Quan niệm sai lệch về cân nặng của trẻ
Theo bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Hoa, Phó hội trưởng Hội Dinh dưỡng – Thực phẩm TP HCM, sai lầm thường gặp ở các bà mẹ là quan niệm về cân nặng. Với các mẹ, trẻ mũm mĩm đồng nghĩa với khỏe mạnh.
Chế độ dinh dưỡng quyết định 37% sự phát triển chiều cao, thể chất của trẻ, hơn cả tính di truyền. Dinh dưỡng đặc biệt quan trọng trong những năm đầu đời ở trẻ nhỏ, trẻ ở lứa tuổi học đường, đóng vai trò nền tảng giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Chế độ dinh dưỡng cần đầy đủ và hợp lý, việc thừa hay thiếu đều không tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, trong cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, nhiều bà mẹ hoặc thờ ơ, hoặc quan tâm quá mức dẫn đến những sai lầm. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hoa nhiều bà mẹ Việt chỉ mới dừng ở lượng khi cố gắng cho con ăn và bồi bổ càng nhiều càng tốt. Trong khi, để phát triển toàn diện, bé cần được chăm dinh dưỡng đúng, đủ và vận động hợp lý.
Cuộc khảo sát tình trạng dinh dưỡng khu vực Đông Nam Á (viết tắt là SEANUTS) được FrieslandCampina triển khai với quy mô trên 16.744 trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 12 tuổi tại Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam (tiến hành từ năm 2010 đến năm 2012) cho thấy hơn một nửa trẻ em Việt Nam thiếu vitamin A, B1, C, D và sắt do chế độ ăn uống chưa đủ chất hàng ngày. Thế nhưng, tỷ lệ béo phì, thừa cân lại không ngừng gia tăng, đặc biệt là ở các khu vực thành thị.
Trong suốt giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, các chuyên gia đã tiến hành đánh giá trên diện rộng các chỉ tiêu nhân trắc học, mức tiêu thụ dinh dưỡng từ khẩu phần ăn, hoạt động thể chất, khả năng nhận thức, xét nghiệm máu và chất lượng xương. Kết quả khảo sát được đăng tải công khai trên tờ British Journal của Anh.
Theo kết quả này, cứ 3 trẻ Việt Nam thì có 2 trẻ không đạt chế độ dinh dưỡng khuyến nghị của Bộ Y tế. Việt Nam đang chịu gánh nặng kép về tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em lứa tuổi học trò. Đó là tình trạng suy dinh dưỡng phổ biến ở nông thôn, còn trẻ ở các thành phố lớn lại thừa dinh dưỡng, một tỷ lệ lớn trẻ béo phì. Nhóm trẻ độ tuổi đi học, tình trạng thấp còi có tỷ lệ cao hơn (với 15,6%), nhẹ cân chiếm 22,2%. Ở nhóm trẻ 6 – 11 tuổi, khoảng một nửa thiếu vitamin D.
Video đang HOT
Việt Nam cũng nằm trong số 36 quốc gia có tỷ lệ trẻ thấp còi cao nhất thế giới. Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì và mắc bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng cũng gia tăng (khoảng 4,8%). Dù đã có kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 1996 – 2000 và chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 – 2010, nhưng tình trạng thiếu dinh dưỡng vẫn là vấn đề báo động bên cạnh tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng; thiếu máu dinh dưỡng cao; thiếu hụt vitamin D…
Các chuyên gia y tế cho rằng để phát triển toàn diện, bé cần được chăm dinh dưỡng đúng, đủ và vận động hợp lý. Nếu không vận động, trẻ không tiêu hao năng lượng đúng cách, dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Do đó, phụ huynh nên cho con vận động và vui chơi đúng cách từ 1 đến 2 giờ mỗi ngày. Các mẹ cũng nên cùng con chọn học một trong các môn thể thao như bóng rổ, bơi lội, cầu lông, bóng đá. Ở nhà, hạn chế thời gian cho con chơi game trên máy tính hay xem TV, và luôn tạo điều kiện để bé vận động mỗi ngày như đi cầu thang bộ, ra ngoài đạp xe, chạy nhảy, phụ giúp việc nhà… Khi đó, năng lượng mới tiêu hao đúng cách, hình thành tốt hệ cơ và xương, tạo cảm giác thèm ăn, ăn tốt và cơ thể hấp thu tốt các dưỡng chất.
Các mẹ cũng nên lưu ý phương pháp chăm sóc dinh dưỡng đúng cách: ăn đúng và đủ cả lượng, chất. Vì thế, mỗi bữa ăn của trẻ cần phải có đủ 4 nhóm thực phẩm, được chế biến đa dạng cùng việc duy trì uống sữa mỗi ngày.
Phương Thảo
Theo VNE
Trẻ cần được chơi ngoài trời ít nhất 1 tiếng mỗi ngày
Hầu hết các bác sĩ đều nhất trí với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyên trẻ em cần vận động thể lực với cường độ từ vừa tới nặng trong ít nhất 60 phút mỗi ngày.
Thời gian chơi là thời gian cho sức khỏe
Tuy nhiên, trong kỷ nguyên của các lớp học thêm và những bậc phụ huynh "cảnh sát" như hiện nay, nhiều trẻ không có cơ hội để vận động mạnh. Song một nghiên cứu mới đây cho thấy thời gian chơi ngoài trời sau giờ học sẽ làm tăng tích cực MVPA.
Nhìn chung, hoạt động thể chất cho trẻ em bao gồm các trò chơi, đóng kịch, thể thao, làm việc vặt, giải trí và lớp tập thể dục.
WHO lưu ý rằng "Trẻ em và thanh thiếu niên từ 5-17 tuổi cần có tổng cộng ít nhất 60 phút hoạt động thể chất với cường độ từ vừa đến nặng (MVPA) mỗi ngày.
Các hoạt động thể chất nên theo kiểu aerobic vì sẽ cải thiện sức khỏe cơ xương của trẻ, đồng thời tăng cường chức năng tim - phổi.
Ở ngoài trời nhiều sẽ vận động tốt hơn
Căn cứ vào thực tế trường học là thời gian duy nhất mà nhiều trẻ được chơi, các nhà nghiên cứu của Tường Đại học Alberta muốn tìm hiều xem liệu tăng thời gian chơi ngoài trời sau khi tan học có làm tăng MVPA hay không.
Họ đã nghiên cứu 306 trẻ từ 9 - 17 tuổi. Trong mùa đông và mùa xuân của năm học 2008/2009, những trẻ này được mang máy đo vận động và trả lời câu hỏi khảo sát trực tuyến bao gồm tự mô tả về thời gian hoạt động ngoài trời sau khi tan học, bao gồm những trò chơi tự do cũng như hoạt động thể thao có tổ chức.
Kết quả cho thấy 17% số trẻ không có thời gian ngoài trời sau khi tan học có số phút MVPA mỗi ngày kém hơn 21 phút. Buồn hơn nữa là những trẻ này có thêm 70 phút cho các hành vi "lười vận động" so với 39% số em dành thời gian ngoài trời nhiều nhất sau giờ học.
Nhìn chung, những trẻ ở ngoài trời nhiều hơn dễ đáp ứng được mức hoạt động thể chất theo khuyến nghị của WHO hơn gấp 3 lần, đồng thời cũng có sức khỏe tim-phổi cao hơn đáng kể so với những bạn "lười chơi". Tác động tích cực này của hoạt động ngoài trời vẫn đúng cả trong những tháng mùa đông.
Khi kết thúc, nghiên cứu này đã chứng minh một cách đáng thất vọng rằng chỉ có 1/3 (34%) số trẻ đạt được mức khuyến nghị 60 phút MVPA mỗi ngày.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng "Nhà trường và các bậc phụ huynh cần xem xét cấu trúc thời gian hoạt động ngoài trời cho trẻ trong nỗ lực nhằm tằng cường hoạt động thể chất và nâng cao sức khỏe tim-phổi. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng có thể dành cho trẻ thời gian chơi tự do ngoài trời, vì biện pháp này cũng có tác dụng tốt không kém".
Theo Dân trí
Kiểm soát cân nặng của trẻ Theo dõi thói quen ăn uống của trẻ béo phì có thể giúp cải thiện cân nặng cũng như sức khỏe tổng thể của trẻ. Những gợi ý sau có thể hữu ích đối với bạn. Ảnh: Shutterstock Thêm rau. Bổ sung thêm nhiều rau củ vào chế độ ăn hằng ngày. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là làm các món rau...