Quân sự thế giới : Tiết lộ quy mô kho vũ khí hạt nhân của Mỹ
Mỹ có khoảng 3,8 nghìn đầu đạn hạt nhân, 1.750 trong sô đó được triển khai trên tên lửa đạn đạo và máy bay ném bom chiến lược.
2050 đầu đạn được dự trữ cho trường hợp cần thiết, theo nghiên cứu được công bố bởi The Bulletin of the Atomic Scientists.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng 1,3 nghìn đầu đạn được triển khai trên các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, 300 quả bom hạt nhân dành cho các máy bay ném bom chiến lược từ các căn cứ quân sự của Mỹ và 150 chiếc khác được giữ tại các căn cứ ở châu Âu.
Video đang HOT
Ngoài ra, khoảng 2,4 nghìn đầu đạn đã lỗi thời được chuẩn bị để tiêu hủy cho đến năm 2030.
Theo Hiệp ước về các biện pháp giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược, được ký kết bởi Nga và Mỹ năm 2010, mỗi bên đều giảm kho vũ khí hạt nhân, sao cho sau bảy năm và thời gian tiếp sau đó, tổng số lượng vũ khí không vượt quá 700 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom, 1.550 đầu đạn hạt nhân và 800 bệ phóng được triển khai và không triển khai.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi từ bỏ vũ khí hạt nhân, nói rằng cả Mỹ, Nga và Trung Quốc nên làm như vậy.
Theo Danviet
Mỹ và Ba Lan liên thủ dựng 'pháo đài Trump' đe dọa Nga
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak thông báo về thỏa thuận với Mỹ tăng số lượng quân nhân Mỹ tại nước này. Chuyên gia Lev Klepatsky trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik đã nhận xét về tuyên bố này.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blasczak đã xác nhận thỏa thuận với Mỹ nhằm tăng số lượng binh sỹ Mỹ hiện diện tại nước cộng hòa.
Hiện đang thảo luận về các chi tiết. Chúng tôi đang trên lộ trình kết thúc các cuộc đàm phán, sẽ kết thúc thành công trong năm nay, ông nói trên truyền hình Ba Lan.
Khoảng 4500 lính Mỹ hiện đóng quân tại Ba Lan trong thành phần lữ đoàn bọc thép Mỹ và nhóm quân NATO đa quốc gia.
Giáo sư Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Nga Lev Klepatsky trong cuộc phỏng vấn với Sputnik đã nhận xét về tuyên bố của người đứng đầu Bộ Quốc phòng Ba Lan.
Cả Warsaw và Washington đều quan tâm đến việc này. Với người Mỹ, đây là "một giấc mơ vàng - có căn cứ ngay sát cạnh Nga. Còn đối vơi Ba Lan, đây là sự xác nhận họ và Washington là đồng minh chiến lược. Lev Klepatsky nói.
Trước đó Ba Lan đề nghị Mỹ đặt căn cứ cho một sư đoàn bọc thép Mỹ, đóng quân thường trực trên nước này và phía Ba Lan chịu chi phí. Đề xuất này được đưa ra bên ngoài khuôn khổ NATO, theo thỏa thuận song phương. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đề nghị gọi căn cứ này là "Pháo đài Trump".
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov, NATO nhận thức được việc Nga không có kế hoạch tấn công bất cứ ai, mà chỉ đơn giản là lợi dụng dịp này để triển khai thêm các thiết bị và binh sỹ đến gần biên giới Nga.
Theo Danviet
Quân sự thế giới : Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ bàn chuyện phụ trách S-400 Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump đã đề xuất thành lập nhóm phụ trách liên quan đến kế hoạch mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 (SAM) từ Nga, chính quyền Ankara thông báo. Hệ thống phòng không S-400 của Nga. "Tổng thống Erdogan đã trò chuyện qua điện thoại...