Quán thanh xuân – Về nhà xem phim: Những ký ức hơn 20 năm về phim Việt ùa về dào dạt
Những bộ phim kinh điển như Mẹ chồng tôi, Người Hà Nội, Người vác tù và hàng tổng… đã trở thành điều không thể quên của nhiều thế hệ người Việt.
Ký ức về phim truyền hình Việt Nam trong mỗi người là gì?
Những đạo diễn, diễn viên phim truyền hình có những kỷ niệm về những ngày đầu làm phim ra sao?
Và không thể không nhắc đến những bài hát huyền thoại gắn liền với các bộ phim truyền hình Việt Nam. Tất cả đã được mang tới Quán thanh xuân tháng 7 với chủ đề “Về nhà xem phim”…
Quán thanh xuân tháng 7 với chủ đề Về nhà xem phim không chỉ gợi lại kỷ niệm về những bộ phim Việt, những bài hát đi cùng năm tháng mà còn hé lộ những câu chuyện chưa từng kể của những người làm phim, những diễn viên trong suốt 30 năm với những nốt thăng và nốt trầm của phim truyền hình Việt.
Về nhà xem phim chắc chắn đã gợi lại trong mỗi chúng ta những kỉ niệm về khoảnh khắc cả gia đình ngồi trước màn hình nhỏ, cùng cười, cùng khóc, cùng giận dữ và đồng cảm với các nhân vật trong phim.
Thương hiệu đình đám một thời – Văn nghệ chủ nhật
Trung tâm Sản xuất phim truyền hình VFC đã phát triển từ một xưởng sản xuất nhỏ đến một hãng phim lớn, sau 30 năm. Cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, người Việt đã từng có một thế hệ truyền hình vàng với các bộ phim gần như là kinh điển của truyền hình Việt như Mẹ chồng tôi, Người Hà Nội, Những người sống quanh tôi, Người vác tù và hàng tổng, 12A và 4H … những bộ phim mà chỉ cần nhắc đến khán giả đã thấy thân thương và gần như nằm lòng trong trái tim công chúng.
NSND Khải Hưng (giữa) chia sẻ trong Quán thanh xuân
“Sau Người thành phố, chúng tôi được giao chỉ tiêu làm phim, rồi những phim như Mặt trời bé con, Cánh diều nhỏ… ra đời. Hồi ấy chúng tôi làm phim không có truyền thông nên cứ lặng lẽ chiếu trên truyền hình với ti vi đen trắng nên khán giả không hiểu đây là thể loại gì.
Cho tới bộ phim Lời nguyền dòng sông được giải tại LHP quốc tế, tôi bất ngờ khi có một cuộc họp báo để mừng đoàn làm phim. Lúc ấy, giới truyền thông mới biết có một bộ phim làm kiểu điện ảnh nhưng phát trên truyền hình, người ta gọi là phim truyền hình”, NSND Khải Hưng chia sẻ về sự ra đời của các bộ phim truyền hình Việt.
Nhớ lại thời của Văn nghệ chủ nhật, khách mời của Về nhà xem phim kể lại bộ phim đầu tiên là phim Người thành phố với những thiết bị quay rất khác với ngày nay, tốn công sức, tốn thời gian … Ngày ấy truyền hình được thừa hưởng rất nhiều kịch bản từ phim truyện, có đến 40 – 50 kịch bản để chọn xem cái nào phù hợp với truyền hình.
Bối cảnh của ngày đó cũng đơn giản, diễn viên đi đóng không cần catxe, về một xã quay là chủ tịch xã huy động cả xã ra để đóng và hỗ trợ đoàn. Dấu ấn khó quên khi trong tay chỉ có 2 tập phim Mẹ chồng tôi để phát, luôn trong tình trạng lo lắng… đứt sóng. Trong lúc chờ đợi thì tận dụng ngay sân Đài làm bối cảnh duy nhất cho phim Bản giao hưởng đêm mưa, làm rồi phát sóng luôn, xong cũng là lúc các anh em mang phim về.
Văn nghệ chủ nhật là cái tên hút khán giả, có những người được mời đi đóng phim vai quần chúng vào đúng chủ nhật đòi về nhà xem phim, đóng phim tính sau.
Chuyện làm phim thuở ấy: Đường hình – Đường tiếng
Diễn viên được chọn vào vai theo ngoại hình. Có những người chuyên được mời đóng vai người tốt, nhờ gương mặt “giời sinh” hiền lành. Nhưng cũng có những diễn viên luôn “chắc suất” vai ác. Tiêu biểu như diễn viên Nguyễn Hải chuyên được chọn đóng vai phản diện. T
ại Quán thanh xuân, NSND Nguyễn Hải mang tới chia sẻ kỷ niệm lần đầu được giao vai chính. Bố anh ở quê xem phim, thấy con đóng vai nông dân thành lưu manh tri thức thì nhờ người ở quê lên Hà Nội nhắn rằng: Bao nhiêu vai tử tế thì không đóng, lại làm cái thằng… mất dạy, bảo nó đừng có về quê nữa. Kể từ đó là “sự trượt dài” trong các vai phản diện.
NSND Hoàng Dũng chia sẻ những kỷ niệm làm phim thú vị
NSND Minh Hằng đem theo bức ảnh ngày đóng bộ phim đầu tiên cùng đạo diễn Khải Hưng vai một người con trai của phim Đứa con tôi. Ngày đó, đến 3/4 phim là có sự góp giọng lồng tiếng của Minh Hằng. Ngoài lồng giọng cho những vai nữ chính, chị còn lồng thêm tiếng trẻ con, tiếng người già vừa nói vừa bỏm bẻm nhai trầu… NSND Hoàng Dũng cũng có nhiều kỷ niệm để chia sẻ về câu chuyện lồng tiếng của mình.
Những đặc sản phim truyền hình Việt
Đề tài làng quê phủ sóng phim truyền hình, đặc biệt trong thời kỳ đầu lên sóng. Hiện lên trong phim là những làng quê thời kỳ đổi mới: Đất và người, Ma làng, Khi đàn chim trở về, Đường đời, Chuyện làng Nhô, Người thổi tù và hàng tổng, Chuyện nhà Mộc …
Bên cạnh đề tài làng quê, những bộ phim về phố thị cũng rất được khán giả yêu thích: C ủa để dành, Mùa lá rụng, Những ngọn nến trong đêm, Cảnh sát hình sự. Chỉ cần nhắc tên phim, chắc chắn một trời ký ức sẽ trở lại cùng với những khán giả của Quán thanh xuân. Tại chương trình, khán giả được nghe câu chuyện hậu trường thú vị của những bộ phim mà chắc chắn chưa ai quên.
Một đặc sản của VFC chính là những bộ phim chính luận “lôi kéo” rất đông người xem , bởi một trong những đặc điểm của người Việt Nam là quan tâm đến chính trị và không thờ ơ với thời cuộc. Người phán xử và Sinh tử là những phim tiêu biểu. Chính vì thế, sau ngày đóng ông trùm Phan Quân – rất nhiều người gọi NSND Hoàng Dũng với cái tên này.
Một làn gió khác của phim truyền hình Việt chính là phim về thanh xuân: Xin hãy tin em, Phía trước là bầu trời… NSUT Đạo diễn Đỗ Thanh Hải đã làm những bộ phim này khi chính anh còn rất trẻ, chưa tới 30. Cùng với đạo diễn, diễn viên Bảo Thanh chia sẻ kí ức về những bộ phim với những kỷ niệm “bây giờ mới kể”.
Có thể nói rằng, phim Việt lớn lên cùng khán giả. Tâm cảm của khán giả thay đổi, các nhà làm phim cũng nỗ lực tìm kiếm những đề tài mới, câu chuyện mới … Những kịch bản từ nước ngoài được đưa về remake, nhưng vẫn mang chất Việt Nam rất thành công: Cầu vồng tình yêu, Người phán xử, Ngày ấy mình đã yêu, Nhà trọ Balanha; Phim hợp tác với nước ngoài như Người cộng sự, Tuổi thanh xuân; Phim về đề tài cuộc sống người Việt ở nước ngoài có Hai phía chân trời quay tại CH Séc, Tình khúc Bạch Dương quay tại LB Nga…
Đạo diễn Đỗ Thanh Hải chia sẻ chuyện làm phim thời nay
Những bộ phim về đề tài gia đình nhờ sự gần gũi, chân thực đã trở thành hiện tượng “bùng nổ” trong khán giả của phim truyền hình những năm gần đây: Sống chung với mẹ chồng, Về nhà đi con… Từ thành công vang dội của phim Về nhà đi con, dàn diễn viên trong phim tiếp tục hội ngộ khán giả truyền hình trong xê ri phim mùa COVID-19 Những ngày không quên.
Hơn 30 năm trong hành trình làm phim của Đài truyền hình Việt Nam, bên cạnh những thay đổi về đề tài, kỹ thuật… khán giả cũng chứng kiến sự chuyển giao thế hệ đạo diễn, diễn viên. Nhưng có một điều không thay đổi đó là lòng yêu nghề, có yêu nghề làm phim thì mới làm phim hay.
Dấu ấn nhạc phim đi vào lòng người xem
Những ca khúc nhạc phim Cô Tấm ngày nay (Chuyện nhà Mộc OST); Chị tôi (Người Hà Nội OST); Đường đời (Đường đời OST); Những bàn chân lặng lẽ (Cảnh sát hình sự & Chạy án OST); Liên khúc: Mong ước kỷ niệm xưa, Lời ru cho con, Lời chưa nói; Ca khúc: Cảm ơn con nhé (Về nhà đi con OST)… đã được tái hiện trong Quán thanh xuân tháng 7, mang tới cho khán giả nhiều cảm xúc mà nhiều thế hệ người Việt khó quên.
“Những ca khúc cho phim truyền hình đầu tiên rất thô sơ. Phim chiếu và dàn nhạc ngồi đánh theo”, NSND Khải Hưng nhớ lại.
Sau nhiều năm, những ca khúc nhạc phim mới xuất hiện, những giọng ca mới được khán giả biết tới nhưng các bản nhạc phim xưa vẫn gợi nhắc thanh xuân của rất nhiều con người.
Quán thanh xuân – 05/7/2020
Quán thanh xuân tháng 7: Ký ức đẹp về chuyện làm phim Việt thuở ấy
Khách mời của chương trình Quán thanh xuân tháng này là những đạo diễn, diễn viên của các bộ phim đã đi vào ký ức của khán giả màn ảnh nhỏ.
Quán thanh xuân tháng 7 với tên gọi "Về nhà xem phim" không chỉ gợi lại kỷ niệm về những bộ phim Việt, những bài hát đi cùng năm tháng mà còn hé lộ những câu chuyện chưa từng kể của những người làm phim, những diễn viên trong suốt 30 năm với những nốt thăng và nốt trầm của phim truyền hình Việt.
Về nhà xem phim chắc chắn sẽ gợi lại trong mỗi chúng ta những kỉ niệm về khoảnh khắc cả gia đình ngồi trước màn hình nhỏ, cùng cười, cùng khóc, cùng giận dữ và đồng cảm với các nhân vật trong những bộ phim của Đài THVN.
Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (VFC), Đài THVN đã phát triển từ một xưởng sản xuất nhỏ đến một hãng phim lớn, sau 30 năm. Cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, người Việt đã từng có một thế hệ truyền hình vàng với các bộ phim gần như là kinh điển như Mẹ chồng tôi, Người Hà Nội, Những người sống quanh tôi, Người vác tù và hàng tổng, 12A và 4H..., những bộ phim mà chỉ cần nhắc đến khán giả đã thấy thân thương và gần như nằm lòng trong trái tim công chúng.
Bộ phim đầu tiên là phim Người thành phố với những thiết bị quay rất khác với ngày nay, tốn công sức, tốn thời gian ... Ngày ấy truyền hình được thừa hưởng rất nhiều kịch bản từ phim truyện, có đến 40-50 kịch bản để chọn xem cái nào phù hợp với truyền hình. Bối cảnh của ngày đó cũng đơn giản, diễn viên đi đóng không cần catxe, về một xã quay là chủ tịch xã huy động cả xã ra để đóng và hỗ trợ đoàn. Dấu ấn khó quên khi trong tay chỉ có 2 tập phim Mẹ chồng tôi để phát, luôn trong tình trạng lo lắng... đứt sóng. Trong lúc chờ đợi thì tận dụng ngay sân Đài THVN làm bối cảnh duy nhất cho phim Bản giao hưởng đêm mưa, làm rồi phát sóng luôn, xong cũng là lúc các anh em mang phim về... Tất cả những điều đó là ký ức được các khách mời của Quán thanh xuân mang tới chương trình lần này.
Thuở ấy, điễn viên được chọn vào vai theo ngoại hình. Có những người chuyên được mời đóng vai người tốt, nhờ gương mặt "giời sinh" hiền lành. Nhưng cũng có những diễn viên luôn "chắc suất" vai ác. Tiêu biểu như diễn viên Nguyễn Hải chuyên được chọn đóng vai phản diện. Tại Quán thanh xuân, NSND Nguyễn Hải sẽ chia sẻ kỷ niệm lần đầu được giao vai chính. Bố anh ở quê xem phim, thấy con đóng vai nông dân thành lưu manh tri thức thì nhờ người ở quê lên Hà Nội nhắn rằng: Bao nhiêu vai tử tế thì không đóng, lại làm cái thằng... mất dạy, bảo nó đừng có về quê nữa. Kể từ đó là "sự trượt dài" trong các vai phản diện.
NSND Minh Hằng đem theo bức ảnh ngày đóng bộ phim đầu tiên cùng đạo diễn Khải Hưng vai một người con trai của phim Đứa con tôi. Ngày đó, đến 3/4 phim là có sự góp giọng lồng tiếng của Minh Hằng. Ngoài lồng giọng cho những vai nữ chính, chị còn lồng thêm tiếng trẻ con, tiếng người già vừa nói vừa bỏm bẻm nhai trầu... NSND Hoàng Dũng cũng có nhiều kỷ niệm để chia sẻ về câu chuyện lồng tiếng của mình.
Một điểm nhấn khác trong chương trình lần này là sự tái xuất của những bản nhạc phim được các thế hệ người Việt yêu thích như Cô Tấm ngày nay (Chuyện nhà Mộc OST); Chị tôi (Người Hà Nội OST); Đường đời (Đường đời OST); Những bàn chân lặng lẽ (Cảnh sát hình sự & Chạy án OST); Liên khúc Mong ước kỷ niệm xưa, Lời ru cho con, Lời chưa nói; Cảm ơn con nhé (Về nhà đi con OST)....
Quán thanh xuân tháng 7 sẽ được THTT lúc 20h40 ngày 5/7/2020 trên kênh VTV1.
Quán thanh xuân tháng 3 - Hành trình đầy cảm xúc về giấc mơ một thời thiếu nữ của các khách mời Chương trình "Quán thanh xuân" tháng 3 sẽ có sự tham gia của các khách mời nữ như nhà văn Trần Thị Trường, diễn viên Bảo Thanh, nhà giáo Đặng Nguyệt Anh... Quán thanh xuân tháng 3 với chủ đề "Cô gái đến từ hôm qua" là một hành trình đầy cảm xúc về giấc mơ một thời thiếu nữ của những người...