Quần quật làm việc nhà như osin, cô vợ uất ức cãi thì bị chồng chửi một câu cay đắng trúng tim đen
Ham giàu bỏ qua lời mẹ dặn, cô gái sa chân vào chốn hào nhoáng các nhưng cuộc sống thực sự không khác gì hầu gái.
Hôn nhân là chuyện hệ trọng cả đời, nhất là đối với phụ nữ. Nhiều người khi yêu, được bạn trai cưng chiều nhưng lúc cưới về mới vỡ mộng. Làm dâu nhà giàu chưa chắc đã dễ dàng.
” Ngày trước lúc lấy chồng, bố mẹ nói với mình rằng:
- Con lấy chồng như vậy là con phải chấp nhận, nhà mình không bằng nhà người ta, sau này lấy về mỗi lần 2 đứa giận nhau hay có vấn đề gì, con sẽ bị nói là không có gì, lấy về tay trắng không được đòi hỏi…
Mình cũng không để ý vì mình tin tưởng vào tình yêu này, vì trong thời gian yêu chồng mình rất chiều mình, mua đồ, cho đi ăn, đi uống,… Tất cả mọi việc, mình không phải lo một vấn đề gì, chỉ cần đi làm kiếm tiền để dành cho bản thân, còn chỗ trọ, tiền ăn uống, đi chơi anh lo hết. Anh còn tặng quà mình. Mình còn nhớ mẹ dặn là:
- Lúc yêu thì khác, lúc lấy về lại là một chuyện khác, khi mình là vợ rồi thì không còn được như lúc yêu vì có nhiều điều xảy ra.
Và đúng, chỉ sau 2 năm mình lấy chồng, giờ mình 26 tuổi. Mọi thứ đúng như lời mẹ nói. Cuộc sống không khác gì giúp việc.
Lúc đi làm thì không nói nhé!
Sáng dậy là đi mua đồ ăn sáng cho chồng, là quần áo, chuẩn bị giày dép tất để chồng đi làm rồi mới được đi làm.
Phải làm một nơi nào có thể được về sớm, tầm 4h bắt đầu về rồi để còn dọn dẹp, đi chợ, nấu cơm, chuẩn bị mọi thứ. Ăn xong thì tự dọn dẹp, rửa bát.
Video đang HOT
Quần áo thì cũng phải chờ chồng tắm xong, mình tắm xong rồi gom hết đi giặt, giặt xong tự lấy quần áo ra để phơi.
Còn nhà không được bẩn, bát lúc nào ăn xong cũng phải rửa dù chỉ một cái. Chồng giúp được cái gì thì giúp, không giúp được thì mình cũng không được kêu.
Cô gái tưởng lấy chồng giàu sẽ được cung phụng nhưng sự thật lại trái ngược hoàn toàn (Ảnh minh họa)
Còn nhiều lần chồng về thấy nhà bừa bộn, sáng dậy thấy chưa chuẩn bị đồ ăn sáng, có thể do mình mệt mình ngủ quên hoặc có thể do mình đi làm về muộn thì bị mắng, chồng cũng bảo mắng không sai vì đấy là nhiệm vụ của mình.
Lúc chưa cưới thì kỉ niệm đủ mọi ngày, đi đủ mọi nơi, lúc cưới rồi thì làm gì có ngày kỉ niệm nào, toàn cuối tuần đi chơi gộp lại một thể, Quà tặng cũng làm gì có, toàn tự đi mua sắm, thiếu thì mua, tiền có được chồng đưa cho đồng nào. Chồng bảo là ở nhà chồng, ngồi ô tô của chồng rồi thì tiền bản thân để làm gì, tự lấy ra mà mua.
Rồi không chỉ phục vụ chồng mà mẹ chồng, bố chồng lên chơi thì cũng phục vụ hết. Nhiều lúc tủi thân nghĩ không khác gì giúp việc. Và đúng như mẹ nói, tức nước vỡ bờ, nhiều lần cãi lại chồng thì chồng bảo:
- Lấy tao mày về đây có cái gì, nhà của tao, xe của tao, mày ăn cũng là tiền của tao, giờ còn muốn làm chủ cái nhà à, chả có nhà nào như thế đâu!
Cay đắng, giờ chỉ biết cười cho số phận mình ngu không nghe lời mẹ, bị cái hào nhoáng bên ngoài làm mờ mắt. Còn chưa kể nhiều hôm chồng say rượu về chẳng vì lý do gì mà mắng mình, chửi mình nữa…
Có lẽ sớm thôi, mình sẽ làm đơn ly dị nhưng nghĩ lại vẫn thấy thương bố mẹ. Giờ li dị thì bố mẹ lại mang tiếng không biết dạy con, nhưng như này, mình cũng chẳng chịu được lâu nữa. Bố mẹ mình không biết chuyện này vì mình cũng chẳng dám nóí, do mình lựa chọn mà… “, một cô gái giấu tên tâm sự trên mạng xã hội.
Hoàn cảnh trớ trêu của cô gái bắt nguồn từ những sai lầm khi còn đang yêu. Thấy chàng trai yêu chiều, chi trả mọi chi phí, cô gái yên tâm ở trong sự bao bọc mà không mảy may lo ngại. Đám cưới của cô cũng đến từ sự êm đềm nhất thời đó. Không phải tình yêu hay sự tính cách của người đàn ông dẫn cô đến với hôn nhân, mà lại là tiền và điều kiện của nhà trai. Sự mù quáng này khiến cô phải trả giá đắt.
Đế đên bây giờ, chồng quát một câu, tuy ê chề nhưng lại là sự thật – Mọi tài sản trong nhà đều từ người chồng mà ra, cô dường như không có sự tự lập mà trước nay chỉ dựa dẫm.
” Chính chị chọn khóc trong ô tô chứ gì nữa, tự làm thì tự chịu thôi. Chưa kể, đọc tâm sự của chị, chẳng có câu nào liên quan đến tình cảm 2 người cả, toàn thấy bồi dưỡng đi ăn đi chơi là đến đám cưới rồi “, một dân mạng ngao ngán.
” Thế này là do chồng gia trưởng đấy chứ! Không phải ai giàu cũng tệ bạc như thế đâu. Khi yêu mà không tinh táo, tự nhắm đưa chân vào, không làm chủ cuộc sống của mình thì dễ trượt ngã lắm “, tài khoản Thu Huyền bình luận.
” Thật ra không gắn mác chồng giàu thì một người vợ làm những việc đó cũng là bình thường thôi. Các bạn nữ nên xem ít ngôn tình thôi, không có chuyện công tử nhà giàu lấy một cô gái nghèo về rồi cung phụng như nữ hoàng đâu ạ. Thực tế lên đi! “, một người khác bày tỏ ý kiến.
Cơm canh chu đáo vẫn bị chê "không nấu được bữa nên hồn", vợ im lặng rồi thầm "trả đũa" ngoạn mục đúng 1 tuần sau khiến chồng tê tái
"Chiều qua đi làm về em phải vào viện thăm người ốm nên về muộn. Chồng về sớm cũng không nỡ cơm nước thay, em dựng xe lại vội vào bếp nấu lo cơm canh...", người vợ kể.
Khi bước chân vào cuộc sống hôn nhân, phụ nữ luôn là người hi sinh, chịu nhiều thiệt thòi hơn. Tuy cũng đi làm, lo kinh tế như chồng song họ còn phải gánh thêm 1 trọng trách tề gia, nội trợ vun vén cuộc sống gia đình. Vậy nên hơn hết, bất cứ người vợ nào cũng cần được chồng quan tâm, trân trọng những hi sinh, vất vả của họ.
Nếu không may lấy phải người chồng vô tâm, không biết trân trọng công sức của vợ, phụ nữ sẽ mệt mỏi, thấy áp lực với cuộc sống vô cùng. Giống như tâm sự của một người vợ trong câu chuyện dưới đây.
Cô vợ kể: " Ngày trước em là con út trong nhà, được bố mẹ anh em chiều chuộng lắm, hầu như chẳng mấy khi phải vào bếp nấu cơm. Từ ngày lấy chồng, đời đúng là rẽ sang một trang khác, đi làm thì thôi, về nhà là cắm cổ lo cơm nước nhà cửa. Có điều trong mắt chồng, em vẫn như thể chỉ ăn chơi.
Bài chia sẻ của cô vợ
Em không dám nói sai, từ ngày cưới lão tới nay tính ra cũng 4 năm 9 tháng mà chưa bao giờ em được chồng rửa giúp cái bát, nấu hộ bữa cơm. Ngày khỏe cũng như ngày yếu, em tự phải vào bếp làm hết. Con cái cũng vậy, 2 đứa mình em chăm, chồng giống như vật trang trí trong nhà. Gọi là tới tháng đưa tiền chi tiêu quy định cho vợ là hết trách nhiệm.
Thời gian gần đây, chồng em còn sinh ra cái tính cấm cảu, hay cằn nhằn. Đi làm về chỉ việc tắm giặt ngồi vào mâm ăn thôi nhưng mười bữa tới 7, 8 bữa chê bai đồ vợ nấu. Mà rõ em cũng thuộc diện chịu khó nghĩ món đổi bữa, 1 tuần 7 ngày, không bao giờ ăn lại món. Nói thật, bản thân mình cũng đi làm ngày 8 tiếng, về nhà còn 1 núi việc nữa chứ nào được nghỉ ngơi. Thành ra nghe chồng càm ràm em cũng bực, bảo anh thích ăn thế nào, chủ động vào bếp đi đỡ vợ. Thế nhưng lão cau mặt quát luôn rằng là đàn ông không bao giờ có chuyện đeo tạp dề đứng bếp.
Chiều qua đi làm về em phải vào viện thăm người ốm nên về muộn. Chồng về sớm cũng không nỡ cơm nước thay, em dựng xe lại vội vào bếp nấu.
8h bưng mâm lên, vừa nhìn thấy đĩa thịt kho, trứng tráng chồng em cau luôn mặt: 'Lại thịt, một tuần mấy bữa thịt không chán hay sao mà cô suốt ngày bắt tôi ăn'.
Nghe chồng nói thật sự là em nản nhưng vẫn nhẹ nhàng giải thích thế mà lão còn lớn giọng tiếp rằng em lý do lý trấu, đã vụng còn lười. Mỗi việc nấu cho chồng bữa cơm thôi mà sao cũng làm không nên hồn'.
Đến đây thì sức nhẫn nhịn của em cán mốc luôn rồi. Không thể chịu đựng được hơn, đặt mâm cơm xuống bán, em bảo chồng em chỉ nấu được thế, anh ăn được thì ăn, không ăn thì thôi. Miệng nói, tay em lấy đồ cho 2 con ăn. Bát chồng để nguyên, em không xới cơm cho như mọi khi. Lão hằn học ngồi phòng khách, em cũng không gọi. Xong bữa em dọn mâm, coi như bữa tối ấy chồng em nhịn.
Sáng hôm sau, lão đói dậy sớm hơn mọi khi, giục vợ đi nấu đồ ắn sáng nhưng em tuyên bố thẳng thừng: 'Từ nay anh ăn ngoài quán cho ngon miệng. Em nấu ăn không ra sao, không phục vụ được khẩu vị của anh'.
Tối về em cũng không nấu nướng gì, đón các con về tắm giặt cho chúng xong em đưa về ngoại ăn. Đến giờ về ngủ, chồng gọi điện nhắn tin bảo về cơm nước em mặc kệ. 1 tuần trời bếp núc lạnh tanh, lão không còn cách nào khác buộc phải ăn ngoài hoặc gọi đồ ăn nhanh về nhà.
Ảnh minh họa
Ăn uống vất vưởng mấy ngày liên tiếp, chồng em không chịu được, chiều nay phải nhắn tin cho vợ: 'Vợ ơi, chiều về sớm nấu cơm cho anh ăn với. Anh biết là anh sai rồi. Em đừng giận anh nữa, cơm vợ nấu là ngon nhất. Từ hôm nay anh sẽ về sớm đỡ vợ việc nhà. Vợ chồng cùng nấu cơm cho vui nhé'.
Em không nhắn lại song nghĩ cũng thương hại nên lại về sớm, đi chợ nấu cơm để vợ chồng con cái quây quần. Chắc lần này lão được bài học nhớ đời rồi".
Trong cuộc sống hôn nhân, điều phụ nữ mong mỏi nhất chính là sự trân trọng công sức, cũng như những hi sinh của họ vì gia đình. Không được chồng tôn trọng, mọi cố gắng của họ giống như đổ sống đổ bể. Khi sự cam chịu vượt giới hạn, chắc chắn họ sẽ vùng lên. Khi ấy, các anh chồng đừng bao giờ than trách vợ mình không còn hiền thục, nhu mì như trước. Bởi vốn dĩ, phụ nữ nhẹ nhàng hay không đều phụ thuộc vào người đàn ông ở bên cạnh họ đấy cánh mày râu ạ.
Tuyên bố không rửa bát trong ngày về ra mắt, cô gái còn chốt câu "xanh rờn" khiến đằng trai ức chế Không muốn làm osin ngay ngày đầu về thăm nhà, không phục vụ khi chưa được công nhận là con dâu... là những lí do cô gái đưa ra để từ chối nấu cơm hay rửa bát. Câu chuyện xoay quanh chủ đề cũ là con gái phải rửa bát ngày Tết. Thế nhưng trong câu chuyện được chia sẻ gần đây trên...