Quan tỉnh tham nhũng “khủng nhất” Trung Quốc
Theo Tân Kinh Báo, ngày 25/10, Tòa án thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông đã mở phiên tòa xét xử vụ án Chu Xuân Vũ, nguyên Phó tỉnh trưởng An Huy nhận hối lộ, che giấu tài khoản gửi ở nước ngoài, lạm dụng chức quyền và giao dịch nội bộ chứng khoán.
Bản khởi tố của Viện Kiểm sát Tế Nam cáo buộc, từ năm 1996 đến 2017, bị cáo Chu Xuân Vũ đã lợi dụng tiện lợi khi giữ các chức vụ Thư ký Văn phòng tỉnh ủy, Phó Giám đốc Sở Tài chính An Huy, Thị trưởng thành phố Mã An Sơn, Thị trưởng thành phố Bạng Phụ, Bí thư thành ủy Bạng Phụ để giúp đỡ đơn vị liên quan trong việc thu mua xí nghiệp, nhận thầu dự án rồi trực tiếp hoặc thông qua người thân nhận hối lộ 13,65 triệu NDT.
Trong thời gian là Thị trưởng Bạng Phụ, Chu Xuân Vũ đã vi phạm quy định, tùy tiện quyết định trả lại tiền sử dụng đất cho công ty liên quan, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 665 triệu NDT. Trong thời gian là Bí thư Bạng Phụ đã vi phạm quy định của nhà nước, đem 4,12 triệu USD gửi ra ngân hàng nước ngoài; thậm chí khi bị phát hiện vẫn không báo cáo; là người nắm giữ các thông tin nội bộ về giao dịch cổ phiếu, Chu Xuân Vũ đã tung tiền mua vào số cổ phiếu liên quan trị giá 270 triệu NDT, sau đó bán kiếm lợi phi pháp hơn 350 triệu NDT.
Chu Xuân Vũ khi đang là Phó tỉnh trưởng An Huy
Trong quá trình xét xử, cơ quan công tố đã đưa ra các chứng cứ, bị cáo và luật sư biện hộ đã tiến hành tranh biện; cuối cùng Chu Xuân Vũ đã phát biểu bày tỏ nhận tội, hối tội; mức án phạt sẽ được công bố vào dịp khác.
Theo cáo trạng, tổng số tiền Chu Xuân Vũ liên quan trong vụ án tham nhũng này lên tới trên 1 tỷ NDT (3.500 tỷ VND), lớn nhất Trung Quốc cho đến nay; riêng số tiền kiếm chác được qua giao dịch nội bộ cổ phiếu phi pháp đã tới 350 triệu NDT (1.225 tỷ VND), khiến ông ta trở thành “Cổ thần” (Thần chơi chứng khoán).
Video đang HOT
Tư liệu công khai cho thấy, Chu Xuân Vũ sinh tháng 7/1968, người tỉnh An Huy, trước nay chỉ công tác trong tỉnh này. Vào Đảng năm 1988, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử tại Đại học An Huy, Vũ đi học nghiên cứu sinh tại Trường Đảng An Huy; từ 1989 là nhân viên Văn phòng thành ủy Hợp Phì, dần lên chức Thư ký (cấp trưởng ban). Tháng 1/1995 là thư ký cấp Phó phòng, 1997 là thư ký cấp Trưởng phòng. Tháng 2/1999 được điều lên Văn phòng tỉnh ủy An Huy làm thư ký cấp phó sở, tháng 1/2000 thăng cấp trưởng sở.
Tháng 8/2000, Chu Xuân Vũ được điều sang Sở Tài chính giữ chức Trưởng phòng Xây dựng kinh tế; từ 4/2001 là Phó Giám đốc Sở. Sau đó được điều đi giữ các chức vụ Phó Bí thư, Thị trưởng các thành phố Mã An Sơn, Bạng Phụ (trực thuộc tỉnh); tháng 8/2012 là Bí thư thành ủy Bạng Phụ; tháng 9/2016 được bổ nhiệm Phó tỉnh trưởng An Huy.
Ngày 26/4/2017, Chu Xuân Vũ bị điều tra vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”. Từng là “Phó tỉnh trưởng trẻ nhất Trung Quốc” (48 tuổi), từ khi ngồi lên ghế tới khi ngã ngựa chỉ nửa năm. Ông ta trở thành Phó tỉnh trưởng thứ 4 bị ngã ngựa khiến An Huy trở thành “tỉnh có số phó tỉnh trưởng ngã ngựa nhiều nhất cả nước” (3 người trước là Nghê Phát Khoa, Dương Chấn Siêu, Trần Thụ Long). Tháng 7/2017, Chu Xuân Vũ bị khai trừ đảng và công chức, chuyển vụ việc sang viện kiểm sát điều tra, khởi tố…
Trong thông báo kỷ luật Vũ, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương (UBKTKLTW) nêu rõ: “Chu Xuân Vũ không hề có ý thức về tín ngưỡng và tôn chỉ chính trị, “vừa là quan vừa là thương gia” trong thời gian dài, ra sức tìm kiếm lợi ích kinh tế, tham gia hoạt động đầu tư kinh doanh trái quy định”. Việc Vũ giao dịch nội bộ cổ phiếu kiếm được 350 triệu NDT đã phá vỡ kỷ lục 137 triệu NDT của chính người tiền nhiệm là Trần Thụ Long. Qua điều tra, thì ra hai quan tham này đã cấu kết với nhau để kiếm chác bằng cách “chơi chứng khoán”.
Trần Thụ Long từng được tung hô là “An Huy cổ thần”. Trong bộ phim “Kiếm sắc tuần thị” của UBKTKLTW đã nêu rõ, Long lợi dụng việc thành thạo về cổ phiếu và giao dịch đặt hàng, các mối thân quen trong giới tiền tệ để làm ăn. Ông ta lợi dụng chức quyền mua vào cổ phiếu gốc rồi buôn bán để trục lợi. Cáo trạng của viện kiểm sát nêu rõ: từ 2009 đến 2015, Trần Thụ Long với tư cách là người nắm giữ các thông tin nội bộ đã mua cổ phiếu vào ở thời điểm nhạy cảm rồi bán ra kiếm lợi phi pháp 137 triệu NDT. Mặt khác, Long đồng thời tiết lộ thông tin nội bộ cho người khác mua vào số cổ phiếu trị giá hơn 3,205 tỷ NDT, giúp họ kiếm lợi phi pháp hơn 3,031 tỷ NDT.
Được biết, hoạt động phạm tội của Trần Thụ Long và Chu Xuân Vũ có liên quan đến một công ty lên sàn ở thành phố Vu Hồ, An Huy. Trong thời gian là Bí thư thành ủy Vu Hồ, Long có quan hệ mật thiết với công ty này, đã lợi dụng các thông tin nội bộ của họ để trục lợi và chia sẻ thông tin cho Chu Xuân Vũ. Đây là một công ty chuyên sản xuất thùng xăng xe hơi cho hãng xe Chery ở Vu Hồ, sau đó nhờ Trần Thụ Long dắt mối, đã liên kết với một công ty sản xuất game trên mạng để lên sàn chứng khoán.
Điều khiến dư luận thấy khó hiểu là, vụ án Trần Thụ Long đã được xét xử cách đây hơn 3 tháng, Long đã nhận tội, nhưng mức án phạt đến nay vẫn chưa được công bố.
Theo Thu Thủy
Tiền phong
Trung Quốc cho phép tuyên án vắng mặt tội phạm tham nhũng, khủng bố
Luật tố tụng hình sự của Trung Quốc vừa có thêm điều khoản cho phép tòa án tuyên án vắng mặt bị cáo phạm tội tham nhũng, gây hại nghiêm trọng cho an ninh quốc gia hay tham gia khủng bố.
Một quan tham bị dẫn độ từ Pháp trở về Trung Quốc - Ảnh: Nhân dân Nhật báo
Phạm vi của chiến dịch chống tham nhũng mà Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra nước ngoài. Khi chưa có cơ chế tuyên án vắng mặt, quan tham trốn chạy về mặt luật pháp vẫn "trong sạch" vì vậy khiến công tác xử lý tài sản tham nhũng gặp khó khăn. Chuyện dẫn độ những đối tượng này cũng đòi hỏi phải trải qua quá trình tư pháp phức tạp giữa Trung Quốc với quốc gia khác.
Bổ sung trong luật tố tụng hình sự chính là để giải quyết vấn đề này. Wang Aili, người đứng đầu Phòng Luật hình sự của Ủy ban Pháp luật thuộc Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc, cho biết một vụ án nếu được xác định là trường hợp cần phải xử lý khẩn cấp và có sự chấp thuận của Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao thì có thể áp dụng cơ chế tuyên án vắng mặt.
Kể cả khi bị cáo ở nước ngoài, một bản sao của trát hầu tòa cũng sẽ được gửi đến nơi ở để đảm bảo "quyền được biết" của họ. Bị cáo cũng có luật sư bào chữa, do tòa chỉ định hay người thân bị cáo lựa chọn. Sau khi tuyên án, bị cáo hoặc thân nhân có thể kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn, Tân Hoa Xã cho biết.
Do không có cơ chế tuyên án vắng mặt, cựu Phó thị trưởng thành phố Ôn Châu (Chiết Giang) Dương Tú Châu (trốn chạy 13 năm) đến năm 2017 mới bị lãnh án tù - Ảnh: Sohu
Trước khi bổ sung cơ chế tuyên án vắng mặt, Trung Quốc cũng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả chống tham nhũng như lập Ủy ban Giám sát quốc gia (NSC) có quyền hạn điều tra với mọi công chức nhà nước bất kể họ có phải đảng viên hay không. Cơ sở pháp lý để NSC hoạt động là Luật giám sát quốc gia được thông qua hồi tháng 3.
Ngoài ra, để đối phó với những cá nhân cực đoan ở khu tự trị Tân Cương, nước này vào cuối năm 2015 đã thông qua luật chống khủng bố. Bắc Kinh hiện chưa công bố có ban nhiêu nghi phạm khủng bố Trung Quốc ở nước ngoài.
Cẩm Bình (theo Reuters, Sina)
Theo motthegioi
Quan tham Trung Quốc ra 'nguyên tắc' để quản hơn 100 bồ nhí Hơn 100 cô bồ của Lại Tiểu Dân có thứ bậc rõ ràng, càng phục vụ lâu thì càng được cất nhắc vào vị trí cao, trong đó có ghế quản lý các công ty con. Ông Lại Tiểu Dân. Ông Lại Tiểu Dân, 56 tuổi, bị Ủy ban Kỷ luật Kiểm tra Trung Quốc tuyên bố điều tra từ ngày 17.4 vì...