Quản lý bệnh đái tháo đường: Cần bắt đầu từ tuyến y tế cơ sở
Việc quản lý bệnh đái tháo đường tại tuyến y tế cơ sở, trọng tâm là trạm y tế xã là một trong những giải pháp mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả điều trị cho người bệnh.
Bệnh đái tháo đường không chữa khỏi nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa. Ảnh: VGP/Thúy Hà
Nước ta hiện có khoảng 3,53 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và dự báo đến 2045 sẽ tăng lên 6,13 triệu người trưởng thành có thể mắc bệnh này.
Theo TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, một số nguyên nhân quan trọng gây bệnh đái tháo đường là do các hành vi nguy cơ như dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực, hút thuốc và uống nhiều đồ có cồn…
Điều tra của Bộ Y tế cho thấy, khoảng 45,3% nam giới Việt Nam hút thuốc lá, 77% nam giới uống đồ uống có cồn và gần một nửa (44%) nam giới uống ở mức nguy hại; hơn một nửa số người trưởng thành ăn thiếu rau/trái cây; 30% dân số hiện nay thiếu hoạt động thể lực và 16% người trưởng thành bị thừa cân béo phì.
Sự gia tăng các hành vi nguy cơ trên đã dẫn tới các rối loạn sinh – chuyển hóa, gây rối loạn đường máu, mỡ máu, từ đó dẫn tới mắc bệnh.
Video đang HOT
“Các băng chưng khoa hoc cho thây nêu loại trừ được các hành vi nguy cơ sẽ giúp phòng tránh bệnh đái tháo đường tới 80%”, TS Trương Đình Bắc chia sẻ.
Hiện nay, trên cả nước có hơn 11.000 trạm y tế xã, phường, thị trấn,… Đây là mạng lưới y tế cơ sở trực tiếp gần người dân nhất và được kỳ vọng với vai trò là “người gác cổng” trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe cũng như sàng lọc, phát hiện sớm và quản lý một số bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp… để góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Tuy nhiên, TS Trương Đình Bắc nhìn nhận, hiện tại chỉ có 12% xã trên cả nước thực hiện quản lý bệnh tăng huyết áp, hầu như chưa quản lý bệnh đái tháo đường tại xã. Do đó, Bộ Y tế đã đưa ra lộ trình triển khai quản lý, điều trị bệnh đái tháo đường tại tuyến y tế cơ sở áp dụng nguyên lý y học gia đình.
Theo đó, nhiệm vụ chuyên môn mới của các trạm y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình là phải quản lý, điều trị bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm, trong đó có bệnh đái tháo đường.
Riêng trong năm 2018, ngành Y tế đã thí điểm mô hình 26 trạm y tế xã, phường tại 8 tỉnh, thành trên cả nước theo nguyên lý này. Mục tiêu, đến năm 2019, mỗi địa phương sẽ triển khai ít nhất 15% số trạm y tế điểm…
Để đạt được mục tiêu này nhằm tăng cường chẩn đoán sớm, điều trị và quản lý bệnh đái tháo đường tại tuyến y tế cơ sở, các chuyên gia cho rằng, ngành y tế cần xây dựng tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị chuẩn mực cho những cán bộ y tế cơ sở.
Theo Chương trình Sức khoẻ Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt, đến năm 2025, sẽ có ít nhất 50% bệnh nhân tiểu đường được phát hiện bệnh và tiếp tục tăng lên 70% vào năm 2030, đồng thời tăng tỷ lệ bệnh nhân được quản lý bệnh tại các cơ sở y tế lên 30-40% trong 10 năm tới.
Thúy Hà
Theo baochinhphu
Nhiều dịch vụ y tế tăng giá từ 15/1/2019
Tiền khám bệnh tại các tuyến bệnh viện dao động 26.000-37.000 đồng một lượt khám, tăng khoảng 10% so với hiện nay.
Ảnh minh họa
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 39 thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc. Thông tư có hiệu lực từ 15/1/2019, riêng các mức giá dịch vụ khám chữa bệnh được áp dụng từ ngày 15/12.
Theo đó, tiền khám bệnh tại các tuyến tăng 10%, dao động từ 26.000-37.000 đồng một lượt khám. Cụ thể giá khám tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 tăng từ 33.100 đồng lên 37.000 đồng. Giá khám bệnh tại bệnh viện hạng 2 tăng lên 33.000 đồng, trước là 29.600 đồng. Giá khám tại trạm y tế xã, bệnh viện hạng 4 tăng từ 23.300 đồng lên 26.000 đồng.
Giá nằm giường bệnh cũng được điều chỉnh tăng. Cụ thể, giá giường điều trị hồi sức tích cực, ghép tạng, ghép tế bào gốc... tại bệnh viện hạng đặc biệt tăng lên 753.000 đồng, cao hơn gần 70.000 đồng so với hiện hành. Tại bệnh viện hạng 1, giá dịch vụ này tăng từ 615.600 đồng lên 678.000 đồng.
Giá ngày giường hồi sức cấp cứu, chống độc tại bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1 tăng lên 441.000 đồng. Ở bệnh viện hạng 4, giá dịch vụ này là 242.000 đồng, tăng gần 21.000 đồng so với giá cũ. Ngoài ra, giá khám sức khỏe toàn diện cho người đi xuất khẩu, lái xe, khám định kỳ... cũng tăng.
Thông tư cũng quy định các bệnh viện phải bố trí nhân lực, số bàn khám theo yêu cầu để bảo đảm chất lượng. Mỗi bàn khám không quá 65 lượt bệnh nhân một ngày, vượt quá số này bảo hiểm xã hội chỉ thanh toán 50% giá. Trong tối đa một quý, nếu vẫn còn tình trạng vượt số bệnh nhân thì bảo hiểm xã hội không thanh toán tiền khám bệnh từ lượt khám thứ 66 trở lên.
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, lý do việc điều chỉnh viện phí lần này là do lương cơ bản tăng từ 1.150.000 đồng lên 1.390.000 đồng. Mức phí trên được áp dụng thống nhất với bệnh nhân trả viện phí trực tiếp và bệnh nhân bảo hiểm y tế. Hiện trên 85% người dân có bảo hiểm y tế.
Lê Nga
Theo VNE
Đái tháo đường: Nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu có thể thực sự gây hại Trước khi xét nghiệm cholesterol máu, các bác sĩ thường khuyên nhịn ăn trong nhiều giờ để có kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy trong trường hợp người bệnh đái tháo đường, phương pháp này có thể lợi bất cập hại. Nghiên cứu mới giải thích tại sao nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu có...