Quản lý doanh nghiệp nhà nước lương chỉ bằng 1/2 doanh nghiệp cổ phần
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tiền lương của người quản lý doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chỉ bằng 50 – 60% so với doanh nghiệp có cổ phần chi phối của nhà nước có cùng quy mô, hiệu quả.
Theo An ninh Thủ đô, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa có báo cáo chuyên đề về kết quả thực hiện cải cách hành chính chính sách tiền lương đối với lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2011 – 2020.
Theo báo cáo, tại một số doanh nghiệp, tiền lương của người lao động được xác định gấp 2 – 3 lần bình quân chung nhưng không hoàn toàn do năng suất lao động tạo ra.
Cụ thể, tiền lương ương bình quân của người lao động ở công ty mẹ Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty (kể cả 100% vốn và cổ phần chi phối) hoạt động trong các ngành sản xuất, chế biến công nghiệp, thương mại, dịch vụ chỉ khoảng 9,5 – 11 triệu đồng/tháng, trong khi ở các ngành viễn thông, quản lý bay khoảng 20 – 23 triệu đồng/tháng; ngành ngân hàng tài chính 19-21,5 triệu đồng/tháng.
Video đang HOT
Lương lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước đang thấp hơn so với thị trường. (Ảnh minh họa)
Đáng chú ý, chính sách tiền lương quy định phân biệt giữa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp có cổ phần chi phối của nhà nước, trong đó tiền lương của người quản lý doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chỉ bằng 50 – 60% so với doanh nghiệp có cổ phần chi phối của nhà nước có cùng quy mô, hiệu quả, tạo sự mất cân đối trong chính sách.
Bên cạnh sự chênh lệnh giữa các doanh nghiệp Nhà nước với nhau, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng chỉ ra rằng còn khoảng cách khá lớn trong việc trả lương của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
Tiền lương, tiền thưởng đối với viên chức quản lý nhìn chung vẫn còn thấp (chỉ bằng khoảng 50%) so với các chức danh quản lý tương đương trên thị trường. Thực tế một số doanh nghiệp tư nhân trả lương hàng tháng cho người quản lý 130 – 150 triệu đồng; ngân hàng thương mại trả 150 – 200 triệu, có trường hợp trả 250 300 triệu.
Ngoài ra, họ còn được thưởng theo hiệu quả sản xuất, kinh doanh bằng 30 – 50% tiền lương.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng cần đổi mới, hoàn thiện chính sách tiền lương quy định chung đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và công ty cổ phần, vốn góp chi phối theo tinh thần Nghị quyết 12. Nhà nước quy định nguyên tắc chung để xác định tiền lương và tiền thưởng gắn với năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, hướng đến bảo đảm mặt bằng tiền lương trên thị trường.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần quy định mức lương cơ bản (theo năm) gắn với quy mô (độ phức tạp của quản lý) và hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đối với Người đại diện vốn nhà nước. Mức lương cơ bản được điều chỉnh phù hợp theo mức lương của thị trường trong nước và khu vực.
Hướng dẫn mới về chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội năm 2021
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành công văn về thực hiện chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội năm 2021.
Người dân huyện Quảng Ninh, Quảng Bình, nuôi ong lấy mật thoát nghèo (Ảnh minh họa).
Theo đó, cơ quan này đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện một số nội dung sau.
Trước hết, theo Điều 2 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27-1-2021 của Chính phủ về quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo từ ngày 1-1-2021.
Năm 2021, tiếp tục thực hiện cơ chế, chính sách giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 đối với các huyện nghèo theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 7-3-2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020 và các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25-1-2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020 cho đến khi có văn bản mới thay thế của cấp có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, trong năm 2021, không áp dụng cơ chế, chính sách giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đã được cấp có thẩm quyền công nhận lên phường, thị trấn hoặc các xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số 596/QĐ-TTg ngày 25-5-2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 2 Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25-1-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, có vấn đề vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn.
Được biết, trong năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) của cả nước giảm từ 9,88% vào cuối năm 2015 xuống còn 2,75%. Tỷ lệ giảm bình quân 1,43%/năm. Riêng các huyện nghèo giảm còn dưới 24%, giảm bình quân trên 5,6%/năm.
Bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vùng dân tộc và miền núi giảm khoảng 3-4%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân 4%/năm.
Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng: Nâng cao trình độ lao động nông nghiệp Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và xã hội Lê Tấn Dũng cho biết: Trong 10 năm qua, cả nước đã tổ chức đào tạo nghề cho khoảng 10 triệu lao động nông thôn, với 37% học nghề nông nghiệp, 63% học nghề phi nông nghiệp. Tỷ lệ nông dân sau học nghề có việc làm và thu nhập ổn định đạt...