Quản lý quỹ Amber: Đổi chủ chưa đổi vận
Với lần đổi chủ mới nhất diễn ra vào cuối tháng 10 vừa qua, Công ty cổ phần Quản lý quỹ Amber đã trải qua ba lần đổi chủ. Dẫu vậy, tình trạng thua lỗ vẫn tiếp tục kéo dài.
Thua lỗ triền miên
Báo cáo tài chính quý III/2019 cho thấy, Công ty cổ phần Quản lý quỹ Amber (AFM) chỉ đạt doanh thu 297 triệu đồng, ghi nhận khoản lỗ 2,1 tỷ đồng trong quý. Cùng kỳ năm trước, các chỉ tiêu này lần lượt là 1,2 tỷ đồng và âm 28 triệu đồng.
Nguyên nhân thua lỗ mạnh hơn là trong quý này, doanh thu hoạt động nghiệp vụ của Công ty lao dốc, nhưng chi phí hoạt động tăng mạnh, từ mức gần 984 triệu đồng quý III/2018 lên hơn 2,7 tỷ đồng quý III năm nay.
Kinh doanh thua lỗ triền miên, khiến khoản lỗ lũy kế tính đến hết quý III/2019 của Công ty tăng lên hơn 27 tỷ đồng, dẫn đến vốn chủ sở hữu giảm còn 22,9 tỷ đồng. Với tình trạng lỗ lũy kế vượt quá 50% vốn chủ sở hữu, một lần nữa AFM đối diện với nguy cơ bị ngừng hoạt động.
Tiền thân là Công ty Quản lý quỹ Hữu Nghị, sau khi hết thời gian bị kiểm soát hoạt động, vào đầu tháng 6/2013, Công ty bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) yêu cầu tạm ngừng hoạt động. iều này đã khiến chủ mới phải bơm vốn để giải cứu Công ty khỏi bị “xóa tên” trên thị trường.
Dù trải qua nhiều lần đổi tên, đổi chủ, nhưng thành tích kinh doanh của AFM không được cải thiện. Dớp thua lỗ mãi bám riết Công ty từ năm 2017 tới nay (xem bảng).
2 lần đổi tên, 3 lần thay chủ
Video đang HOT
Cách đây 11 năm (tháng 10/2008), UBCK cấp phép thành lập Công ty Quản lý quỹ SME, với vốn điều lệ 25 tỷ đồng. ặt trụ sở chính tại Hà Nội, người đại diện theo pháp luật của Công ty là Tổng giám đốc Cao Thị Vân Anh.
Sau 4 năm hoạt động mờ nhạt, chẳng để lại dấu ấn gì trên thị trường, vào đầu năm 2012, Công ty ghi nhận lần đổi tên thứ nhất thành Công ty Quản lý quỹ Hữu Nghị.
Gắn liền với lần đổi tên thứ nhất là cú đổi chủ đầu tiên sau 4 năm hoạt động, khi ông Phạm Hữu Hòa lên giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị. Dẫu vậy, dưới thời ông Hòa, tình trạng kinh doanh thua lỗ, mất vốn của Công ty vẫn tiếp diễn.
Nghiêm trọng hơn, đến giữa tháng 11/2012, UBCK đã đặt Công ty vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, với thời gian từ ngày 14/11/2012 đến ngày 14/5/2013, do không đáp ứng được các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định…
Không lâu sau khi bị đặt vào kiểm soát đặc biệt, Công ty bị UBCK phạt 82,5 triệu đồng do nhiều lỗi vi phạm như chuyển trụ sở chính khi chưa được UBCK chấp thuận; chưa có quy trình phân bổ tài sản; không thực hiện thu thập và cập nhật thông tin về khả năng tài chính, mức chấp nhận rủi ro, hạn chế đầu tư, xây dựng chiến lược đầu tư cho nhà đầu tư ủy thác; không có đủ nhân viên có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ theo quy định; báo cáo không đúng thời hạn theo quy định.
Hết thời gian bị kiểm soát đặc biệt, vào đầu tháng 6/2013, Công ty bị UBCK yêu cầu tạm ngừng hoạt động.
ể giải cứu Công ty khỏi tình trạng bi đát này, cuối năm 2015, chủ mới đã tăng vốn điều lệ lên gấp đôi, 50 tỷ đồng. Sau cú tăng vốn này, tình hình kinh doanh của Công ty vẫn không khởi sắc.
Cú đổi chủ lần thứ hai tại Công ty diễn ra vào đầu tháng 11/2017, ông Trần Anh Thắng ngồi vào ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị, thay ông Phạm Hữu Hòa.
Tương tự như lần đổi chủ thứ nhất, sau khi lên ngồi vào vị trí “thuyền trưởng” của Công ty, như muốn xóa đi “dớp” thua lỗ, vào tháng 6/2018, Công ty thực hiện đổi tên thành Công ty cổ phần Quản lý quỹ Amber (AFM).
Chủ mới xuất hiện đã có một số động thái với tham vọng làm hồi sinh AFM. Bước đi đầu tiên sau khi được UBCK cấp phép, AFM đã lập Quỹ đầu tư tài chính AFM, với vốn điều lệ 50 tỷ đồng, thời gian hoạt động 15 năm.
áng chú ý, toàn bộ lượng vốn này do hai tổ chức tham gia góp vốn gồm: Công ty cổ phần Ô tô Á Châu và Công ty cổ phần Apollo Finance, với mức lần lượt là 15 tỷ đồng và 35 tỷ đồng. Cả hai tổ chức này đều được cấp phép kinh doanh tại Hà Nội.
Trong đó, Công ty cổ phần Apollo Finance đăng ký hoạt động vào tháng 8/2018, tại số 3 Pha-n Huy Ích, Hà Nội, với người đại diện theo pháp luật là Lê Hồng Quang.
Ngành nghề kinh doanh chính của Apollo Finance là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê…
Có vốn mới, quỹ mới, AFM không giấu giếm tham vọng mở rộng địa bàn hoạt động, khi vào tháng 3/2019, Công ty mở văn phòng đại diện tại miền Nam, đặt trụ sở tại TP.HCM.
Nhưng xem ra những “phương thuốc” trên của chủ mới vẫn chưa “đúng bệnh”, nên từ năm 2018 đến hết tháng 9/2019, Công ty vẫn tiếp tục thua lỗ. Kịch bản cũ một lần nữa được lặp lại, AFM tiếp tục đổi chủ.
Theo đó, vào cuối tháng 9/2019, sau sự cho phép của UBCK, nhiều cổ đông cũ của Công ty, bao gồm cả pháp nhân lẫn cá nhân như Công ty TNHH Amino Finance Group, Công ty TNHH I Capital, Công ty cổ phần Ampire, ông Nguyễn Trung Kiên, ông Lê Hồng Quang đã chuyển nhượng toàn bộ lượng cổ phần nắm giữ, tổng cộng 49,5% vốn điều lệ tại AFM, cho nhà đầu tư Lê Mạnh Linh.
Sau giao dịch này, ông Linh nâng tỷ lệ cổ phần nắm giữ tại Công ty từ 19,8% lên 69,3%. Ngoài ông Linh, công ty này còn 3 cổ đông khác gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Anh Thắng nắm giữ 10,9% cổ phần; hai cổ đông Louis T Nguyễn và Công ty cổ phần Amber Capital, mỗi cổ đông nắm giữ 9,9% cổ phần.
Thực ra, ông Linh không phải là người xa lạ ở AFM, bởi cho đến trước khi gia tăng mạnh lượng nắm giữ cổ phần tại AFM, ông Linh được biết đến với vai trò là thành viên Hội đồng quản trị tại Công ty.
Tuy nhiên, sau cú mua gom mạnh cổ phần, ông Linh ngồi vào ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị AFM thay ông Trần Anh Thắng. Bà Doãn Hồ Lan lên giữ chức Tổng giám đốc thay bà Nguyễn Thị Mai Trinh.
Thị trường đang dõi xem chủ mới sẽ đi nước cờ tiếp theo ra sao, để có thể xoay chuyển tình cảnh khó khăn hiện tại của AFM. Nếu nỗ lực đổi vận cho AFM lại thêm một lần nữa thất bại, chẳng biết số phận của Công ty sẽ đi về đâu, khi mà cuộc cạnh tranh trên thị trường ngành quỹ đang diễn ra ngày một khốc liệt, mà ở đó các công ty nhỏ như AFM luôn đứng trước nguy cơ bị đào thải khỏi thị trường.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Dệt may Việt Nam muốn thoái hết vốn khỏi Len Việt Nam
Hội đồng quản trị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (UPCoM: VGT) đã thông qua Nghị quyết về việc thoái hết vốn khỏi CTCP Len Việt Nam.
Dệt may Việt Nam muốn thoái hết vốn khỏi Len Việt Nam.
VGT sẽ thoái lượng cổ phần này với giá khởi điểm 10.500 đồng/cổ phần trong quý IV này theo phương thức đấu giá. Ủy ban Chứng khoán cũng vừa hủy đăng ký công ty đại chúng của LenViet.
Quyết định thoái vốn được VGT đưa ra trong bối cảnh kết quả kinh doanh suy giảm. Báo cáo tài chính riêng quý III/2019 cho thấy, VGT đạt 179,7 tỷ đồng doanh thu và lãi ròng vỏn vẹ hơn 809 triệu đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ 2018 lần lượt là 225,8 tỷ đồng và 1,9 tỷ đồng, chủ yếu do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm.
Nói về hoạt động sản xuất kinh doanh của Len Việt Nam, 3 năm trở lại đây (2016 - 2018), Công ty này liên tục thua lỗ. Năm 2018 cua LVN, doanh thu thuân đat 24 ty đông, giam gân 22% so vơi năm 2017; lô gân 4.8 ty đông. Lỗ lũy kế tại thời điểm này gần chạm mức 49.5 tỷ đồng, vượt vốn chủ sở hữu 8.5 tỷ đồng.
Hiệu quả kinh doanh thấp khiến thị giá cổ phiếu VGT trong tình trạng thấp hơn mệnh giá kéo dài. Chốt phiên giao dịch ngày 13/11, VGT đóng cửa ở mức 8.500 đồng/cổ phiếu.
Kiều Trang (T/h)
Theo Doisongphapluat.com
425 DNNN thuộc bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh: Nợ phải trả tăng 6% Báo cáo về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc và việc quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp năm 2018 của Bộ Tài chính, cho thấy 425 doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) thuộc bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh, có số nợ...