Quan hệ EU – Anh hậu Brexit vẫn rơi vào bế tắc
Ông Michel Barnier, Trưởng đoàn đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) về thương mại với Anh kêu gọi các lãnh đạo châu Âu tác động đến Thủ tướng Anh để ông phải nhượng bộ trong cuộc đối thoại.
Trưởng đoàn đàm phán của EU về thương mại với Anh cũng cho biết các cuộc đàm phán sẽ không thoát khỏi bế tắc. Đồng thời, ông Barnier cho rằng nỗ lực ký kết thỏa thuận thương mại tự do hậu Brexit sắp thất bại. Nguyên nhân vì ông không thể đàm phán với phía Anh để nhượng bộ về các quy tắc thống nhất và quyền tiếp cận vùng biển của Anh cho ngư dân châu Âu.
Quan hệ EU – Anh hậu Brexit vẫn rơi vào bế tắc.
Ông Barnier cho rằng để tạo ra sức sống cho quá trình đàm phán, cần có một ý chí chính trị cao hơn. Một vòng đàm phán mới được lên kế hoạch vào ngày 7/9.
Trong khi đó, theo các chuyên gia, nếu không có quyết định nào được đưa ra trong tương lai gần thì các bên sẽ tiến tới Brexit mà không có hiệp ước. Ngoài ra, ông Barnier cũng đề nghị các lãnh đạo châu Âu thay đổi luận điểm tại các cuộc đàm phán, nhưng họ đã từ chối trước đó. Ông cho rằng các nhà đàm phán Anh đang lãng phí thời gian quý báu. Ông yêu cầu họ nhượng bộ về vấn đề đánh bắt cá và trợ cấp của chính phủ.
Theo truyền thông Anh, giới quan chức EU nhận định rằng Chính phủ Anh đã chuẩn bị cho kịch bản không thỏa thuận khi tiến trình chuyển tiếp kết thúc vào ngày 31/12 tới và sẽ đổ lỗi cho EU nếu các cuộc thảo luận đổ vỡ.
Video đang HOT
Hôm 26/8, ông Barnier từng phát biểu bên lề 1 hội nghị của liên đoàn giới chủ Pháp tại Paris, nhấn mạnh sự cần thiết phải có một thỏa thuận vào khoảng ngày 31/10 để đảm bảo việc phê chuẩn một hiệp ước mới một cách an toàn trước cuối năm nay. Ông cũng cho biết có thể gặp trực tiếp trưởng đoàn đàm phán của Anh David Frost vào tuần tới để đàm phán thêm nếu điều kiện cho phép.
Theo dự kiến, vòng đàm phán thứ 8 về thỏa thuận giữa Anh và EU hậu Brexit sẽ diễn ra tại thủ đô London từ ngày 7 – 11/9. Trong quá trình chạy nước rút khi thời hạn chót đã cận kề, các nhà đàm phán mỗi bên chắc chắn sẽ phải cân nhắc về những nhượng bộ cần thiết để cứu vãn các cuộc thảo luận với hy vọng có thể xoay chuyển tình thế.
Anh đã rời EU từ tháng 1/2020, gần 4 năm sau cuộc trưng cầu ý dân lịch sử đặt dấu chấm hết cho gần 50 năm hội nhập EU của vương quốc này. Hai bên đang nỗ lực đạt một thỏa thuận trước khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit vào ngày 31/12 tới.
Tướng Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông
Tướng Charles Brown cho rằng việc Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông sẽ đi ngược lại quyền tự do hàng hải, hàng không trong khu vực.
"Nếu Trung Quốc tuyên bố Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các nước và đi ngược lại nguyên tắc của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đó là quyền tự do hàng hải, hàng không ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép", tướng Charles Brown, tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương (PACAF), nói trong họp báo qua điện thoại với các phóng viên quốc tế ngày 23/6.
Tướng Brown, người vừa được Thượng viện phê chuẩn làm Tham mưu trưởng Không quân Mỹ hôm 9/6, cho rằng ADIZ nếu được Trung Quốc đơn phương tuyên bố trên Biển Đông sẽ chồng lấn với các vùng trời quốc tế.
Cuối tháng 5, SCMP dẫn một nguồn tin giấu tên trong quân đội Trung Quốc cho biết Bắc Kinh lên kế hoạch lập ADIZ Biển Đông từ 2010 và "chỉ chờ cơ hội tuyên bố".
"Động thái như vậy không chỉ gây quan ngại cho PACAF hay Mỹ nói riêng, mà còn với tất cả các nước trong khu vực. Việc chúng ta chú ý đến động thái như thế là rất quan trọng", ông nói.
Tướng Brown, tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương, Mỹ. Ảnh: AFP.
Theo Tư lệnh PACAF, Mỹ và các nước cùng cam kết tôn trọng trật tự dựa trên quy tắc để duy trì khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng mở và tự do, giúp bảo vệ chủ quyền của các nước. Khu vực này cũng giúp bảo đảm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp, tránh cách hành xử cưỡng ép, thúc đẩy thương mại tự do, công bằng và cùng có lợi, tôn trọng tự do trên biển và trên không theo luật quốc tế.
Trả lời câu hỏi về năng lực của không quân Trung Quốc (PLAAF), tướng Brown cho hay Mỹ không chỉ quan sát loại thiết bị như máy bay ném bom hay chiến đấu cơ, công nghệ, mà còn chú ý đến cách Bắc Kinh triển khai các hoạt động không quân. Trước đây, ông hiếm khi thấy PLAAF điều máy bay ném bom H-6 ở khu vực, nhưng loại khí tài này đang xuất hiện với tần suất gần như hàng ngày.
"Chúng tôi tập trung đánh giá ý đồ của Trung Quốc để hiểu rõ hơn điều đang xảy ra ở khu vực, từ đó có biện pháp ngăn chặn hành động phi pháp và duy trì cam kết với các đối tác", Brown nói.
Nhắc đến hợp tác với Việt Nam, Brown cho hay hai nước đang có nhiều cơ hội thúc đẩy quan hệ. Hai nước sẽ tiếp tục trao đổi về chương trình đào tạo phi công quân sự Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình Lãnh đạo Hàng không (ALP) của không quân Mỹ (USAF). Giữa năm ngoái, thượng uý Đặng Đức Toại trở thành phi công quân sự Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp khóa đào tạo của ALP.
Tướng Brown khẳng định dù Covid-19 đang khiến thế giới thay đổi, Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn coi Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là khu vực ưu tiên để triển khai các hoạt động. Ông lưu ý trong bối cảnh các nước trong khu vực và trên thế giới đang tập trung nỗ lực chống Covid-19, Trung Quốc có hành động cưỡng ép các nước láng giềng, tăng cường yêu sách phi pháp trên biển.
Từ đầu năm nay, Trung Quốc tuyên bố lập cái gọi là các quận hành chính "quản lý" quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đâm chìm tàu cá Việt Nam, đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông. Bắc Kinh còn cho trồng rau ở Hoàng Sa để củng cố yêu sách trái luật quốc tế, gửi các công hàm đến Liên Hợp Quốc đòi yêu sách với Tứ Sa, khu vực có phạm vi rộng hơn "đường 9 đoạn" phi pháp.
"Tôi rất quan ngại về điều này", tướng Brown nói.
Lãnh đạo Anh và EU sẽ thảo luận về thoả thuận hậu Brexit ngày 15/6 Đích thân Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ thảo luận với Chủ tịch Uỷ ban châu Âu và Chủ tịch Hội đồng châu Âu ngày 15/6 về hậu Brexit. Chính phủ Anh ngày 11/6 khẳng định thông tin cho biết, đích thân Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ thảo luận với Chủ tịch Uỷ ban châu Âu và Chủ tịch Hội đồng châu...