Quan tham bắt chước phim gián điệp để giấu hàng trăm tỷ tiền hối lộ ở chuồng gà
Chẳng ai ngờ được rằng một cựu quan chức Trung Quốc đã học theo phim gián điệp để cất giấu toàn bộ số tiền nhận hối lộ của mình.
Tháng 4 năm 2021, ông Dương Quốc Văn (58 tuổi) – cựu Bí thư ở khu vực tự trị Nội Mông, Trung Quốc, đã bị tuyên án 18 năm tù vì tội nhận hối lộ số tiền 150 triệu NDT (khoảng 520 tỷ đồng).
Dựa vào kết quả của các điều tra viên cho thấy, số tiền mà ông ta nhận đều được cung cấp từ cấp dưới hoặc các doanh nghiệp muốn trốn thuế.
Video đang HOT
Ngoài ra vị cựu Bí thư 58 tuổi này còn sở hữu rất nhiều bất động sản, cùng với những bộ sưu tập vàng trang sức, đồng hồ giá trị lên tới 20 triệu NDT.
Để hợp pháp hóa số tiền ăn hối lộ, ông Dương đã tạo nhiều tài khoản ngân hàng và nhờ người thân đứng tên với tổng giá trị lên tới 80 triệu NDT.
Đặc biệt, khi cơ quan điều tra đến khám xét trực tiếp tại nhà, họ còn tìm thấy tiền mặt được cất giữ ở nhiều nơi như: tủ lạnh, chuồng gà, bụi cây, bể nước,….
Giải thích về vị trí cất giữ tiền hối lộ ở những vị trí kì lạ như trên, ông Dương khai ông làm theo cách đã xem trong những bộ phim gián điệp, cất tiền ở những nơi ít bị để ý.
Phát hiện phần mềm gián điệp Pegasus theo dõi các nhà ngoại giao Phần Lan
Ngày 28/1, Bộ Ngoại giao Phần Lan cho biết điện thoại di động của các nhà ngoại giao nước này đã bị phần mềm gián điệp Pegasus theo dõi.
Trả lời hãng AFP, ông Matti Parviainen, phụ trách đơn vị an ninh thông tin trực thuộc Bộ Ngoại giao Phần Lan khẳng định "rõ ràng rằng đã có phần mềm gián điệp trong điện thoại của chúng tôi".
Dù từ chối cung cấp thông tin về số lượng quan chức đang trở thành mục tiêu của phần mềm Pegasus cũng như việc có xác định được danh tính các đối tượng tin tặc hay chưa, nhưng ông Parviainen cho biết các thiết bị di động bị phần mềm gián điệp này theo dõi đang được các nhà ngoại giao Phần Lan ở nước ngoài sử dụng.
Ông nhấn mạnh lực lượng chức năng quốc gia Bắc Âu này đã có những dự đoán tương đối chuẩn xác về khoảng thời gian các nhà ngoại giao bị theo dõi, đồng thời khẳng định hoạt động gián điệp hiện đã bị chặn đứng.
Bộ Ngoại giao Phần Lan cho biết, điện thoại của các nhà ngoại giao chỉ xử lý thông tin hoặc công khai hoặc có độ phân loại an ninh ở mức thấp nhất, song đó có thể là những thông tin mật giữa các nhà ngoại giao.
Công ty công nghệ NSO Group của Israel, nhà sản xuất phần mềm gián điệp Pegasus giúp các khách hàng sử dụng vào mục đích chống tội phạm, tuyên bố sẽ hợp tác trong bất kỳ cuộc điều tra nào để xác định xem liệu có xảy ra hành vi lạm dụng sản phẩm của họ hay không.
Tuyên bố cũng nhấn mạnh nếu phát hiện một trong số các khách hàng của NSO Group sử dụng sai mục đích phần mềm Pegasus, công ty này sẽ ngay lập tức chấm dứt hợp đồng và vô hiệu hóa phần mềm này đối với khách hàng đó.
Phần mềm Pegasus - có thể bật camera hoặc micro của điện thoại và thu thập dữ liệu - là tâm điểm của một vụ bê bối trong năm ngoái sau khi một danh sách khoảng 50.000 mục tiêu giám sát tiềm năng trên toàn thế giới được công khai, trong đó có cả các nguyên thủ quốc gia, nhà báo, chính trị gia, luật sư... NSO Group bị cáo buộc bán phần mềm này cho chính phủ nhiều nước và liên quan đến hoạt động nghe lén quy mô lớn nói trên.
Công ty này cũng đã bị Mỹ đưa vào danh sách đen thương mại, đồng nghĩa bị cấm mọi giao dịch với Washington. Tuy nhiên, NSO Group khẳng định chỉ bán phần mềm vì mục đích chống tội phạm và đã chấm dứt hợp đồng với các bên lạm dụng sản phẩm trái với quy định.
Nhà sáng lập WikiLeaks có cơ hội kháng cáo lệnh dẫn độ sang Mỹ Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange ngày 24/1 có cơ hội kháng cáo lên Tòa án Tối cao Anh về phán quyết dẫn độ ông sang Mỹ để xét xử 18 cáo buộc hình sự, trong đó gồm cả tội danh vi phạm luật gián điệp. Nhà sáng lập trang mạng WikiLeaks, ông Julian Assange. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Trong phán quyết bằng...