Quản lý mua hàng qua mạng: Còn nhiều thách thức
Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng không có nguồn gốc xuất xứ, quảng cáo sai sự thật… trên các trang bán hàng điện tử, mạng xã hội vẫn đang diễn ra phức tạp.
Trong khi đó, công tác phát hiện, quản lý và xử lý đối với hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ càng trở nên khó khăn.
Tràn lan hàng giả, hàng nhái
Hoạt động mua bán qua mạng đang phát sinh nhiều rủi ro, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây
Thương mại điện tử (TMĐT) được coi là tiện ích cho cả người mua và người bán, tuy nhiên từ đây cũng phát sinh nhiều vấn đề, đặc biệt là nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Nhiều người cho biết, không ít lần đã dính quả lừa vì hàng trên mạng quảng cáo một đằng nhưng khi sản phẩm đến tay lại một nẻo.
Các hoạt động kinh doanh, mua bán trực tuyến ngày càng phổ biến đã và đang đem lại những giá trị, lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, người dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế đất nước trong thời kì đổi mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động này đang phát sinh nhiều rủi ro, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế và đời sống của nhân dân.
Có thể thấy, với những lợi thế về mặt thời gian, không gian, sự thuận tiện tối đa cho người tiêu dùng, mua sắm online đang là sự lựa chọn ngày càng lớn của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, số lượng người dân sử dụng điện thoại thông minh (smart phone) ngày càng nhiều cũng là một tác nhân để kênh TMĐT phát triển nhanh chóng.
Nhiều người coi bán hàng trên mạng là “cần câu cơm”. Tuy nhiên, đi kèm với sự bùng nổ của các kênh TMĐT là những nguy cơ về vấn nạn hàng giả hàng nhái hoành hành.
Theo ghi nhận, nhiều tổ chức, cá nhân đã lợi dụng phương thức TMĐT để thực hiện các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, cung cấp thông tin sai lệch để lừa dối người tiêu dùng, lợi dụng phương thức này để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các tổ chức, cá nhân khác.
Người bán trên các sàn tìm mọi cách để lách qua các bộ lọc kỹ thuật của sàn, như cố tình thay đổi tên sản phẩm là N.I.K.E thay vì NIKE. Thậm chí, có những đối tượng bán lá cây cần sa nhưng rao bán “lá cây đu đủ” hay “cỏ mỹ”; lập website “samsungvietnam.online” bán sản phẩm điện thoại Samsung giả.
Nghiêm trọng hơn, có trường hợp nghi ngờ lợi dụng sàn TMĐT Shopee để bán bánh có chứa cần sa. Vụ việc này đã được chuyển cho Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công an) điều tra, xử lý.
Video đang HOT
Đưa các cơ chế mới để kiểm soát
Mua hàng qua mạng vẫn khó quản lý và chứa đựng nhiều rủi ro (Ảnh minh họa)
Cục TMĐT và Kinh tế số ( Bộ Công Thương) cho biết, tính đến hết năm 2018, đơn vị này đã gỡ bỏ trên các sàn TMĐT gần 36.000 sản phẩm vi phạm về hàng giả, hàng nhái và hơn 3.000 tài khoản bị khóa.
Riêng 8 tháng đầu năm 2019, sau lễ ký cam kết “Nói không với hàng giả trong TMĐT” với các kênh TMĐT vẫn có trên 3.700 sản phẩm vi phạm từ gần 632 gian hàng và website phải gỡ bỏ.
Nhận định về thực trạng hàng giả hàng nhái trên sàn TMĐT hiện nay, ông Đặng Hoàng Hải- Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số cho rằng, mặc dù đã đạt được những hiệu quả bước đầu trong việc phát hiện và xử lý vi phạm trên TMĐT, tuy nhiên, phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi. Nhiều đối tượng là người bán trên các sàn tìm mọi cách để lách qua các bộ lọc kỹ thuật của sàn.
Tại buổi làm việc của Bộ Công thương liên quan đến vấn đề này diễn ra mới đây, ông Trần Hữu Linh- Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho rằng, hiện nay, người bán hàng trên mạng đa dạng về đối tượng cũng như mặt hàng. Khi quảng cáo thì dùng hình ảnh hàng thật, chính hãng nhưng lúc giao hàng là hàng nhái, không có nguồn gốc chứng từ. Khi xử lý phải có dấu hiệu, chứng cứ vi phạm cụ thể.
Hiện 100% giao dịch trên mạng không có hoá đơn chứng từ nên xử lý hàng giả, lậu càng khó khăn vì khó lần ra ai cung cấp hàng hoá. Ông Linh cũng nêu lên thực trạng hiện nay đó là khó khăn trong việc quản lý số gian hàng trên các sàn TMĐT do có vô hạn gian hàng và số lượng hàng bán ra. Bởi vậy, nếu không ràng buộc trách nhiệm chủ sàn TMĐT thì sẽ rất khó quản.
Trước những diễn biến phức tạp về vấn nạn hàng giả, hàng nhái trên sàn TMĐT, tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Trước mắt nhiệm vụ trọng tâm là Cục TMĐT và Kinh tế số, Tổng cục Quản lý thị trường, Vụ Pháp chế chủ động rà soát Nghị định 52 và báo cáo Chính phủ sớm đưa vào nhiệm vụ hoàn thiện trong năm 2020 để bổ sung và điều chỉnh các nội dung không còn phù hợp. Đặc biệt lưu ý đưa các cơ chế mới để kiểm soát, truy xuất các hoạt động TMĐT, gắn trách nhiệm của chủ sàn TMĐT.
Theo VN Review
3 'tuyệt chiêu' để người bán hàng tránh bị lừa chuyển tiền qua mobile banking
Dù đã được ngân hàng cảnh báo nhiều lần về các phương thức lừa đảo, tuy nhiên nhiều khách hàng vẫn tiếp tục bị tội phạm lợi dụng để chiếm đoạt tài sản.
Giả mạo thông tin ngân hàng để lừa người bán hàng. Nguồn: internet
Giả mạo thông tin ngân hàng để lừa người bán hàng
4 giờ chiều ngày thứ Sáu, 2/8, một đối tượng tìm đến cửa hàng mỹ phẩm xách tay tại Hà Nội rồi nhanh chóng chọn mua 5 chai nước hoa đắt tiền và 1 bộ mỹ phẩm có tổng giá trị 33,2 triệu đồng, nói rằng để làm quà tặng sinh nhật sếp.
Sau khi nhờ nhân viên gói số hàng trên và cho vào túi, với lý do không mang đủ tiền mặt, đối tượng xin số tài khoản ngân hàng của chủ cửa hàng là chị Nguyễn Thị A để chuyển khoản thanh toán.
Được chị A cung cấp số tài khoản tại ngân hàng, đối tượng này đã thao tác trên điện thoại như thể thực hiện lệnh chuyển tiền trên mobile banking. Chừng vài phút sau, đối tượng đưa ảnh hành chụp màn hình chứng từ giao dịch thành công lệnh chuyển tiền 33,2 triệu đồng gửi cho chị A.
Sau đó, lấy lý do phải về tham dự và tặng quà sinh nhật sếp luôn, khách hàng ngỏ ý muốn được mang hàng về trước, mặc dù tài khoản chị A vẫn chưa nhận được tiền. Khi chị A hỏi thì đối tượng nói khả năng chuyển tiền muộn nên hệ thống chưa kịp cập nhật.
Đối chiếu với chứng từ giao dịch thành công lệnh chuyển tiền mà đối tượng gửi, chị A đã tin tưởng và đồng ý để đối tượng lấy hàng đi khi tài khoản chưa nhận được tiền.
Đến tối cùng ngày, càm thấy không yên tâm, chị A đã gọi điện lại cho người mua hàng để xác minh lại thông tin chuyển tiền thì điện thoại đã tắt máy, không liên lạc được. Hỏi thông tin qua bạn bè làm ngân hàng, chị A biết mình đã bị lừa, thông báo giao dịch là không có thật.
Cũng "mất tiền oan", chị B thậm chí còn "dính" thủ đoạn tinh vi hơn. Cuối tháng 7 vừa qua, chị B có rao bán 2 chiếc đồng hồ xách tay trị giá 20 triệu đồng. Sau 3 ngày rao bán thì có một đối tượng ở TP. Hồ Chí Minh gọi điện cho chị và chấp nhận mua với giá 19,8 triệu đồng.
đối tượng trên giao hẹn khi chuyển tiền xong cho chị B thì sẽ nhờ người quen qua shop chị lấy hàng. Khoảng 5 giờ chiều thứ Sáu, đối tượng gọi điện cho chị B thông báo đã lập ủy nhiệm chi chuyển khoản số tiền 19,8 triệu vào tài khoản do chị cung cấp. Liền sau đó, khách hàng trên đã gửi cho chị ảnh chụp lệnh ủy nhiệm chi có dấu tròn xác nhận của ngân hàng. Chị B đã kiểm tra, rà soát thấy khớp đúng tất cả các nội dung như ngân hàng nhận, số tài khoản, số tiền chuyển...
Ngay sau đó, khách hàng trên đã nhờ người qua shop chị B lấy đồng hồ. Mặc dù vẫn chưa nhận được tiền qua tin nhắn điện thoại nhưng chị vẫn cho lấy hàng, sau khi nghe giải thích cuối tuần ngân hàng không xử lý kịp lệnh chuyển tiền, sáng thứ Hai sẽ nhận được tiền sớm.
Sáng thứ Hai vẫn chưa nhận được tiền, chị B ra ngân hàng để hỏi thì được trả lời ủy nhiệm chi của khách hàng không thể thực hiện được, do khách hàng ghi thiếu 1 số tài khoản của chị. Hiện tại, khách hàng đã rút hết tiền trong tài khoản.
Đem thắc mắc hỏi bạn bè làm trong lĩnh vực ngân hàng, chị B được nghe giải thích có thể đối tượng khách hàng trên đã cố tình ghi thiếu 1 số tài khoản của chị nhằm mục đích ngân hàng không thể chuyển được tiền sang tài khoản cho chị. Sau khi có ủy nhiệm chi (liên 2), đối tượng lừa đảo đã ghi thêm bằng tay 1 số vào phiếu ủy nhiệm chi rồi chụp hình gửi cho chị làm tin.
Sau khi nghe giải thích, chị B chỉ biết kêu trời trước mánh khóe tinh vi của kẻ lừa đảo.
3 tuyệt chiêu phòng tránh lừa đảo chuyển tiền
Trở lại việc chị A, xem xét kỹ phần thông tin giao dịch có thể thấy đối tượng đã chuyển khoản cùng hệ thống ngân hàng với chị A. Thông thường khi khách hàng chuyển tiền nội bộ trong hệ thống ngân hàng thì người nhận ngay lập tức sẽ nhận được tiền luôn. Do vậy, trong trường hợp phát sinh giao dịch bất thường như trên thì người bán hàng cần bình tĩnh xem xét một cách thận trọng, có thể cân nhắc hoãn giao dịch để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, để phòng tránh rủi ro, người bán hàng online cần trang trị cho mình những kỹ năng nhất định về tâm lý giao dịch khách hàng cũng như kiến thức về giao dịch, thanh toán qua ngân hàng.
Thứ nhất, đề nghị khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển tiền nhanh 24/7 nếu khách hàng có nhu cầu mua hàng ngay.
Phần lớn các ngân hàng hiện nay đều cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhanh 24/7 thông qua mobile banking. Ưu điểm khi sử dụng dịch vụ chuyển tiền nhanh 24/7 là người bán hàng online sẽ ngay lập tức nhận được tiền vào tài khoản bất kể chuyển khoản thời gian nào trong ngày, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật cũng như tài khoản người gửi khác hệ thống ngân hàng người nhận.
Trường hợp khách hàng thông báo đã chuyển tiền bằng dịch vụ chuyển tiền nhanh 24/7 và chụp màn hình thông báo giao dịch thành công, tuy nhiên người bán hàng vẫn chưa nhận được tiền thì cần xem xét thận trọng. Trong trường hợp này, người bán hàng có thể bí mật gọi điện cho số hotline của ngân hàng để kiểm tra trạng thái tài khoản trước khi quyết định có giao hàng hay không.
Trường hợp khách hàng muốn nộp tiền mặt vào tài khoản của người bán hàng thì đề nghị khách hàng tìm ngân hàng cùng hệ thống để đảm bảo sau khi nộp tiền, người bán sẽ nhận được tiền luôn vào tài khoản.
Lời khuyên đối với người bán trong trường hợp này là luôn đảm bảo trạng thái "tiền trao, cháo múc", phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra.
Thứ hai, người bán hàng cần đặc biệt lưu ý đến các giao dịch phát sinh vào cuối ngày, đặc biệt là thứ Sáu.
Các đối tượng lừa đảo thường lấy lý do thiếu thuyết phục là cuối ngày ngân hàng chưa kịp ghi nhận giao dịch, hệ thống có lỗi... để qua mặt người bán. Tuy nhiên, các giao dịch có lỗi trên thường có xác suất rất nhỏ.
Thứ ba, người bán hàng cũng cần để ý đến thái độ và tâm lý của người mua. Nếu người mua tỏ ra khoáng đạt, không mặc cả, mua hàng với giá trị lớn, hẹn giao hàng tại các địa điểm xa thì cũng cần phải đặc biệt cảnh giác.
Đặc biệt, người bán hàng online cũng cần thường xuyên cập nhật các phương thức và thủ đoạn lừa đảo được ngân hàng khuyến cáo để chủ động phòng tránh bị kẻ gian lợi dụng khi giao dịch mua bán online.
Theo tài chính
Singapore ứng dụng AI, mở các cửa hàng không có người bán Ba thương hiệu bán lẻ hàng đầu của nước này là Pick &Go, Octobox và OMO Store đã công bố kế hoạch mở các cửa hàng không có người bán hàng trong năm nay. Tại cuộc triển lãm của ngành bán lẻ Singapore diễn ra ngày 16/8, ba thương hiệu bán lẻ hàng đầu của nước này là Pick &Go, Octobox và OMO...