Quán treo biển nhất định không tăng giá: Chỉ xin bớt một miếng thịt
Treo biển thông báo giữa quán, chủ tiệm cam kết với khách hàng sẽ quyết không tăng giá bún trong thời điểm giá thịt lợn leo dốc từng ngày.
Thời gian gần đây, dư luận xã hội, đặc biệt là các bà nội trợ “sốt xình xịch” trước việc thịt lợn theo đà tăng giá từng ngày, hôm sau lại cao hơn nhiều so với hôm trước. Giữa thời điểm như vậy, rất nhiều quán ăn đã buộc phải tăng giá để kinh doanh có lãi, tuy nhiên lại có một cửa hàng vẫn quyết giữ nguyên giá.
Lợn tăng, bún quyết không tăng
Mới đây, một quán ăn tại TP. HCM đã gây chú ý sau khi treo biển không tăng giá đồ ăn ở ngay giữa cửa hàng. Được biết, chủ quán đã kỳ công in hình ảnh bài báo với nội dung “Giá thịt lợn lên gần 200.000 đồng/kg, tạo sức ép lên giá tiêu dùng” lên tấm biển, bên dưới là một tờ giấy viết tay với chữ viết rất dễ nhìn.
Tấm biển được chủ quán treo giữa cửa hàng của mình gây chú ý (Ảnh: Facebook V.C.I)
Tờ giấy được chủ quán viết thêm với nội dung được cho là làm cho các thực khách cảm thấy “ấm lòng” giữa thời buổi mà giá của các loại thịt đang “chạy đua” với nhau, tăng lên từng ngày. Trong tờ giấy viết tay, chủ quán có lời cam kết: “Một tô vẫn 50K. Quán quyết không tăng giá. Nhưng tạm thời bớt một miếng heo quay”.
Thay vì tăng giá, mỗi tô bún sẽ được bớt đi một miếng thịt heo quay (Ảnh minh họa: Mẹ vào bếp)
Tấm biển treo giữa quán như một lời thông báo với tất cả các thực khách tới ăn, rằng quán vẫn sẽ không tăng giá. Điều này giúp cho cả chủ quán lẫn khách đều không mất công khi cứ phải một người hỏi – một người trả lời về giá cả của các món ăn. Tuy nhiên, để duy trì được cửa hàng, các thực khách sẽ phải san sẻ bớt với ông chủ bằng cách bị giảm bớt một miếng thịt trong mỗi bát.
CĐM: “Đi ăn cũng thấy ấm lòng”
Video đang HOT
Ngay sau khi được chia sẻ, hành động của quán bún nói trên nhanh chóng nhận về sự đồng tình của cộng đồng mạng. Nhiều người cho rằng quán làm vậy cũng hay, khiến cho tất cả các thực khách không cảm thấy “đau lòng” khi tới ăn. Trong khi đó, một số khác lại chỉ mong sau khi bớt đi 1 miếng thịt, trong bát bún vẫn sẽ có bóng dáng của một vài miếng thịt khác.
CĐM bày tỏ ý kiến của mình sau khi thấy tấm biển của chủ quán bún (Ảnh chụp màn hình)
“Thời buổi này mà không tăng giá thì cũng phục ông chủ phết đấy. Thôi thì mỗi bên san sẻ với nhau một ít, người ăn bớt đi một miếng thịt nhưng không phải trả thêm tiền”.
“Không biết trước đó trong mỗi bát bún có mấy miếng thịt ấy nhỉ, nếu có 2 trở lên thì tốt chứ có mỗi 1 miếng mà giờ lại bị cắt bớt thì…”
Nhiều quán hủ tiếu, cơm tấm ào ạt tăng giá khiến người dân lo lắng
Cũng tại TP. HCM, nhiều quán hủ tiếu đã phải tăng giá từ 15.000 lên 18.000 đồng/tô bún và từ 25.000 lên 30.000 đồng mỗi suất do giá thịt lợn liên tục “leo dốc”. Ngoài ra, bánh canh sườn cũng được các chủ quán bán với giá 40.000 đồng/tô thay cho 30.000 như trước đây.
Giải thích lý do của việc tăng giá, tất cả những người bán hàng đều phân trần, cho rằng họ bất đắc dĩ lắm mới phải làm vậy trong thời buổi mà giá thịt lợn tăng từ 40 – 50% so với trước đây.
>>Bạn có biết: Thịt lợn tăng giá kỉ lục khiến người dân hoang mang
Các quán bún, cơm sườn đều phải tăng giá sau khi giá thịt lợn tăng (Ảnh: Bông Mai)
Tại một quán bún thịt nướng, chủ cửa hàng cho biết họ đã phải tăng thêm 5.000 đồng mỗi tô bún, tuy nhiên nếu tính chi li thì cũng chỉ được lãi 3.000 đồng/tô, ít hơn so với thời điểm thịt lợn còn rẻ. Trước khi tính đến việc tăng giá, chủ quán đã phải cân nhắc rất kĩ. Nguyên do là bởi nếu bớt thịt trong mỗi tô bún thì khách tới ăn sẽ cảm thấy khó chịu, trong khi nếu thay thế bằng loại thịt khác thì lại không hợp vị.
Một công ty chuyên sản xuất thực phẩm từ thịt lợn đã phải tăng giá bán lên 15 – 20% với các sản phẩm như giò, chả, nem. Trong khi đó, một số sản phẩm với thịt heo chiếm chủ yếu trong nguyên liệu sẽ có thể được tăng giá lên tới 30%.
Giá thịt lợn liên tục tăng khiến người tiêu dùng hoang mang (Ảnh minh họa: 24h)
Nhiều người cho rằng nếu như có một lượng thịt lợn nhập khẩu phục vụ cho sản xuất thực phẩm trong nước thì người tiêu dùng có thể mua được các sản phẩm với giá rẻ hơn. Tuy nhiên, cũng không thể ho vọng giá xuống quá nhiều, bởi trong suốt 2 tháng qua, giá thịt nhập khẩu cũng chưa từng đi xuống.
Bạn thấy sao về câu chuyện tăng giá nói trên. Hãy chia sẻ cùng YAN ý kiến của bạn nhé! Đừng quên đón đọc những tin tức Đời sống thú vị!
Trong suốt những ngày qua, giá thịt lợn vẫn tiếp tục tăng chóng mặt, khiến không chỉ người tiêu dùng mà các tiểu thương cũng thấy đau đầu. Cùng với đó, giá thịt gà cũng không ngừng “chạy đua” với thịt lợn lại càng khiến các bà nội trợ phải liên tục suy nghĩ hôm nay ăn gì.
Ghi nhận tại một số chợ truyền thống lớn như chợ Bưởi, chợ Ngã Tư Sở hay chợ Phùng Khoang, mỗi cân thịt gà tăng thêm từ 10.000 – 20.000 đồng.
Gà mái ta được bán với giá 120.000 đồng mỗi kg, trong khi gà trống đắt thêm 20.000 đồng/kg. Thịt gà công nghiệp và các phần gà riêng lẻ như đùi, ức, cánh,… cũng tăng ít nhất 10.000 đồng/kg.
Theo các tiểu thương, nguyên nhân làm thịt gà tăng một phần là do giá thịt lợn tăng cao vùn vụt trong suốt thời gian qua.
Ngoài ra, vào đầu tháng 9, giá đầu vào của gà giảm mạnh đã khiến cho người chăn nuôi bán cắt lỗ, khiến cho nguồn cung thịt gà trở nên khan hiếm chẳng kém thịt lợn.
Theo Yan
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2019 tăng cao nhất trong 9 năm vì thịt lợn
Nguyên nhân chủ yếu do nguồn cung thịt lợn giảm làm giá thịt lợn và các thực phẩm chế biến từ thịt tăng cao. Tuy nhiên, tính bình quân 11 tháng, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 2,57% so với cùng kỳ năm 2018, là mức tăng bình quân 11 tháng thấp nhất trong 3 năm gần đây.
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/11, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2019 tăng 0,96% so với tháng trước. Đây là mức tăng cao nhất của chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 trong 9 năm trở lại đây.
Trong mức tăng 0,96% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2019 so với tháng trước có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, gồm: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất 2,74%; Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,2%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,13%; Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,12%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,1%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục cùng tăng 0,04%; Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,03%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,16%.
Hai nhóm có chỉ số giá giảm là: Giao thông giảm 0,73% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 31/10/2019 và điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 15/11/2019 làm chỉ số giá xăng, dầu giảm 1,7%; Bưu chính viễn thông giảm 0,09%.
CPI bình quân 11 tháng năm 2019 tăng 2,57% so với bình quân cùng kỳ năm 2018. CPI tháng 11/2019 tăng 3,78% so với tháng 12/2018 và tăng 3,52% so với cùng kỳ năm trước.
Lạm phát cơ bản tháng 11/2019 tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 2,18% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng năm 2019 tăng 1,94% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.
T.Công
Theo Trí thức trẻ
Tỷ lệ lạm phát của Eurozone giảm xuống mức thấp nhất trong gần ba năm Theo Cơ quan Thống kê châu Âu, trong tháng trước, giá tiêu dùng tại Eurozone tăng 0,8%, thấp hơn so với ước tính trước đó là 0,9%. Biểu tượng đồng euro. (Ảnh: THX/TTXVN) Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), tỷ lệ lạm phát tại Khu vực đồng euro (Eurozone) trong tháng 9/2019 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng...