Quặn lòng với cậu học trò mồ côi ở trọ, ăn mì gói mong học đại học
Không thể kìm được nước mắt khi chứng kiến cậu học trò sau giờ học lại lủi thủi ra về một mình, nhưng cũng không có tổ ấm để quay về.
Em không cha, cũng đã mất mẹ, suốt 3 năm qua Nguyễn Phan Nguyên Trường chỉ một mình trong căn phòng trọ nhỏ bé với ước mơ cháy bỏng được học đại học.
14 tuổi đã sống cảnh đời mồ côi
Những ngày đầu hè, căn phòng trọ trên gác lửng ở đường Đặng Văn Bi, P.Bình Thọ, TP.Thủ Đức (TP.HCM) của cậu học trò lớp 12A13 Trường THPT Thủ Đức nóng hầm hập nhưng vẫn không ngăn được quyết tâm ôn bài thật tốt để nuôi ước mơ vào giảng đường đại học.
Năm Trường học lớp 1, ba bị ung thư gan và mất. Từ đó một mình mẹ làm công nhân nuôi Trường ăn học. Cuộc sống lúc đó vô cùng khó khăn khi đồng lương công nhân ít ỏi mà bao nhiêu thứ phải lo, nhưng mẹ lúc nào cũng dặn dò Trường phải luôn cố gắng học. Thương mẹ lại hiếu học nên em luôn đạt thành tích học sinh giỏi nhiều năm liền.
Tưởng rằng cuộc đời bù đắp cho 2 mẹ con, thế nhưng đến năm Trường học lớp 8 thì biến cố một lần nữa lại ập đến, mẹ bị ung thư vú và cũng qua đời để lại một mình em. Cả bầu trời như sụp đổ trước mắt cậu bé.
Cậu học trò mồ côi, ở trọ và thường xuyên phải ăn mì gói để tiết kiệm tiền nuôi ước mơ vào đại học. Ảnh NỮ VƯƠNG
Sau khi mẹ mất, Trường được dì ruột đưa về cưu mang, nhưng vì không sống được với dượng, nhiều lần dượng nói những lời khó nghe khiến em tủi thân, nên dì đành để em một mình đi ở trọ.
“Tôi buôn bán áo quần ngoài chợ nhưng một tuần chỉ được cho bán 3 ngày, lại lớn tuổi rồi (65 tuổi) không thể chạy bán được nhiều nơi, nên cũng đành chịu. Tiền bán được cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống hằng ngày, nên cũng phải cố gắng rồi chạy vạy nhưng cũng thiếu trước thiếu sau, không thể lo đầy đủ cho cháu nên thương cháu vô cùng”, cô Nguyễn Thị Xuân, dì của Trường, nghẹn ngào chia sẻ.
Video đang HOT
Ngày Trường một thân một mình ra ở trọ, chỉ có hành trang là mấy bộ đồ, chiếc chiếu, cái chăn và vài dụng cụ để cậu học trò có thể tự nấu ăn hằng ngày. Nhìn cái chăn cũ kỹ, chiếc chiếu đã sờn rách khắp nơi, Trường bảo đã 3 năm rồi chưa thay mới nhưng không dám báo với dì vì sợ dì lại thêm gánh nặng.
Trường côi cút một mình. Ảnh NỮ VƯƠNG
Bao năm qua, cứ học xong là Trường về phòng trọ ngay, chưa một ngày dám đi chơi với bạn bè vì biết bản thân không có tiền. Về phòng, em lại lủi thủi nấu cơm, có hôm thì luộc quả trứng, có hôm thì pha gói mì tôm để ăn.
“May trời thương, em ăn gì cũng được. Bữa nay còn đỡ, những ngày trong dịch rất khó khăn, dì không đi làm được nên cũng không có tiền gửi cho em, những tháng ngày đó em suốt ngày ăn mì gói của các nhà hảo tâm cho”, Trường nhớ lại.
Khát khao được học đại học
Trường có gương mặt rất hiền và nụ cười tươi, nhưng ẩn đằng sau là cả một cuộc đời đầy bất hạnh. Mỗi lần nhắc đến mẹ, dù em bảo đã quen dần với cảm giác một mình, nhưng ánh mắt vẫn ngấn lệ.
“Thường cứ về đêm, nằm một mình là em lại nhớ mẹ, tủi thân và khóc. Ngày xưa lúc mẹ mới mất, khi ấy em vẫn còn ngây thơ chưa lo nghĩ gì nhiều. Nhưng từ lúc một mình đi ở trọ, đêm đến vừa nhớ mẹ, vừa thấy lo cho tương lai. Dì em cũng lớn tuổi rồi, lại phải lo cho gia đình riêng, cũng không thể lo cho em mãi được. Cũng có lúc em đã nghĩ đến việc nghỉ học vì sợ không thể tiếp tục, nhưng nhớ lại ước nguyện của mẹ lúc qua đời thì em phải cố gắng nhiều hơn”, cậu học trò bộc bạch.
Năm học lớp 12, cũng vì khó khăn của dịch bệnh nên Trường muốn đỡ đần bớt một phần gánh nặng cho dì, mỗi tuần tranh thủ ngày thứ bảy, chủ nhật em đi chạy bàn cho quán phở ở gần nhà. Mỗi giờ được trả công 20.000 đồng, số tiền này cậu học trò để dành và lo việc ăn uống hằng ngày.
Thấu hiểu được hoàn cảnh của Trường, năm lớp 12, cô giáo chủ nhiệm và các thầy cô ở trường mở lời dạy thêm miễn phí để cậu học trò 12 năm liền học sinh giỏi và nhiều năm đứng nhất lớp có thể chắc chắn hơn với cánh cổng vào giảng đường đại học. Thế nhưng, điều Trường lo sợ nhất chính là tiền đâu để học tiếp, mặc dù đây là ước mơ lớn nhất cuộc đời em, cũng là điều mà mẹ em lúc còn sống trông mong nhiều nhất.
Cô Lê Thị Mỹ Dung, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A13, kể: “Trường là một học sinh rất ngoan hiền và học giỏi, dù hoàn cảnh khó khăn và bất hạnh nhưng em rất nghị lực. Tôi luôn động viên và khuyên em cứ ráng học và thi thật tốt, rồi cô sẽ vận động các nhà hảo tâm để hỗ trợ thêm, nhưng đến giờ vẫn chưa tìm được đơn vị hay cá nhân nào giúp đỡ để cho em an tâm mà thi tốt kỳ thi sắp tới”.
Mọi sự đóng góp, ủng hộ giúp em Nguyễn Phan Nguyên Trường, học sinh lớp 12A13 Trường THPT Thủ Đức, TP.HCM, quý vị độc giả vui lòng gửi về: Chủ tài khoản: Báo Thanh Niên. Số tài khoản: 1471000.000.0115 – Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Ba Tháng Hai; Số tài khoản: 10006868 – Ngân hàng Eximbank – chi nhánh Sài Gòn. Nội dung ghi: Giúp đỡ em Nguyễn Phan Nguyên Trường; hoặc Báo Thanh Niên sẽ nhận trực tiếp tại tòa soạn, các văn phòng đại diện trong cả nước. Chúng tôi sẽ chuyển đến em Nguyễn Phan Nguyên Trường trong thời gian sớm nhất.
Ở Philippines, học giỏi vẫn không thể tốt nghiệp nếu chưa đạt 'KPI' về cây xanh
Việc hoàn thành tốt các kỳ thi chỉ mới là điều kiện cần để học sinh được tốt nghiệp ở Philippines.
Nếu như ở hầu hết các quốc gia, để được tốt nghiệp bất kỳ cấp bậc học nào, các bạn trẻ phải vượt qua được những bài kiểm tra hay kỳ thi, thì tại Philippines, mọi chuyện không chỉ dừng lại ở việc học. Học sinh tại đất nước này phải trồng ít nhất 10 cây xanh nếu muốn nhận bằng tốt nghiệp. Và điều luật này áp dụng cho tất cả cấp từ tiểu học, trung học cho đến đại học.
Toàn bộ học sinh từ tiểu học đến trung học, đại học đều phải trồng ít nhất 10 cây xanh trước khi ra trường.
Philippines vốn đã có truyền thống trồng cây khi tốt nghiệp, nhưng chỉ bắt đầu từ tháng 5/2019, Quốc hội nước này mới chính thức ban hành bộ luật biến hoạt động này thành một nhiệm vụ bắt buộc.
Gary Alejano, tác giả chính của đạo luật, cho biết: "Với hơn 12 triệu học sinh tốt nghiệp tiểu học và gần 5 triệu học sinh tốt nghiệp trung học và gần 500.000 học sinh tốt nghiệp đại học mỗi năm, sáng kiến này nếu được thực hiện, sẽ đảm bảo rằng ít nhất 175 triệu cây mới sẽ được trồng mỗi năm".
Trồng cây có thể được gọi là "KPI" đầu đời dành cho thế hệ trẻ Philippines.
Theo ông, mục tiêu chính là thúc đẩy trách nhiệm giữa các thế hệ cũng như bảo vệ môi trường. Ngay cả khi chỉ có 10% tổng số cây trồng sống sót, điều này vẫn tạo ra đến 525 triệu cây được sản sinh ra trong một thế hệ.
Quy định này xuất phát từ vấn nạn phá rừng nghiêm trọng ở đất nước này được xếp vào hàng cao bậc nhất thế giới.
Những cây này sẽ được trồng trên khắp đất nước, trong rừng ngập mặn, các khu bảo tồn, các điểm khai thác bị bỏ hoang, các khu đô thị,... Các loài cây phải phù hợp với từng vị trí, khí hậu và địa hình.
Ông Alejano nói thêm rằng những cây này sẽ trở thành di sản sống của học sinh đối với môi trường và thế hệ tương lai. Động thái này được chính phủ Philippines coi là một biện pháp đối phó khi tổng độ che phủ rừng của đất nước đã giảm từ 70% xuống còn 20% do nạn phá rừng nghiêm trọng.
Truyền thống trồng cây mỗi khi tốt nghiệp đã có từ lâu ở Philippines, nhưng bắt đầu từ 3 năm trước mới chính thức được hợp thức hóa thành luật.
Một bạn trẻ Philippines tham gia việc trồng cây.
Trên thực tế, đây không phải là sáng kiến tích cực duy nhất liên quan đến thế hệ trẻ và việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Một trường học ở Ấn Độ đã yêu cầu học sinh của mình đóng "học phí" bằng cách thu gom, mang đến trường và tái chế rác thải nhựa nằm khắp thị trấn. Sáng kiến này đã giúp nâng cao nhận thức về rác thải nhựa ở các nước châu Á. Nó cũng tạo điều kiện đi học cho nhiều trẻ em nghèo và thậm chí giúp học sinh kiếm được một khoản tiền bằng cách tái chế nhựa để chấm dứt vấn nạn sử dụng lao động trẻ em.
Đề nghị xem xét kỷ luật Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Đà Nẵng Chiều 11-5, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng đã tổ chức hội nghị để xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật ông Lê Minh Trung, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP. Theo Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng, sau khi xem xét đề nghị của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, BCH Đảng bộ TP nhận...