Quản trị tốt, PCC1 (Xây lắp điện I) vững tiến vươn xa
Trong chặng đường 55 năm phát triển, Công ty cổ phần Xây lắp điện I (PCC1) không chỉ dẫn đầu về lĩnh vực xây lắp điện tại Việt Nam, mà còn là doanh nghiệp điển hình cho sự chuyên nghiệp, minh bạch thông tin, tạo được niềm tin với khách hàng, cổ đông, đối tác – điểm tựa cốt lõi cho những khát vọng vươn xa.
Được thành lập ngày 2/3/1963, từ nhiệm vụ trọng tâm ban đầu là xây lắp các công trình truyền tải điện quốc gia, PCC1 đã và đang giữ vị thế hàng đầu trong công tác xây lắp, tổng thầu EPC các công trình truyền tải điện quốc gia và nhà máy điện. Bên cạnh đó, PCC1 đã chứng tỏ năng lực của mình trong các lĩnh vực kinh tế khác như đầu tư năng lượng, sản xuất công nghiệp, đầu tư và kinh doanh bất động sản, tư vấn dịch vụ…
Những nỗ lực phát triển không ngừng của PCC1 đã được ghi danh xứng đáng. Xét 3 năm gần nhất, Công ty liên tiếp được vinh danh “Top 50 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam” do Vietnam Report đánh giá, “Top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2017″ do Tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn.
Nối tiếp thành công, năm 2018, kết quả kinh doanh của PCC1 dự kiến tăng trưởng mạnh trên các mảng hoạt động chính là xây lắp điện, sản xuất công nghiệp, bất động sản và thủy điện. Theo kế hoạch kinh doanh năm 2018, lợi nhuận sau thuế của Công ty ước đạt 458 tỷ đồng, bằng 194% năm 2017, cổ tức dự kiến chia ở mức 20%.
Trong mảng xây lắp điện, PCC1 tiếp tục khẳng định là đơn vị tổng thầu EPC hàng đầu Việt Nam, với việc trúng nhiều gói thầu lớn trong các dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời… Tổng giá trị hợp đồng xây lắp ký mới từ đầu năm đến nay đạt khoảng 2.200 tỷ đồng, trong đó khách hàng ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chiếm trên 50% tổng giá trị hợp đồng ký mới.
Ở mảng thủy điện, với việc Nhà máy thủy điện Bảo Lâm 3 và 3A đi vào vận hành, doanh thu phát điện của Công ty đã tăng gấp đôi cùng kỳ năm 2017, đạt gần 430 tỷ đồng. Lĩnh vực thủy điện dự báo sẽ mang lại dòng tiền ổn định cho Công ty, với doanh thu khoảng 510 tỷ đồng/năm, tỷ suất lợi nhuận sau thuế khoảng 30%.
Mảng bất động sản ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng cao từ dự án Mỹ Đình Plaza 2 khi Công ty đang thực hiện bàn giao nhà và sổ đỏ cho khách hàng, doanh số quý III/2018 đạt trên 850 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế ước đạt 15%.
Hoạt động kinh doanh bất động sản dự kiến tiếp tục mang lại doanh thu cho PCC1 trong các năm tiếp theo khi dự án Triều Khúc – Thanh Xuân, Hà Nội sẽ hoàn thành vào quý IV/2019 và một số dự án khác đang được triển khai.
Đánh giá về triển vọng tăng trưởng của PCC1, báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán MB (MBS) mới đây đã đưa ra khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu PCC1 và cho rằng, đây là một cơ hội đầu tư tiềm năng mà nhà đầu tư nên cân nhắc.
Các lợi thế dựa trên vị trí dẫn đầu trong ngành xây lắp điện và sản xuất cột điện, kế hoạch đầu tư các nhà máy thủy điện và lợi nhuận từ các dự án bất động sản năm 2018, kỳ vọng tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ròng đột biến đến từ tất cả các mảng hoạt động của Công ty.
Vị thế dẫn đầu trong ngành xây lắp điện với 37% thị phần và sản xuất cột điện chiếm 40% thị phần là nền tảng vững chắc của PCC1. Triển vọng khả quan của mảng thủy điện cùng đóng góp đáng ghi nhận từ mảng bất động sản được MBS dự báo sẽ mang lại những thay đổi tích cực trong cơ cấu lợi nhuận giai đoạn 2018 – 2025 của PCC1.
Video đang HOT
Ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc PCC1 chia sẻ, những nỗ lực trong việc cải thiện hiệu quả quản trị doanh nghiệp cùng việc lấy minh bạch làm nền tảng cốt lõi cho mọi hoạt động là yếu tố chính mang lại những bước chuyển mình tích cực cho Công ty.
Bên cạnh đó, PCC1 luôn tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và ứng dụng các phần mềm quản trị điều hành, quản lý kinh doanh tiên tiến, sử dụng các thiết bị máy móc sản xuất và thi công hiện đại, qua đó khẳng định uy tín, thương hiệu với trị trường trong và ngoài nước.
“Có chiến lược kinh doanh hợp lý, quản trị công ty tốt, quan hệ cổ đông cởi mở cùng thông tin minh bạch là những yếu tố thúc đẩy PCC1 phát triển bền vững như ngày hôm nay. Chúng tôi coi đây là các nhân tố cốt lõi, xuyên suốt, làm nền tảng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin với các đối tác và nhà đầu tư”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Ngoài ra, triết lý “ sáng tạo – tốc độ – tin cậy” đã được hòa nhập vào mục tiêu kinh doanh, sứ mệnh và cụ thể hóa trong các cam kết của PCC1, tạo nên một hệ thống mục tiêu phấn đấu phát triển bền vững cho Công ty. Điều này khiến lộ trình phát triển bền vững của PCC1 tin cậy và thuyết phục, giúp doanh nghiệp vững vàng sải bước vững chắc và hiệu quả trong chiến lược khẳng định vị thế và vươn tầm thương hiệu.
Theo Diệp Minh Hương
Đặc san Toàn cảnh doanh nghiệp niêm yết 2018
Bộ chỉ số PVN-Index: Tin cậy, chuẩn mực quốc tế
Bộ chỉ số PVN-Index ra đời với mục đích quan trọng nhất là trở thành kênh huy động vốn riêng và hiệu quả cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các doanh nghiệp thành viên, khi PVN đang đẩy mạnh hoạt động ở thị trường trong nước và quốc tế, nhu cầu huy động vốn lớn.
Bộ chỉ số PVN-Index
Bộ chỉ số PVN-Index còn giúp nhà đầu tư có thêm một chỉ số để đo lường hoạt động của ngành Dầu khí; nâng cao tính minh bạch - một yếu tố rất quan trọng khi PVN muốn hướng ra thị trường quốc tế.
PVN-Index gồm rất nhiều chỉ số: PVN All-Share, PVN All-Share Continuous, PVN All-Share HSX, PVN All-Share HNX, PVN Vật liệu cơ bản, PVN Dịch vụ tiêu dùng, PVN Tài chính, PVN Công nghiệp, PVN Dầu khí, PVN Dịch vụ tiện ích, PVN 10.
PVN-Index được xem là cầu nối của doanh nghiệp ngành Dầu khí với nhà đầu tư
Các chỉ số PVN-Index được tính theo hai phương pháp: Chỉ số giá và chỉ số lợi nhuận. Mỗi chỉ số đều được quy đổi ra bốn loại tiền tệ: EUR, JPY, USD và VND.
Chỉ số PVN được chia làm 2 nhóm: Chỉ số đại diện (những chỉ số theo sát cả thị trường hoặc sự biến động của một ngành nhất định) và chỉ số đầu tư (được thiết kế để làm cơ sở cho phát triển các sản phẩm phái sinh).
Chỉ số đầu tư là chỉ số PVN 10, bao gồm 10 mã cổ phiếu (của các doanh nghiệp thuộc PVN) có giá trị vốn hóa phần cổ phiếu tự do giao dịch và giá trị giao dịch lớn nhất. PVN 10 phản ánh hoạt động của các mã tiêu biểu nhất trên thị trường chứng khoán (TTCK).
PVN-Index đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế
Tháng 8-2017 đánh dấu một bước phát triển mới trên TTCK Việt Nam khi chứng kiến sự ra đời của sản phẩm phái sinh đầu tiên, hợp đồng tương lai chỉ số VN30 (VN30F), được nhà đầu tư đón nhận tích cực.
PVN-Index đo lường hoạt động của các doanh nghiệp ngành Dầu khí
Theo dự kiến, năm 2018, TTCK sẽ đón nhận thêm các sản phẩm mới, đầu tiên là chứng quyền có bảo đảm (covered warrant) và sau đó là hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ.
Để thị trường tài chính trong nước vận hành theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế, đồng thời tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thì việc xây dựng TTCK phái sinh là cần thiết, đa dạng hóa kênh đầu tư, từ đó làm tăng tính cạnh tranh của TTCK Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính lớn hàng đầu thế giới cũng đã được thiết lập và duy trì tốt đẹp. Bên cạnh đó, việc Việt Nam tham gia hầu hết các hiệp định thương mại tự do đã tạo uy tín cho Việt Nam, nhờ đó, TTCK phái sinh sẽ có cơ hội phát triển, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư ngoại.
Về lâu dài, Quyết định số 366/2014/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Xây dựng và phát triển TTCK phái sinh tại Việt Nam" đặt ra mục tiêu sau năm 2020 là "tiến tới xây dựng một TTCK phái sinh thống nhất dựa trên các tài sản cơ sở theo thông lệ quốc tế" và "về dài hạn, các công cụ tài chính phái sinh là hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn dựa trên tài sản cơ sở là cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng tương lai tiền tệ và hàng hóa sẽ được tập trung giao dịch thống nhất trên sở giao dịch chứng khoán".
Trên cơ sở đó, TTCK phái sinh trong tương lai được quản lý tập trung, phát triển đa dạng các sản phẩm giao dịch bao gồm các hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn đối với cả chứng khoán (trong đó có chỉ số ngành), tiền tệ và hàng hóa.
PVN-Index là bộ chỉ số ngành Dầu khí đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế, có mặt từ tháng 8-2012 và đã xây dựng được cơ sở dữ liệu đủ để đánh giá và phân tích đáng tin cậy cho các nhà đầu tư. Đây có thể là chỉ số nền để phát triển các sản phẩm mới trên TTCK phái sinh hay phát triển các quỹ ETFs.
Hiện nay, TTCK phái sinh Việt Nam mới hình thành, việc phát triển các sản phẩm phái sinh, trong đó có sản phẩm phái sinh dựa trên bộ chỉ số, là xu hướng tất yếu, giúp các nhà đầu tư có thêm lựa chọn đầu tư, hạn chế rủi ro.
Cùng với những công cụ đầu tư truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, sự có mặt của các sản phẩm chứng khoán phái sinh (trong đó có sản phẩm phái sinh dựa trên bộ chỉ số) không chỉ giúp đa dạng hóa sản phẩm cho nhà đầu tư mà còn thúc đẩy sự phát triển của TTCK lên một tầm cao hơn.
Tầm quan trọng của chỉ số chứng khoán ngành
Nhận thức được tầm trọng của việc đưa vào triển khai một bộ chỉ số trung bình ngành Dầu khí, từ năm 2010, PVN đã chỉ đạo Công ty CP Chứng khoán Dầu khí (PSI) nghiên cứu và vận hành bộ chỉ số chứng khoán ngành Dầu khí làm nền tảng phát triển các sản phẩm phái sinh, hợp đồng quyền chọn... trên TTCK Việt Nam với mục đích đa dạng hóa các kênh đầu tư cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Các chỉ số chứng khoán ngành cung cấp cho nhà đầu tư một cái nhìn lịch sử về kết quả hoạt động chung của các ngành trên TTCK, giúp nhà đầu tư hiểu sâu sắc hơn về thị trường, có quyết định đầu tư hợp lý, hạn chế rủi ro, đa dạng hóa danh mục so với việc lựa chọn cổ phiếu riêng lẻ.
Đó cũng là thước đo để nhà đầu tư có thể sử dụng để so sánh và phân tích hiệu suất đầu tư danh mục của mình so với thị trường. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể sử dụng chỉ số chứng khoán ngành để biết được nhà quản lý sử dụng tiền của mình đầu tư hiệu quả như thế nào.
Chỉ số chứng khoán ngành còn là một công cụ để nhà đầu tư có thể dự đoán xu hướng thị trường, có thể đem đến cái nhìn rõ ràng hơn về từng ngành (cổ phiếu hiện đang đắt hay rẻ, đang hấp dẫn hay rủi ro...).
Chỉ số chứng khoán ngành rất phổ biến trên thế giới. Các quốc gia trên thế giới đều đã phát triển hàng trăm bộ chỉ số khác nhau. Chẳng hạn, ở Mỹ có DJTA (Dow Jones Transportation Average) - chỉ số của ngành giao thông vận tải và DJUA (Dow Jones Utility Average) - chỉ số của ngành dịch vụ công ở thị trường Mỹ... Nhật có Topix 17 sector indexes với tất cả các ngành: xây dựng, vật liệu cơ bản, dịch vụ, tài chính... Ở Hàn Quốc là KRX Banks (ngành ngân hàng), KRX Transportation (ngành vận tải), KRX Energy & Chemical (ngành năng lượng và hóa chất)....
Trên TTCK Việt Nam ngoài 2 chỉ số chính thức là VN-Index và HNX-Index, một số chỉ số chứng khoán khác đã được các tổ chức tài chính trong và ngoài nước tính toán và công bố như: FTSE Vietnam All-share, FTSE 10, SSI 30, DCVN 30, VIR50...
Ngày 25/1/2016, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM chính thức phân ngành các công ty niêm yết theo chuẩn GICS và triển khai 10 chỉ số ngành về các ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, công nghiệp, dịch vụ tiện ích, năng lượng...
PVN-Index là bộ chỉ số ngành Dầu khí đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế, đã có mặt từ tháng 8/2012 và đã xây dựng được cơ sở dữ liệu đủ để đánh giá và phân tích đáng tin cậy cho các nhà đầu tư. Đây có thể là chỉ số nền để phát triển các sản phẩm mới trên TTCK phái sinh hay phát triển các quỹ ETFs.
Minh Châu
Theo petrovietnam.petrotimes.vn
Một số kết quả của chương trình chấm điểm doanh nghiệp UPCoM 2018 Có 160 doanh nghiệp đại chúng quy mô lớn trong tổng số gần 800 doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên UPCoM được đánh giá công bố thông tin và minh bạch. Dựa trên sự thành công của Chương trình đánh giá công bố thông tin và minh bạch (CBTT&MB) các năm trước đối với các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao...