rơi xuống tầng 1 và bị rách, chấn thương vùng đầu.
Được đưa đi cấp cứu kịp thời, sức khỏe của cháu Huy dần ổn định và đang tiếp tục theo dõi.
Rất may lúc đó, đoàn xe tình nguyện của Tỉnh Đoàn Quảng Bình và Trung ương Đoàn đang trên đường đi cứu trợ lũ lụt tại địa bàn huyện Lệ Thủy, nhận được tin cần giúp đỡ, đoàn công tác đã kịp thời điều động phương tiện đưa cháu bé về cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới.
Hiện tại sức khỏe cháu đã ổn định và đang tiếp tục chờ các kết quả xét nghiệm. Người dân và đặc biệt các gia đình có trẻ nhỏ cần cẩn trọng, đảm bảo an toàn tính mạng của bản thân và gia đình trong mùa mưa lũ.
Lũ lụt lịch sử tại miền Trung: Cảnh báo những dịch bệnh đi cùng dòng nước Đợt lũ lịch sử khiến nhiều khu vực tại các tỉnh Thừa thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh ngập sâu trong nước. Như một quy luật, bão lũ sẽ đi kèm với dịch bệnh. Phòng chống dịch bệnh là điều mà người dân vùng lũ cũng cần đặc biệt quan tâm, bên cạnh việc đảm bảo nơi trú ẩn và nhu...