Quản lý phần mềm lợi dụng lỗ hổng trong ngân hàng mình đang làm việc để trộm 1 triệu USD, lĩnh án tù 10 năm
Khi bị phát hiện, nhà quản lý này cho rằng, đây chỉ là một “bài kiểm tra an ninh nội bộ”.
Lợi dụng một lỗ hổng bảo mật trong hệ thống máy ATM của ngân hàng Huaxia Bank, một nhà quản lý phần mềm người Trung Quốc đã ăn trộm khoảng 1 triệu USD từ các máy này và đã bị kết án vì tội danh đó.
Điều đáng nói là chính ngân hàng Huaxia Bank lại là nơi làm việc của nhà quản lý 43 tuổi này. Theo báo cáo từ SCMP, nhà quản lý này – tên Qin Qisheng – đang làm việc trong trung tâm phát triển công nghệ và phần mềm của ngân hàng khi phát hiện ra một “kẽ hở” (loophole) trong hệ điều hành lõi của ngân hàng, cho phép rút tiền mà không bị ghi lại về khung thời gian.
Năm 2016, Qin nhận ra rằng việc rút tiền mặt vào lúc gần nửa đêm sẽ không được hệ thống của ngân hàng ghi lại, và cùng năm đó, ông ta bắt đầu tìm cách lạm dụng kẽ hở này một cách có hệ thống.
Qin sẽ phải chịu án tù 10 năm 6 tháng cho hành vi của mình.
Qin viết một số đoạn script, để khi được cấy vào phần mềm của ngân hàng, chúng sẽ cho phép ông ta thử nghiệm kẽ hở đó mà không gây ra nghi ngờ.
Các báo cáo cho thấy, dường như việc thử nghiệm đã thành công khi nhà quản lý phần mềm này có thể thực hiện việc rút tiền trong hơn một năm với số tiền từ 740 USD cho tới 2.965 USD.
Video đang HOT
Số tiền đó phải đến từ một tài khoản nào đó, và vì vậy Qin sử dụng một “tài khoản giả” ( dummy account) do ngân hàng tạo ra với các mục đích kiểm tra.
Cơ quan thực thi pháp luật Trung Quốc cho biết, tổng cộng nhà quản lý này có thể đã lấy được tới hơn 7 triệu Nhân dân tệ, tương đương gần 1 triệu USD.
Cuối cùng, ngân hàng Huaxia Bank cũng phát hiện ra kế hoạch này, nhưng Qin đã cố giải thích rằng, việc làm của mình chỉ là “ các bài kiểm tra an ninh nội bộ.” Còn về số tiền, ông ta cho biết, chúng hiện đang nằm trong tài khoản của mình, nhưng sẽ được hoàn trả lại cho ngân hàng đúng hạn.
Điều thú vị hơn vị hơn cả là tổ chức tài chính nà đã chấp nhận lời giải thích của nhà quản lý này và khắc phục kẽ hở. Tuy nhiên, cơ quan thực thi pháp luật lại không tin vào câu chuyện đó và cuối cùng đã bắt giữ ông ta vì tội trộm cắp vào tháng 12 năm 2018.
Qin bị tuyên án 10 năm 6 tháng tù giam và khi kháng cáo, bản án được giữ nguyên.
Ngân hàng Huaxia yêu cầu chính quyền Trung Quốc bác bỏ vụ án khi số tiền được trả lại, cũng như mọi hành vi pháp lý đã được phục hồi. Yêu cầu này không được cơ quan thực thi pháp luật xem là “hợp pháp” và vì vậy, Qin vẫn phải chịu mức án của mình.
Các điểm yếu trong phần mềm không phải phương pháp duy nhất để những tên tội phạm buộc các máy ATM phải nhả tiền ra. Năm ngoái, các nhà nghiên cứu phát hiện ra một loạt malware được thiết kế riêng cho việc tấn công các máy ATM được rao bán trên Dark Web với mức giá gần 25.000 USD.
Tham khảo ZDNet
Trung Quốc dự định xây dựng căn cứ dưới đáy biển do AI toàn quyền điều hành
Không phải con người, mà là những con robot sẽ đảm nhiệm công việc tưởng chừng như chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng này.
Một thuộc địa hoàn toàn mới
Trí tuệ nhân tạo sắp sửa có một căn cứ địa của riêng mình - và nó được đặt ở một nơi nào đó mà con người còn chẳng muốn ghé thăm.
Theo một bài báo được đăng tải hôm thứ Hai tuần trước trên tờ South China Morning Post, các nhà khoa học của Viện Khoa học Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng một cơ sở nghiên cứu nằm sâu dưới Biển Đông và họ muốn robot với trí tuệ nhân tạo điều hành nó.
Căn cứ này có thể là " thuộc địa trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên Trái Đất", theo lời những người có liên quan đến dự án.
Robot thám hiểm
Các nhà nghiên cứu sẽ xây dựng căn cứ ở độ sâu khoảng từ 6 đến 11km dưới mặt nước, mặc dù họ đã xác định được vị trí cụ thể. Những sợi cáp chạy từ căn cứ lên một con tàu hoặc một platform (tổ hợp nổi) trên mặt nước sẽ cung cấp năng lượng cho căn cứ này.
Căn cứ sẽ có các platform dùng để tàu cập bến như một trạm không gian. Các tàu ngầm robot sẽ rời căn cứ từ các trạm này để thực hiện các nhiệm vụ thám hiểm, khảo sát các khu vực mới và thu thập dữ liệu về các dạng sống dưới biển. Họ cũng sẽ thu thập các mẫu khoáng vật phân tích tự động ngay trong căn cứ.
Lặn sâu
Đại dương bao phủ hơn 70% bề mặt Trái đất, nhưng con người mới chỉ khám phá được khoảng 1% đáy đại dương. Dẫu vậy, điều này cũng chẳng có gì quá ngạc nhiên, khi mà môi trường luôn biến động rất mạnh.
Tuy nhiên, lợi ích của việc biết những gì đang diễn ra ở sâu bên dưới bề mặt đại dương là rất lớn - những dữ liệu chắt lọc từ nghiên cứu này có thể cải thiện hiểu biết của chúng ta về biến đổi khí hậu, dẫn đến việc phát hiện ra các loại thuốc mới hoặc giúp các nhà nghiên cứu xác định các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Vì vậy, dù tạo ra "thuộc địa AI" này sẽ không hề dễ dàng hoặc có kinh phí phải chăng - SCMP cho biết công trình này sẽ tốn khoảng 160 triệu USD để hoàn thành - nhưng những khám phá mà nó có thể mang lại có thể khiến khoản đầu tư này trở nên hoàn toàn đáng giá.
Theo GenK
Quan chức giáo dục Trung Quốc sửa điểm thi đại học bị sa thải Kết quả thi đại học môn tiếng Anh ở tỉnh Chiết Giang, đông Trung Quốc được công bố vào ngày 24/11 gây nghi vấn vì một số học sinh làm tốt phần trắc nghiệm nhưng bị chấm điểm kém hơn ở bài luận, theo SCMP. Một lớp học ở Trung Quốc. Cơ quan khảo thí Chiết Giang ra tuyên bố nói rằng sau...