Quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam và ASEAN
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh mong muốn Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-ASEAN cũng như các doanh nghiệp thành viên quan tâm hơn nữa về thị trường ASEAN.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Chiều 5/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp Đoàn doanh nghiệp của Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-ASEAN.
Tham dự buổi tiếp có lãnh đạo một số bộ, ngành và đại diện 85 doanh nghiệp tiêu biểu của các tỉnh, thành phố, các nhà đầu tư đến từ các nước nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Tại buổi tiếp, đại diện các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ tiếp tục hỗ trợ việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, tiền thuê đất cho doanh nghiệp trong năm 2020 và 2021; hỗ trợ nắm bắt xu hướng dịch chuyển đầu tư quốc tế để lên kế hoạch chuẩn bị về nhân sự và chiến lược kinh doanh phù hợp.
Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện một loạt các Hiệp định thương mại tự do, trong đó có các hiệp định thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA), đại diện các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ thắt chặt quản lý sở hữu trí tuệ; đẩy nhanh việc triển khai các gói hỗ trợ doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu sụt giảm chưa từng có trong lịch sử gần đây, việc Việt Nam kiểm soát được dịch COVID-19 và đạt mức tăng trưởng dương (2,12% trong 9 tháng đầu năm) là tín hiệu đáng mừng, nhờ quyết tâm cao, sự chỉ đạo điều hành linh hoạt của Chính phủ và sự nỗ lực, đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp.
Bệnh cạnh phương châm “ chống dịch như chống giặc” nhằm sớm kiểm soát dịch COVID-19, Chính phủ nhanh chóng ban hành hàng loạt chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vượt qua khủng hoảng…, bước đầu đạt được kết quả khả quan.
Video đang HOT
Trong quý II, Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 4 nghị quyết về miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020; điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay đến hết ngày 31/12/2020.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh với các đại biểu. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định về việc gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; Bộ Tài chính đã ban hành hướng dẫn triển khai, ban hành Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, Chính phủ luôn quan tâm tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thể hiện qua việc cắt giảm trên 3.800 điều kiện kinh doanh, hơn 6.770 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành…
Với cơ chế một cửa ASEAN (ASW), Việt Nam cũng đã kết nối thêm với 5 nước ASEAN gồm Brunei, Campuchia, Myanmar, Lào và Philippines, nâng tổng số thành viên đã kết nối lên 9 nước.
Tổng số chứng nhận xuất xứ (C/O) tiếp nhận từ các nước ASEAN đạt trên 179.000 trong khi tổng số C/O gửi sang các nước ASEAN là trên 263.000.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh mong muốn, Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-ASEAN cũng như các doanh nghiệp thành viên quan tâm hơn nữa về thị trường ASEAN vốn đang có những chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây.
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, tổng kim ngạch hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN năm 2019 đạt 57 tỷ USD, tăng gấp 10 lần so với 25 năm trước đây và chiếm tỷ trọng 11% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Việt Nam còn là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu từ các nước ASEAN trong suốt 25 năm qua. Tính đến cuối tháng 7/2020, vốn FDI của các nhà đầu tư ASEAN vào Việt Nam đạt gần 82 tỷ USD, chiếm 21,6% tổng vốn đăng ký vào Việt Nam.
Đặc biệt, quy mô bình quân một dự án của các nước ASEAN là 19,9 triệu USD, cao hơn mức trung bình của các dự án FDI vào Việt Nam.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị, các doanh nghiệp chủ động, tích cực nắm bắt cơ hội cũng như thách thức trong quá trình thực hiện các Hiệp định thương mại tự do.
Kinh nghiệm 2 tháng vừa qua cho thấy doanh nghiệp nào có sự chuẩn bị tốt đều là những doanh nghiệp đầu tiên khai thác tốt lợi ích từ Hiệp định EVFTA.
Về vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Chính phủ bảo đảm thúc đẩy bảo vệ sở hữu trí tuệ trong bối cảnh Việt Nam đang thực thi nhiều Hiệp định thương mại tự do; đã ban hành Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng, các doanh nghiệp cũng phải nhanh chóng đăng ký sở hữu trí tuệ để được bảo vệ./.
Ông chủ Thái Lan bán 2 khách sạn gần 40 triệu USD ở quận 7, TP.HCM
Doanh nghiệp Thái Lan tiếp tục kế hoạch bán khách sạn Ibis Saigon South, Capri by Frasers ở Việt Nam và Pullman Jakarta Central Park tại Indonesia sau khi đối tác hạ giá chào mua.
HĐQT Tập đoàn Thái Lan Strategic Hospitality Extendable Freehold and Leasehold Real Estate Investment Trust (SHREIT) thông qua chủ trương chuyển nhượng 100% cổ phần của 2 công ty con sau khi nhận được lời đề nghị chào mua trị giá 105 triệu USD của công ty LT Rubicon ở Anh.
Công ty con mà SHREIT muốn bán lại đang sở hữu, vận hành 3 khách sạn tại khu vực ASEAN. Danh sách này bao gồm khách sạn 3 sao Ibis Saigon South, khách sạn 4 sao Capri by Frasers cùng tọa lạc ở quận 7, TP.HCM, Việt Nam và khách sạn 5 sao Pullman Jakarta Central Park ở phía Tây thủ đô Jakarta của Indonesia.
Trong đó, khách sạn Ibis Saigon South có quy mô 140 phòng, được định giá 14,7 triệu USD. Khách sạn Capri by Frasers có quy mô 175 phòng, được định giá 23,7 triệu USD. Còn khách sạn Pullman ở Jakarta được định giá 94,3 triệu USD. Như vậy, tổng giá trị của 3 khách sạn này gần 133 triệu USD.
Khách sạn Capri by Frasers và Ibis Saigon South nằm bên cạnh nhau ở quận 7, TP.HCM. Ảnh: BK.
Do giá trị thương vụ vượt quá 30% tổng tài sản công ty, SHREIT sẽ tổ chức đại hội cổ đông bất thường vào ngày 2/11 tới để xem xét, thống nhất phương án bán lại 100% vốn tại các công ty con đang sở hữu 3 khách sạn nói trên và ủy quyền cho HĐQT tham gia đàm phán, thỏa thuận cụ thể với đối tác.
Hồi đầu năm, chính LT Rubicon gửi lời đề nghị mua lại 3 khách sạn nói trên với mức giá 118 triệu USD. Tuy nhiên, kết quả bỏ phiếu tại đại hội cổ đông bất thường của SHREIT tổ chức giữa tháng 6 không tán thành thương vụ chuyển nhượng nói trên. Theo quy định, đại gia Thái Lan phải nhận được sự đồng ý của các cổ đông đại diện ít nhất 75% cổ phần có quyền biểu quyết tại cuộc họp nhưng tỷ lệ tán thành chỉ đạt 72,8%.
Ban lãnh đạo SHREIT cho biết các khách sạn đang đầu tư đều thua lỗ và phải tiếp tục gánh nhiều chi phí, khoản nợ. Những khách sạn này đều đang hoạt động với công suất hạn chế và khó có khả năng huy động thêm trong ngắn hạn.
Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nặng lên doanh thu, tình hình tài chính, dòng tiền của tập đoàn và tình hình này có thể tiếp tục. Công ty cũng đang vi phạm nhiều điều khoản trong các hợp đồng và có đối diện rủi ro bị kiện tụng từ phía đối tác, bao gồm một số bên cho vay.
SHREIT nhận định phần còn lại của năm 2020 với doanh nghiệp sẽ tiếp tục cực kỳ thách thức khi chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng. 6 tháng đầu năm, SHREIT có doanh thu 1,9 triệu USD nhưng thua lỗ 2,2 triệu USD.
Đây là những lý do khiến HĐQT muốn bán lại các khách sạn ở Việt Nam và Indonesia dù đối tác hạ giá chào mua.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy thị trường trái phiếu Một cơ quan xếp hạng tín nhiệm được tổ chức tốt và có uy tín là một trong những mảnh ghép còn thiếu trong thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang gia tăng nhanh chóng ở Việt Nam. Thị trường trái phiếu của Việt Nam đã khởi sắc và có tiềm năng tăng trưởng thêm. Mảnh ghép còn thiếu Sau nhiều năm tăng...