Quan hệ Mỹ-Trung: Có nhiều khác biệt khó có thể vượt qua
Sự khác biệt giữa Trung Quốc và Mỹ đối với các vấn đề lớn như Biển Đông, và Bắc Triều Tiên quá lớn để vượt qua.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Mỹ tiến tới hợp tác và lợi ích chung to lớn trong khi vẫn còn nhiều khác biệt tại lễ khai mạc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Trung-Mỹ ngày 6/6 tại Bắc Kinh.
Theo nhà lãnh đạo Trung Quốc, hai bên cần cố gắng giải quyết mâu thuẫn trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, và nhấn mạnh rằng sự tồn tại khác biệt giữa hai nước là điều bình thường.
Trong tương lai gần, Mỹ sẽ phải đối mặt với một sự lựa chọn phức tạp là hiện diện ở khu vực nào trên thế giới là ưu tiên đối với họ
“Điều cơ bản là hai bên nên hướng tới nguyên tắc không có xung đột hay đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi”, ông Tập Cận Bình nói.
Trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington, sự tương tác của hai yếu tố cạnh tranh và hợp tác đang trở nên ngày càng phức tạp. Nói cách khách, quan hệ Trung-Mỹ đang ngày càng phụ thuộc vào những diễn biến khó đoán trong khu vực, tờ Sputnik của Nga ngày 7/6 nhận định.
Khác biệt điển hình là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Washington đã chỉ trích Trung Quốc có những hành động “bắt nạt”, tăng cường hiện diện quân sự trong Biển Đông, bao trùm cả các vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng; coi thường luật pháp quốc tế khi từ chối tính pháp lý của Tòa trọng tài quốc tế cũng như công nhận phán quyết của phiên tòa này.
Trong khi đó, Bắc Kinh xem Mỹ là một “kẻ can thiệp gây rối” đang cố tình lợi dụng sự phức tạp ở Biển Đông để tăng cường hiện diện trong khu vực nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Bình luận về tuyên bố của ông Tập Cận Bình, Shi Yinhong, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin, nói với tờ Bưu điện Hoa Nam rằng sự khác biệt giữa Trung Quốc và Mỹ đối với các vấn đề lớn như Biển Đông, và Bắc Triều Tiên quá lớn để có thể vượt qua hay gác lại một bên.
“Nhìn chung tình hình vẫn khá ảm đạm,” ông nói. “Tôi không nghĩ chúng ta nên mong đợi bất kỳ bước đột phá lớn nào.”
Video đang HOT
Zhao Minghao, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc trong thế giới đương đại, cho rằng: “Bắc Kinh và Washington nên thiết lập một cơ chế mới để kiểm soát rủi ro càng sớm càng tốt cho trường hợp khẩn cấp có thể làm đảo lộn cả thế giới.”
Đánh giá về những chính sách kiềm chế Trung Quốc trong tương lai gần, tờ Sputnik cho rằng nó sẽ trở thành một vấn đề nặng nề hơn với Mỹ. Các nỗ lực đặt gánh nặng lên vai đồng minh chỉ mang lại kết quả nhất thời và hạn chế.
Ví dụ như ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Nhật Bản không có nhiều khả năng tăng chi phí quân sự, Hàn Quốc công khai thực thi chính sách đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc; những đối tác khác chưa có đủ nguồn lực tài chính, năng lực kỹ thuật và kỹ năng tổ chức để hỗ trợ Washington.
Theo tờ báo Nga, trong tương lai gần, Mỹ sẽ phải đối mặt với một sự lựa chọn phức tạp là hiện diện ở khu vực nào trên thế giới là ưu tiên đối với họ.
Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Trung-Mỹ lần thứ 8 diễn ra vào ngày 6-7/6. Đây là một hội nghị thường niên được tổ chức nhằm giúp hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tìm kiếm các cơ hội hợp tác, giảm sự khác biệt.
Mặc dù còn tồn tại nhiều khác biệt, nhưng cả Bắc Kinh và Washington đều không muốn hướng tới một cuộc đối đầu không có lợi cho một bên nào. Bản thân Mỹ và Trung Quốc cũng rất cần có sự hợp tác của nhau để giải quyết các mối đe dọa chung, các vấn đề quốc tế quan trọng và cấp bách mà không một quốc gia nào có thể đơn phương giải quyết được như vấn đề Triều Tiên, vấn đề Syria, môi trường…
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
Tiết lộ "bom tấn" của dì ruột nhà lãnh đạo Kim Jong-un
Lần đầu tiên kể từ khi đào tẩu sang Mỹ, bà dì Ko Yong-suk tiết lộ về nội tình Triều Tiên và thời thơ ấu của lãnh đạo Kim Jong-un.
Lần đầu tiên kể từ khi đào tẩu sang Mỹ, bà dì Ko Yong-suk tiết lộ về nội tình Triều Tiên và thời thơ ấu của lãnh đạo Kim Jong-un.
Gần hai thập kỷ, Ko Yong-suk và chồng là Ri Gang, đã sống một cuộc sống bình dân ở Mỹ và làm việc cật lực tại doanh nghiệp giặt là gia đình để nuôi dạy ba người con trưởng thành. Nhưng trước khi chạy trốn sang Mỹ, Ko Yong-suk - dì ruột của nhà lãnh đạo Kim Jong-un - và chồng đã sống một cuộc sống sung túc xa hoa trong chế độ ẩn dật hàng đầu thế giới.
Chị gái của Ko Yong-suk là Ko Yong-hui đã kết hôn với lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il. Cháu của bà là nhà lãnh đạo hiện tại Kim Jong-un, một nhà lãnh đạo có những lời đe dọa tiến hành chiến tranh hạt nhân.
Bà Ko Yong Suk và chồng là Ri Gang tại Công viên Trung tâm New York vào tháng 4/2016. Ảnh Getty Images
Lần đầu tiên kể từ khi đào tẩu sang Mỹ với sự giúp đỡ của CIA cách đây 18 năm, hai vợ chồng Ko Yong-suk và Ri Gang đã lên tiếng trong một loạt các cuộc phỏng vấn với tờ Washington Post, cung cấp một cái nhìn độc đáo về nội tình CHDCND Triều Tiên và về thời thơ ấu của nhà lãnh đạo hiện nay Kim Jong-un. Để bảo vệ danh tính của họ ở Mỹ, những câu chuyện đăng trên báo The Washington Post sử dụng những cái tên cũ của họ ở Triều Tiên.
Quan hệ với dòng họ lãnh đạo Triều Tiên
Báo The Washington Post viết rằng Ko Yong-suk đã thăng tiến "như diều gặp gió", khi chị gái của bà đã trở thành người vợ thứ ba của nhà lãnh đạo Kim Jong-il vào năm 1975.
Ngay sau đó, Ko Yong-suk đã kết hôn với Ri Gang - một người chồng do nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong-il lựa chọn - và chăm sóc đàn con của người em gái tại một khu nhà sang trọng ở Bình Nhưỡng.
Bà dì ruột Kim Jong-un kể lại: "Chúng tôi đã sống cuộc sống sung túc", ăn trứng cá muối đặt tiền, uống rượu cognac hảo hạng và đi du lịch trên chiếc Mercedes-Benz sang trọng của nhà lãnh đạo Kim Jong-il.
Những người thừa kế ở CHDCND Triều Tiên
Năm 1992, Ko Yong-suk chuyển đến Bern, Thụy Sĩ, nơi bà đã dành 6 năm chăm sóc con cái của chị gái mình, trong đó có Kim Jong-un, theo học phổ thông trung học.Theo bài viết đăng trên báo The Washington Post, những người con của nhà lãnh đạo Kim Jong-un được hưởng chế độ giáo dục hiện đại, đầy đủ với các chuyến đi tới Euro Disney, "trượt tuyết ở dãy núi Alps" của Thụy Sĩ, bơi lội trong hồ ở vùng Riviera của Pháp, ăn uống tại nhà hàng Al Fresco ở Italy".
Bà dì Ko Yong-suk nhớ lại rằng cậu cháu Kim Jong-un đến Thụy Sĩ ở tuổi 12 và "không phải là một kẻ gây rối, nhưng nóng tính và thiếu khoan dung". Bà nói với The Washington Post: "Khi bị mẹ mắng về cái tội ham chơi lười học, cậu bé Kim Jong-un không cãi lại nhưng phản ứng bằng nhiều cách, trong đó có tuyệt thực".
Bà Ko cho biết, cậu cháu Kim Jong-un thích máy bay, du thuyền và chơi bóng rổ. Bà nói thêm: "Cháu tôi (Kim Jong-un) thường ngủ với quả bóng rổ bên cạnh". Vốn thấp hơn nhiều so với đám trẻ cùng trang lứa, cậu bé Kim Jong-un nghĩ rằng chơi bóng rổ sẽ làm cho cậu cao hơn.
Các bài báo của The Washington Post viết Kim Jong-un đã biết mình sẽ trở thành người kế nhiệm cha kể từ bữa tiệc sinh nhật lần thứ 8, khi được mặc bộ quân phục cấp tướng đứng trước các vị tướng lĩnh hàng đầu của CHDCND Triều Tiên. Bà Ko Yong-suk phàn nàn: "Cậu bé (Kim Jong-un) không thể lớn lên một cách bình thường, khi được mọi người xung quanh đối xử như vậy".
Quyết định đào tẩu
Bà Ko Yong-suk và chồng quyết định đào tẩu trong năm 1998, sau khi chị gái Ko Yong-hui bị mắc bệnh ung thư vú. Các phương tiện truyền thông Hàn Quốc đồn đoán việc gia đình Ko Yong-suk đào tẩu vì lo ngại sẽ không còn được bảo vệ sau khi chị gái Ko Yong-hui qua đời.
Bà Ko Yong-suk thừa nhận: "Trong lịch sử, những người gần gũi với một nhà lãnh đạo mạnh mẽ thường bị những người khác kèn cựa, gây rắc rối ngoài ý muốn. Tôi nghĩ rằng sẽ là tốt hơn nếu chúng tôi tránh được sự rắc rối này".
Theo Washington Post, gia đình Ko Yong-suk đã xin tị nạn tại Đại sứ quán Mỹ ở Bern và được CIA cấp cho 200.000 USD khi đến nước Mỹ. Ngôi nhà hai tầng của họ biết nằm một nơi cách thành phố New York "vài giờ" đi bằng xe ô tô.
Mặc dù hai vợ chồng nhà Ko Ko Yong-suk xa cách nhà lãnh đạo Kim Jong-un từ khi ông này còn là thiếu niên và không biết nhiều về nội tình ban lãnh đạo Triều Tiên hiện nay, nhưng The Washington Post viết: "Do tình báo Mỹ còn khá gà mờ về Bắc Triều Tiên, nên cặp vợ chồng này vẫn là một nguồn cung cấp thông tin giá trị về gia đình họ Kim".
Bà Ko Yong-suk và ông Ri Gang cho biết đôi khi họ vẫn được CIA yêu cầu giúp đỡ trong việc nhận biết các nhân vật ở Triều Tiên trong ảnh, mặc dù CIA từ chối xác nhận điều này.
Vì sao bây giờ gia đình Ko Yong-suk mới lên tiếng?
Sau khi lặn biệt tăm gần 20 năm, việc hai vợ chồng nhà Ko Yong-suk chia sẻ câu chuyện của họ với báo The Washington Post cho thấy ông Ri Gang muốn cắt đứt quan hệ với Bình Nhưỡng.
Ông Ri Gang từng mong muốn "làm cầu nối để thu hẹp khoảng cách ngày càng lớn giữa Washington và Bình Nhưỡng" và "đã thất vọng sâu sắc" trước những lời chỉ trích họ của các nhà phê bình chế độ ở Hàn Quốc.
Ông Ri Gang thổ lộ: "Mục tiêu cuối cùng của tôi là quay trở lại Bắc Triều Tiên. Tôi hiểu nước Mỹ và tôi hiểu Bắc Triều Tiên, vì vậy tôi nghĩ rằng tôi có thể làm trung gian hòa giải giữa hai bên. Nếu Kim Jong-un vẫn là con người mà tôi từng biết, tôi có thể gặp và nói chuyện với anh ấy".
Theo Yahoo News
Tân Hoa Xã: "Việt Nam chơi với Mỹ phải cẩn thận" Viêt Nam thưa biêt cân phai thân trong vơi ai âm mưu găm nhâm lanh thô cua minh, đe doa đôc lâp chu quyên va an ninh quôc gia cua minh. Hang thông tân nha nươc Trung Quôc Tân Hoa Xa ngay 23/5 đăng bai xa luân binh luân vê quan hê My - Viêt vơi chuyên thăm chinh thưc Viêt Nam cua...