Quản lý vốn Nhà nước tại DN: Thoái vốn Nhà nước vẫn đang tắc
Thị trường thoái vốn Nhà nước 2018 đang khá đìu hiu. Bên cạnh lý do chứng khoán biến động mạnh, còn có phần khó khăn nội tại của doanh nghiệp và cả việc áp dụng một số quy định mới về cơ chế bán vốn nhà nước.
Phiên đấu giá cổ phần của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã “ế” tới gần 99%. Ảnh: hồng vĩnh
Từ đầu năm tới nay, rất nhiều phiên đấu giá cổ phần không thu hút được giới đầu tư, cổ phần “ế thảm”. Số cổ phần bán ra quá thấp so với cổ phần chào bán. Giá đấu bình quân cũng chỉ loanh quanh mức giá khởi điểm. Thực tế này khiến các doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn trong tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược.
Gần đây nhất, phiên đấu giá cổ phần của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) chỉ bán được 5,44 triệu cổ phần trên tổng số 488,8 triệu cổ phần được đem ra đấu giá. Điều này đồng nghĩa với việc cổ phần của Vinalines đã “ế” tới gần 99%. Trước đó, cũng nhiều phiên đấu giá không thành công như phiên đấu giá của: Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex IDC), Tổng Công ty Phát điện 3 (Genco 3)…
Cách đây ít ngày, đại diện Tổng Công ty Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho biết, theo kế hoạch ban hành từ đầu năm, SCIC đã giao chỉ tiêu cho các đơn vị trong đó có giao kế hoạch bán vốn tại 122 DN. Tuy nhiên, sau đó yêu cầu phải thực hiện theo quy định mới về bán vốn, SCIC đã dừng các bước triển khai trong năm 2018 đối với một số DN. Tính ra, có 81 DN sẽ triển khai bán vốn trong năm nay và không khả quan như dự tính. Tính đến 11/10, SCIC mới bán vốn thành công tại 8 DN, trong đó bán hết vốn tại 6 DN, bán bớt vốn Nhà nước tại 2 DN, chỉ đạt 9,8% kế hoạch.
Trong khi đó, báo cáo 6 tháng đầu năm của Thường trực Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển DN, cũng cho thấy, việc thoái vốn nhà nước tại DN, các bộ, địa phương mới triển khai được tại 42 DN, thu về 5.598 tỷ đồng. Trong số đó, có 10 DN thuộc danh sách thoái vốn theo quyết định của Thủ tướng.
Vướng vì sao?
Lý giải về tiến độ bán vốn chậm, Phó Tổng giám đốc phụ trách SCIC, ông Nguyễn Chí Thành cho hay, SCIC đang gặp một số khó khăn do triển khai Nghị định số 32/2-2018/NĐ-CP về cơ chế bán vốn mới. Theo đại diện SCIC, nghị định số 32/2018/NĐ-CP và Thông tư số 59/2018/TT-BTC ra đời để tháo gỡ những vướng mắc trong cơ chế bán cổ phần tại DN. Tuy nhiên, hiện cả hai văn bản này trên thực tế lại gây tắc bán vốn tại SCIC.
Cụ thể, theo quy định tại Nghị định số 32/2018/NĐ-CP, việc xác định giá trị DN và giá khởi điểm bán cổ phần tại DN sẽ do tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định theo pháp luật về thẩm định giá. Bên cạnh đó, giá khởi điểm bán cổ phần phải tuân thủ các quy định tại Thông tư số 59/2018/TT-BTC liên quan việc xác định giá trị quyền sử dụng đất thuê và giá trị văn hóa, lịch sử.
Trong khi đó, theo một số chuyên gia về thẩm định giá, các giá trị này không được quy định cụ thể tại Tiêu chuẩn về thẩm định giá và được cho rằng, đã nằm trong giá trị của nhóm “Tài sản vô hình không xác định được” (dù không thể tách riêng giá trị quyền sử dụng đất thuê trả tiền hằng năm và giá trị văn hóa, lịch sử). “Với yêu cầu xác định giá khởi điểm do đơn vị có chức năng thẩm định giá, giá khởi điểm phải đảm bảo phán ánh tiền thuê đất hằng năm bao gồm các giá trị văn hoá, sở hữu trí tuệ, hoặc phương thức cổ phần đấu giá chào bán cạnh tranh. Bên cạnh đó, cách thức bán vốn phải thêm nhiều khâu, quy trình khiến công tác bán vốn thực sự gặp nhiều khó khăn, ách tắc và khó gỡ”, đại diện Ban Đầu tư thuộc SCIC nói.
Video đang HOT
Từ thực tiễn bán vốn nhà nước của SCIC tại các DNNN, ông Lê Song Lai, Phó Tổng giám đốc SCIC, đánh giá, hiện vẫn còn nhiều lúng túng trong hài hòa các mục tiêu tối đa hóa số tiền thu về cho cổ đông nhà nước với tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược giúp phát triển DN.
Ông Lai cho rằng, muốn thoái vốn nhà nước tại DN thành công, cần tổ chức bán vốn chuyên nghiệp, lựa chọn thời điểm bán phù hợp, theo sát diễn biến thị trường và thực trạng hoạt động của DN. Bên cạnh đó, cần tiên phong áp dụng các cơ chế bán vốn đặc thù, như bán cả lô, bán cho nhà đầu tư chiến lược, bán dưới mệnh giá…
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa 19 DNNN, tổng giá trị DN là 40.672 tỷ đồng, giá trị vốn nhà nước là 23.084 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước nắm giữ 58,8% vốn điều lệ, bán cho nhà đầu tư chiến lược 40,6% vốn điều lệ, bán cho người lao động 0,51% vốn điều lệ.
“) center center / 34% no-repeat, rgba(0, 0, 0, 0.5); border: 1px solid rgba(0, 0, 0, 0.05); cursor: pointer; left: 10px; bottom: 10px; width: 30px; height: 30px;”>
KHÁNH HUYỀN
Theo tienphong.vn
Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động
Ngày 30/9, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính thức ra mắt, chấm dứt vai trò quản lý của các bộ ngành đối với doanh nghiệp nhà nước.
Tổng tài sản Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý ước tính vào khoảng 5 triệu tỷ đồng
Trước thực trạng nhiều doanh nghiệp nhà nước đầu tư dàn trải, hoạt động không hiệu quả, đặc biệt là sự thua lỗ của 12 dự án lớn ngành công thương, sau gần 8 tháng thành lập, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Ủy ban) đã sẵn sàng đi vào hoạt động.
Với mục đích hình thành cơ quan chuyên trách, tập trung đầu mối thực hiện quyền đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban này có nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; tuân thủ các quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính về chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp.
Cơ chế giám sát về tài chính đối với các doanh nghiệp do ủy ban làm đại diện chủ sở hữu nhưng không can thiệp vào những vấn đề thuộc thẩm quyền của doanh nghiệp trong lĩnh vực điều hành, quản trị kinh doanh.
Theo đó, 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang trực thuộc các bộ ngành hiện nay sẽ "khởi động" việc chuyển về trực thuộc Ủy ban , chấm dứt vai trò quản lý trực tiếp của các bộ ngành đối với những doanh nghiệp này.
Tổng tài sản Ủy ban này quản lý ước tính vào khoảng 5 triệu tỷ đồng.
Việc ra đời của Ủy ban được kỳ vọng sẽ tách bạch chức năng quản lý nhà nước và quản lý vốn tại doanh nghiệp, chấm dứt tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi", nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước.
Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước phải 'đặc biệt chống tham nhũng, lợi ích nhóm'
Ngày 29/9 vừa qua, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 131/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo đó, Ủy ban này là cơ quan thuộc Chính phủ được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật.
Ủy ban có nhiệm vụ xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của ủy ban theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định.
Đồng thời thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giao Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu như sau: Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, trừ các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; thực hiện đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Chia sẻ tại buổi Tọa đàm "Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước: Minh bạch thông tin, đổi mới quản trị" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức mới đây, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, những cơ chế chính sách của các bộ ngành ban hành hiện nay đã đủ khung khổ pháp lý cần thiết để Ủy ban có thể duy nhất là người thực hiện.
Nếu như trước đây, khi các bộ thực hiện quản lý các doanh nghiệp nhà nước khiến xảy ra tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi" thì sắp tới đây Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với vai trò đại diện chủ sở hữu có thể yêu cầu doanh nghiệp thực hiện, doanh nghiệp nào không thực hiện sẽ bị xử lý mà không phải đợi ý kiến các bộ ngành.
Đồng quan điểm, ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng cho rằng, việc thành lập "siêu ủy ban" quản lý vốn nhà nước là cần thiết, mục đích của Ủy ban là làm sao quản lý và sử dụng vốn nhà nước hiệu quả.
Ủy ban sẽ quản lý lượng vốn lớn của các Tập đoàn, mục đích đặt ra là khắc phục tình trạng như trước đây, các bộ ngành vừa ban hành chính sách lại vừa đi quản lý các doanh nghiệp dẫn đến nảy sinh nhiều bất cập, không công khai minh bạch, ông Hùng nhấn mạnh.
Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có chủ tịch và không quá 4 phó chủ tịch. Chủ tịch và phó chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức gồm: Vụ Nông nghiệp; Vụ Công nghiệp; Vụ Năng lượng; Vụ Công nghệ và hạ tầng; Vụ Tổng hợp; Vụ Pháp chế - kiểm soát nội bộ; Vụ Tổ chức cán bộ; Văn phòng; Trung tâm thông tin.
Các doanh nghiệp do Ủy ban trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu gồm:
Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam; Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam; Tổng công ty Viễn thông Mobifone; Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam; Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam; Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam; Tổng công ty Cà phê Việt Nam; Tổng công ty Lương thực miền Nam; Tổng công ty Lương thực miền Bắc; Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam; Các doanh nghiệp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Minh Anh
Theo theleader.vn
Danh mục 'khủng' của Ủy ban quản lý vốn 1,55 triệu tỷ đồng Chỉ mới 3/19 doanh nghiệp trong danh sách của siêu Ủy ban đang giao dịch trên sàn chứng khoán. Thành lập vào tháng 2/2018, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động trong thời gian rất ngắn tới đây sau 7 tháng chuẩn bị. Chiều 30/9 tới đây, Siêu ủy ban sẽ chính thức ra...