Quan tâm hơn nữa đời sống tinh thần công nhân, lao động các khu công nghiệp
Giai cấp công nhân đóng vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Quan họ trúc xinh do Cung Văn hóa lao động TP Hồ Chí Minh tổ chức.
Tuy chỉ chiếm tỷ lệ hơn 14% dân số, 27% lực lượng lao động xã hội, song hằng năm, giai cấp công nhân Việt Nam tạo ra hơn 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội, hơn 70% ngân sách nhà nước. Thế nhưng, lợi ích của một bộ phận công nhân, lao động (CNL) được hưởng vẫn còn hạn chế, chưa thật sự tương xứng với thành quả công cuộc đổi mới của đất nước và những đóng góp của chính mình. Nhiều CNL vẫn chưa thoát khỏi khó khăn, bức xúc do đời sống vật chất, tinh thần còn nghèo nàn.
Còn nhiều khó khăn
Ngày 9-1-2016, Ban Bí thư T.Ư Đảng khóa XI đã ban hành Chỉ thị số 52- CT/TW “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống tinh thần cho CNL ở khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX)”. Bên cạnh đó, Quyết định số 1780/ Q-TTg ngày 12-10-2011, của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “ xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở KCN đến năm 2015, định hướng đến năm 2020″. Thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Tổng Liên đoàn Lao động (LL) Việt Nam tổ chức khảo sát tình hình đời sống văn hóa của CNL ở các KCN tại 13 tỉnh, thành phố có đông KCN. Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các KCN trong cả nước chưa có quy hoạch về xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng xã hội và các thiết chế văn hóa phục vụ CNL; điều kiện sinh hoạt văn hóa, thể thao của CNL hầu như chưa có; mức hưởng thụ về văn hóa của người lao động rất thấp. Với hơn 3,7 triệu CNL đang lao động, sản xuất tại 284 KCN, có tới hơn 70% trong số đó đang phải thuê nhà trong các khu nhà trọ thiếu tiện nghi.
Cũng theo khảo sát của Tổng LL Việt Nam, đời sống của CNL trong các KCN còn nhiều khó khăn, thu nhập chưa bảo đảm cuộc sống tối thiểu của người lao động (NL) và gia đình họ; nhà trẻ, nhà ở, trường học chưa đáp ứng nhu cầu, chất lượng bữa ăn ca còn thấp. Tỷ lệ tăng ca thêm giờ còn vượt quá quy định, chưa có thời gian tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, học tập nâng cao trình độ, tìm hiểu pháp luật, nhất là đối với CNL độc thân, họ chỉ coi nhà trọ như chỗ ngả lưng qua đêm. Do đó, nhiều công nhân trẻ đang rơi vào tình cảnh “5 không” (không sách báo, không ti-vi, không văn hóa văn nghệ, không thể thao, không tự chủ nhà ở). Thứ giải trí duy nhất của công nhân trẻ, độc thân là chiếc điện thoại di động, giúp họ kết nối với thế giới bên ngoài nhà trọ và phân xưởng.
Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của đất nước, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư. Hiện thành phố có chín KCN đang hoạt động, thu hút hơn 300 doanh nghiệp (DN) với gần 140 nghìn CNL. Những năm gần đây, thành phố đã chú trọng quan tâm hơn việc chăm lo đời sống văn hóa cho CNL tại các KCN trên địa bàn. Từ năm 2011 đến nay, LL thành phố triển khai xây dựng 47 điểm sinh hoạt văn hóa công nhân trong các KCN. Các điểm sinh hoạt văn hóa phần nào đáp ứng nhu cầu tiếp cận, hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của NL. Chỉ tính riêng năm 2020, các hoạt động văn hóa văn nghệ được các cấp công đoàn Thủ đô quan tâm tổ chức đã có 68 buổi giao lưu, hội diễn và liên hoan văn nghệ, thu hút gần 46 nghìn lượt công nhân, viên chức, lao động tham gia. Tuy nhiên, theo ông Ngô Văn Tuyến, Phó Chủ tịch LL thành phố, so với nhu cầu thực tế, số lượng điểm sinh hoạt văn hóa công nhân còn quá ít, số lượng CNL được hưởng thụ văn hóa tinh thần chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của CNL. Trong khi đó, tại nhiều điểm sinh hoạt văn hóa còn thiếu sách, báo, tạp chí, trang thiết bị âm thanh, dụng cụ thể thao.
Làm giàu đời sống văn hóa, tinh thần công nhân
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo (Tổng LL Việt Nam) Vũ Mạnh Tiêm trăn trở: Việc chăm lo, cải thiện đời sống văn hóa của CNL trong các KCN là vấn đề lớn, hệ trọng nhưng thực tế không phải cấp ủy, cán bộ, đảng viên nào cũng nhận thức đúng đắn vai trò, ý nghĩa và sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa đến tư tưởng, tình cảm, niềm tin của giai cấp công nhân. Vẫn có người quan niệm, đời sống văn hóa tinh thần của CNL ở các KCN chủ yếu là hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ quần chúng, tổ chức giao hữu, thi đấu bóng đá, bóng chuyền, cầu lông tổ chức mỗi năm đôi ba lần. Hay công đoàn phối hợp chủ DN tổ chức cho NL tham quan, nghỉ mát. Thậm chí còn cho rằng, ăn còn chưa đủ, lo gì tới giải trí. Ông Vũ Mạnh Tiêm chia sẻ: Cùng với việc tiếp tục xây dựng, thực hiện chính sách bảo đảm cho CNL có việc làm, thu nhập, đời sống vật chất ổn định, việc quan tâm chăm lo đời sống tinh thần cho NL chính là một cách rút ngắn khoảng cách giàu – nghèo về văn hóa trong xã hội. Chúng ta bảo đảm tốt đời sống văn hóa tinh thần cho CNL là thiết thực góp phần hiện thực hóa chỉ số hạnh phúc cho con người. iều đó thể hiện bản chất ưu việt, nhân văn của chế độ ta. ồng thời, đây cũng là động lực giúp đội ngũ CNL ở các KCN yên tâm lao động sản xuất, nỗ lực đóng góp, cống hiến, tạo ra của cải vật chất cho xã hội nhiều hơn nữa.
Theo khảo sát của Tổng LL Việt Nam, hầu hết các KCN chưa có quy hoạch về xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng xã hội, thiết chế văn hóa – xã hội phục vụ CNL. Hệ thống cung văn hóa, nhà văn hóa lao động của tổ chức công đoàn chưa phát huy đầy đủ, đúng mức vai trò, tác dụng trong công tác xây dựng đời sống văn hóa NL tại nơi đây. Hiện nay, hệ thống công đoàn có 30 cung, nhà văn hóa lao động cấp tỉnh, năm trung tâm, nhà văn hóa công nhân KCN. Theo đánh giá của Ban Tuyên giáo (Tổng LL Việt Nam) nhiều nhà văn hóa lao động (NVHL) hoạt động chưa hiệu quả; chưa chủ động tham mưu, đề xuất với LL tỉnh, thành phố tổ chức các hoạt động phục vụ tổ chức công đoàn; chưa tổ chức được các hoạt động văn hóa thể thao cho CNL tại KCN, cơ sở. Nhiều NVHL đã thành lập được câu lạc bộ sở thích, tuy nhiên thiếu nhân viên tự quản lý, chủ yếu phải liên doanh, liên kết tổ chức quản lý. Thậm chí NVHL chỉ cho thuê địa điểm để tư nhân mở câu lạc bộ. Nhiều nhà văn hóa không có hoạt động, cơ sở vật chất đều cho thuê. Từ rất nhiều nguyên nhân đã dẫn tới tỷ lệ công nhân, viên chức, lao động tham gia sinh hoạt thường xuyên tại NVHL cũng như tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao chỉ đạt tỷ lệ 32% so với mục tiêu Tổng LL đề ra sau 10 năm triển khai đề án “Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở KCN đến năm 2015, định hướng đến năm 2020″.
Nhiều thế hệ cán bộ công đoàn gắn bó thân thiết với đời sống CNL đều có chung một trăn trở là làm thế nào để cho đoàn viên, NL của mình được hưởng một đời sống tinh thần bớt nghèo nàn như hiện nay. Công đoàn là tổ chức bảo vệ quyền lợi hợp pháp của CNL, nhưng không đủ khả năng, nguồn lực và thẩm quyền để xây dựng các thiết chế văn hóa phục vụ CNL. Trong khi đó, chủ DN mới có quyền quyết định việc làm, thu nhập của NL. Do vậy, chỉ khi DN ủng hộ thời gian, kinh phí hỗ trợ cho công đoàn và CNL tham gia các hoạt động văn hóa thì NL mới có cơ hội thưởng thức văn hóa tinh thần tại các dịp lễ 1-5, Tết Sum vầy… Hầu hết các KCN hiện nay đều thiếu quỹ đất bố trí diện tích xây dựng các thiết chế văn hóa cho NL. Tổ chức công đoàn đã nỗ lực vận động DN bố trí một phần diện tích của đơn vị dành cho việc phục vụ CNL nhưng có rất ít đơn vị thực hiện được.
Video đang HOT
Để có thể gỡ nút thắt này cần đẩy mạnh tuyên truyền để các cấp, ngành nhận thức đúng đắn về vai trò của văn hóa, coi công tác xây dựng văn hóa công nhân là yếu tố cơ bản của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Xác định việc này là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, đoàn thể trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện. Nhà nước cần có chính sách đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa, nhất là những nơi đông CNL. Chính quyền các cấp cần đầu tư đúng mức cho các thiết chế văn hóa, phương tiện, kinh phí hoạt động. ẩy mạnh hoạt động xã hội hóa các hoạt động văn hóa cũng như khơi dậy tiềm năng, khả năng sáng tạo, sự ham thích, ý thức tự nguyện của CNL tham gia vào hoạt động văn hóa, thể thao. ã đến lúc, hệ thống luật pháp cần luật hóa việc DN có nghĩa vụ, trách nhiệm đóng góp kinh phí, cùng chính quyền địa phương xây dựng thiết chế văn hóa cho CNL chứ không thể trông chờ vào sự hảo tâm của DN.
Ba đột phá chiến lược có ý nghĩa, giá trị lâu dài
Từ Đại hội lần thứ VI của Đảng, nhất là từ Đại hội XI đến nay, Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc vai trò của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với nguồn nhân lực và hệ thống kết cấu hạ tầng là những cơ sở, tiền đề rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng hội nhập quốc tế.
Xác định đúng các đột phá chiến lược - bài học từ tiến trình đổi mới
ại hội toàn quốc lần thứ XI của ảng đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu tổng quát là "Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị-xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau".
Một góc thủ đô Hà Nội.
Chiến lược đề ra 5 quan điểm, 12 định hướng phát triển, hình thành một hệ thống đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... như một chỉnh thể thống nhất, bảo đảm phát triển bền vững. ể tạo tiền đề thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ này, Chiến lược xác định phải đột phá vào ba khâu yếu (thể chế, nhân lực, hạ tầng), là những điểm nghẽn, cản trở sự phát triển và nếu giải quyết tốt các khâu này sẽ tạo xung lực mới có sức lan tỏa mạnh, giải phóng mọi tiềm năng, khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững.
Chính vì vậy, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 xác định ba khâu đột phá, gồm: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.
TP Hồ Chí Minh trên đà phát triển.
Trên cơ sơ đanh gia tông quat kêt qua thưc hiên Nghi quyêt Đai hôi XI, nhin lai 30 năm đôi mơi (1986-2016), dư bao tinh hinh thê giơi va đât nươc trong nhưng năm tơi, Đai hôi XII cua Đang xac định: "Thưc hiên co hiêu qua ba đôt pha chiên lươc (hoan thiên thê chê kinh tê thi trương đinh hương xa hôi chu nghia; phat triên nhanh nguôn nhân lưc nhât la nguôn nhân lưc chât lương cao; xây dưng hê thông kêt câu ha tâng đông bô)" là môt nôi dung trong sau nhiêm vu trong tâm trong nhiêm ky Đai hôi XII ma Đang, Nhà nước ta chu trong tâp trung lanh đao, chi đao thực hiện co hiêu qua.
Nâng tầm "ba đột phá chiến lược"
Tại Đại hội XIII, Báo cáo Chính trị đã chỉ rõ những mặt còn hạn chế, yếu kém trong thực hiện 3 đột phá chiến lược, đó là: Hoàn thiện thể chế còn chậm. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mắc, bất cập chưa được tháo gỡ. Đổi mới giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ chưa thực sự trở thành động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội...
Nhóm 7 trường đại học kỹ thuật ký kết biên bản hợp tác.
Trên cơ sở đó, Báo cáo Chính trị chỉ rõ: Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu, chúng ta cần tập trung đầu tư nguồn lực và đặc biệt chú trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, tạo sự chuyển biến về chất trong việc thực hiện ba đột phá chiến lược và được Đại hội lần này bổ sung, cụ thể hóa cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Cụ thể là:
Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách nhằm tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai, tài chính; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực bằng những biện pháp hữu hiệu.
Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, ưu tiên nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến căn bản, mạnh mẽ, toàn diện về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ người tài; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học-công nghệ; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí phấn đấu vươn lên, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sinh viên trường Đại học Việt Pháp (USTH) trong giờ học thực hành.
Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội, về môi trường và quốc phòng, an ninh, ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.
Tập trung giải quyết các đột phá chiến lược
Tập trung giải quyết và cụ thể hóa các đột phá chiến lược phù hợp với giai đoạn phát triển mới là một trong những nội dung được các đại biểu dự đại hội đưa ra bàn thảo nhiều trong 1,5 ngày thảo luận tại hội trường cũng như bên hành lang đại hội. Các đại biểu đều bày tỏ nhất trí cao với nhấn mạnh của Báo cáo Chính trị: "Ba đột phá chiến lược do Đại hội lần thứ XI, XII của Đảng xác định có ý nghĩa, giá trị lâu dài, vẫn còn nguyên giá trị và sẽ được cụ thể hóa phù hợp với từng giai đoạn phát triển".
Bên hành lang đại hội, trao đổi với chúng tôi về suốt quá trình qua 10 năm thực hiện ba đột phá chiến lược của Đảng, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh) chia sẻ nhiều ý kiến tâm huyết với nội dung này. Đại biểu bày tỏ: Từ Đại hội XI, XII và đại hội lần này, bên cạnh 6 giải pháp quan trọng, Đảng ta thực hiện ba đột phá chiến lược. Mặc dù được thực hiện trong suốt 10 năm qua nhưng rõ ràng, chúng ta chưa đạt được mục tiêu đề ra, do đó phải tiếp tục thực hiện và phải được nâng tầm ở mức cao hơn.
Các đại biểu trao đổi trong giờ nghỉ bên hàng lang Đại hội XIII.
"Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, XII của Đảng, Quốc hội khóa XIII, XIV đã đưa ra bàn thảo và được cụ thể hoá đột phá về thể chế trong các bộ luật, luật, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội... Như vậy, chúng ta đã có hệ thống luật, nhưng vấn đề là làm sao để có thể đồng bộ các luật, tuổi thọ của luật dài hơn và giảm bớt sự chồng chéo", đại biểu Trần Hoàng Ngân lấy ví dụ thực tế. Theo đại biểu, đại hội lần này nhấn mạnh thể chế đó phải giúp cho sự phát triển của các mô hình mới, các loại hình kinh doanh mới thích hợp với đổi mới sáng tạo, thích hợp với những ngành nghề kinh doanh mà thể chế hiện hành có thể chưa bắt kịp được.
Cùng chung quan điểm này, đại biểu Hà Sỹ Đồng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Trị cho rằng, trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, Trung ương tiếp tục triển khai quyết liệt, mạnh mẽ hơn đột phá về thể chế, đặc biệt trong công tác xây dựng luật pháp. Ví dụ như hiện nay về quy trình xây dựng luật, khi ban hành luật liên quan đến lĩnh vực của bộ nào quản lý thì bộ đó xây dựng, sau đó Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, ban hành rồi Chính phủ lại ban hành nghị định hướng dẫn thi hành, cho nên một số luật còn chồng chéo, còn chưa khách quan.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng đề nghị trong thời gian tới phải cải cách mạnh mẽ hơn. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ, Trung ương chỉ đạo phải có cơ quan xây dựng pháp luật riêng biệt, độc lập để mang tính khách quan, tránh chồng chéo, tránh có những ý chí nghiêng về cơ quan soạn thảo của ngành mình, bộ mình. Chính phủ ban hành nghị định cũng mang tính khách quan, kịp thời. Bên cạnh đó, phải rà soát lại các luật, nghị định đang chồng chéo. Cải cách thể chế mạnh hơn, thông thoáng, dễ hiểu hơn và đi vào cuộc sống dễ thực thi hơn.
Về vấn đề đột phá vào hạ tầng, theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, trong các kỳ đại hội trước, Đảng ta chủ yếu đề cập đến hạ tầng về kinh tế và đã có nhiều giải pháp đồng bộ để phát triển hạ tầng hạ tầng kinh tế đất nước một cách đồng bộ. Tuy nhiên, những năm gần đây, những tác động, cơ hội, tiềm năng từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là rất lớn. Do đó, Đại hội XIII đã nhấn mạnh hơn đến nội dung phải kết cấu hạ tầng đồng bộ, không những về kinh tế mà về mặt xã hội, an ninh-quốc phòng và nhấn mạnh hơn đến hạ tầng số, hạ tầng về công nghệ thông tin, viễn thông.
Sinh viên được tiếp cận với doanh nghiệp và việc làm ngay trong quá trình học ở trường đại học.
Đồng chí Trần Văn Huyến, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang bày tỏ: Chúng tôi đã nghiên cứu và góp ý rất sâu sắc vào các nội dung quan trọng văn kiện đại hội, trong đó tập trung vào giải pháp để quy hoạch, kết nối, liên kết các vùng kinh tế; quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông ở các vùng còn khó khăn, trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long. Khi hạ tầng giao thông thông suốt, hiện đại và kết nối liên vùng đồng bộ sẽ là động lực to lớn để phát triển nông nghiệp bền vững, theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh, từ đó đời sống nhân dân được nâng cao.
Từ thực tiễn của tỉnh Quảng Trị trong việc đầu tư phát triển hạ tầng trong những năm qua, đại biểu Hà Sỹ Đồng bày tỏ quan điểm: Hiện nay, nguồn lực của đất nước ta có hạn nên việc đầu tư phát triển hạ tầng ở các vùng, địa phương phải xếp theo thứ tự ưu tiên, có nguyên tắc, tiêu chí rõ ràng, bãi bỏ xin-cho, mạnh ai nấy được như trước đây. Đặc biệt liên kết vùng; liên kết vùng giữa các địa phương; liên kết giữa vùng, miền để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả đòi hỏi phải có định hướng, lãnh đạo, chỉ đạo và có quy hoạch khảo sát, đánh giá, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm không có liên kết bền vững lâu dài khiến hiệu quả chưa được cao.
Liên quan đến đột phá về nhân lực, nhiều đại biểu mong muốn đại hội có những quyết sách để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; trong đó cần thiết phải có chiến lược "dài hơi" về vấn đề này mà trọng tâm là đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo một cách thực chất. Đặc biệt, các cơ quan, đơn vị, địa phương phải có cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài để từ đó xây dựng được đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đạt được nhiều thành công trong giai đoạn qua.
Nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, ba đột phá chiến lược phải được đặt ở một tầm cao mới và một xu hướng mới, phù hợp với thực tiễn Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong giai đoạn bùng nổ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, việc phát triển nền kinh tế tri thức là xu thế tất yếu và muốn kinh tế tri thức phát triển thì đòi hỏi phải đồng bộ được từ cơ chế, chính sách đến hạ tầng và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Triển khai thực hiện phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập" UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch số 4575/VPUB-KGVX về việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch số 1374/KH-BGDĐT ngày 2-11-2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về thực hiện phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập" ngành Giáo dục giai đoạn 2020-2025 (gọi tắt là Phong trào...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cháy nhà trong đêm ở TP Mỹ Tho, bốn người tử vong

Lái xe công nông lùi vào cổng nhà, người đàn ông bị kẹt tử vong

Chồng ôm thi thể vợ gào khóc sau vụ va chạm giao thông

Vụ khách dàn hàng chụp ảnh ở Măng Đen: Đường thường xuyên tắc vì check-in

Kẻ lạ mặt cầm kéo đâm nhiều người dừng chờ đèn đỏ ở Cần Thơ

Chuyện về những chú chó nghiệp vụ tham gia cứu nạn động đất ở Myanmar

Hiện tượng lạ trào bùn ở Phú Yên: Trực 24/24, sơ tán dân nếu phát hiện nguy hiểm

Nhiều cán bộ lãnh đạo ở Vĩnh Long bị đề nghị xử lý liên quan sai phạm tại khu thương mại

Chủ xe và tài xế bị CSGT TP.HCM phạt 66 triệu đồng vì để rơi cuộn thép

Phát hiện thi thể đang phân hủy trôi dạt trên biển Phú Yên

Tây Ninh: Làm rõ vụ hành hung người đi đường

Nổ lớn tại quán bia ở Quảng Ninh
Có thể bạn quan tâm

Mẹ Từ Hy Viên bị chỉ trích vì 1 phát ngôn "máu lạnh"
Sao châu á
13:06:25 10/04/2025
Hot boy sở hữu visual cực phẩm gây sốt: Em trai ca sĩ đình đám showbiz, nhan sắc chiều cao như tài tử!
Tv show
13:03:19 10/04/2025
Nga trục xuất hai tùy viên quân sự Romania
Thế giới
12:55:03 10/04/2025
Năm không khi ăn ổi
Sức khỏe
12:47:30 10/04/2025
6 mẹo tiết kiệm tiền này sẽ giúp bạn có cuộc sống không phải lo lắng khi về già!
Sáng tạo
12:11:11 10/04/2025
Quang Hải gia nhập đường đua pickleball
Sao thể thao
12:07:06 10/04/2025
Váy họa tiết hoa nữ tính, nhẹ nhàng mà đẹp hút mắt
Thời trang
11:27:42 10/04/2025
Không phải "bạn gái 8 năm", đây mới chính là nàng thơ mới của bạn thân HIEUTHUHAI
Nhạc việt
11:25:07 10/04/2025
Bí quyết làm pizza xúc xích phô mai ngon như nhà hàng
Ẩm thực
11:17:41 10/04/2025
Cuối tháng 4: 4 con giáp từ vận xui hóa vận may, tài lộc bùng nổ, có bạn không?
Trắc nghiệm
11:06:28 10/04/2025