Quán giải khát tự phát “quây” trường thi ngày nắng gắt
Quán nước mọc lên như nấm sau mưa quanh các cổng trường ĐH ngay từ sớm ngày đầu tiên sĩ tử tới nhận phòng thi.
Ngày thường các quán nước lấn chiếm diện tích khu công viên cây xanh trước cổng trường ĐH Thuỷ Lợi (Hà Nội) thường xuyên bị “dọn dẹp” bởi các đồng chí an ninh trật tự. Tuy nhiên sáng nay, các chủ quán nước không hẹn mà đồng loạt bày biện hàng loạt ghế nhựa cùng đủ loại cốc chén chai lọ nhằm phục vụ chu đáo nhu cầu giải khát mùa thi.
Với cái nóng như thiêu đốt của tiết trời mùa hè, nhu cầu giải khát vốn đã tăng cao, huống hồ nơi trường thi vất vả. “Vốn chị bán nước ở đầu ngõ bên kia đường nhưng liệu trước mấy ngày này bên này buôn bán tốt hơn nên sáng sớm mới chuyển qua bên này.
Nắng nóng khiến nhiều người vội vã tìm vào bóng râm
Tính ra thì trước đây cổng ĐH Thuỷ Lợi chỉ có một hai quán nước nho nhỏ, mình cũng không ngờ là khi mình dọn sang thì cũng thấy thiên hạ đang lục tục dọn ra cả rồi”, chị Hoa bán nước trước cổng trường ĐH Thuỷ Lợi cho biết.
Các quán nước “thời vụ” này có chung đặc điểm là đều đầu tư khá ít về “cơ sở vật chất”. Tận dụng khuôn viên công cộng, bóng râm cây xanh làm nơi tránh nắng cho khách, các chủ quán chỉ cần chuẩn bị lượng lớn ghế nhựa, cốc nhựa, nước đóng chai và đá lạnh.
Nhiều quán nước thậm chí không có cả ghế ngồi vànhững món giải khát quen thuộc như trà đá, nhân trần mà chỉ phục vụ hoàn toàn bằng nước đóng chai ướp lạnh kèm ống hút cho khách mang đi.
Quán nước nhỏ lẻ đáp ứng như cầu giải khát bùng nổ của mùa thi
Giải thích cho điều này, cô bán hàng tên Loan cho rằng: “Nước đóng chai vệ sinh mà lại tiện lợi cho khách hàng mang theo”. Đúng là nước đóng chai thì tiện nhưng với giá 10 nghìn đồng chung cho nước khoáng, C2 và coca thì quả là “lạm phát”.
Video đang HOT
“Chả mấy khi có dịp làm ăn mà nắng nôi thế này, mình phục vụ tận nơi thì khách hàng cũng phải thông cảm cho chùng tôi lấy công làm lãi chứ”, cô Loan tiếp lời khi có một bác trung niên ca thán rằng bán đắt.
Đon đả mời khách không xong thì người bán hàng quay ngoắt 180 độ: “Không mua thì đi chỗ khác cho người ta làm ăn. Có mấy nghìn cũng làm loạn cả lên, không có ông thì chợ không đông chắc?”. Người đàn ông có dáng vẻ của một phụ huynh tỉnh lẻ đưa con đi thi đành thôi lưỡng lự mà mua ngay hai chai nước rồi đi nhanh khỏi “hiện trường”.
Người đọc báo giết thời gian, ngừơi trầm ngâm, suy tư trong lúc chờ thí sinh hoàn tất thủ tục.
Ngoài những quán nước làm ăn theo lối “bán dạo” như trên thì cũng có những quán phục vụ nước mía, nước trái cây và trà đá vỉa hè khá tận tình và có ghế cho khách ngồi. Trà đá có giá 2-3 nghìn đồng/cốc, nước mía giá 7-8 nghìn đồng/cốc là thức uống yêu thích của nhiều người.
Tuy nhiên, không chỉ chuyện giá cả hay ngon miệng mà người nhà thí sinh cần lưu ý khi để các em uống các loại nước này vì chất lượng vệ sinh không thật đảm bảo, nếu xảy ra vấn đề ngộ độc thực phẩm sẽ ảnh hưởng tới chất lượng thi cử của thí sinh.
“Chuyện cho con ăn uống ở Thủ đô thôi cũng đủ làm nhà tôi chóng mặt. Đưa con đi thi mà mình cũng không lúc nào yên được, lo hết cái này đến cái kia mà vẫn thấy chưa thoả đáng. Chỉ mong cháu nó thi xong nhà tôi về cho sớm”, bác Thuận, quê Vĩnh Phúc chia sẻ.
Nhiều phụ huynh chọn giải pháp ngồi quán nước chờ đợi thay vì quay trở lại đón thí sinh.
Thức uống giải khát bao gồm đủ loại, từ trà đá, mía đá đến nước đóng chai, sữa….
Xe cộ chen chúc tìm cách vào quán nước và đỗ ra làm ún tắc đường dẫn vào cổng trường ĐH Thuỷ Lợi.
Theo Dân Trí
Cận Tết sinh viên kéo nhau đi làm thêm
Phải giải quyết làm sao với vài trường hợp hoàn cảnh khó khăn, tiền ăn không đủ nói chi mua vé về quê ăn Tết với gia đình. Và rồi giải pháp đi làm ngày Tết mới có thể "cứu nguy" mà thôi!
Không muốn những vẫn phải "cam"
Là một sinh viên loại khá, chăm ngoan của trường, Minh Khôi (Sv trường NT TPHCM) đành phải trốn học rồi đi bán nón bảo hiểm ở các góc ngã tư để kiếm thêm chút tiền về Tết năm nay.
Khôi tâm sự:"mình chỉ là một sinh viên bình thường từ dưới Vĩnh Long lên thành phố học. Ở nhà ngoài làm nông, nên khi lên tới thành thị ngoài chuyện học hành, thì mình chưa bao giờ thử buôn bán hay kiếm tiền gì cả. Ngặt cái cứ ngửa tay xin tiền bố mẹ mãi rồi xài cũng hết. Nên năm nay tớ quyết kiếm thêm ít tiền mua vé xe về nhà.
Tuy buôn bán thế này lời lóm bao nhiêu... Có khi còn bị mấy anh trật tự đuổi rượt, hay tịch thu đồ. Nhưng rồi biết làm sao... không bán cho hết thì biết tìm tiền đâu về quê."
Hầu hết bạn sinh viên nào cũng muốn được đi làm dịp Tết. (Ảnh minh họa)
Cực khổ như thế, nhiều lúc còn phải bỏ mất vài tiết học trên trường vì tranh thủ khách đông là nấn ná lại bán cho hết hàng. Khôi cũng nói rằng mặc dù có tiết bị bỏ dỡ, nhưng chưa bao giờ bạn ấy bị mất hay thiếu bài vở. Khôi phải chịu cực hơn bạn bè bình thường là ngày hôm sau phải mượn cho bằng được tập vở của mấy đứa bạn trong lớp chép lại. Xong thì "hối lộ" thêm vài ly trà sữa để chúng nó giảng bài cho nghe... Thế đấy, tuy cực mà cũng rất thú vị.
Cuối năm là luôn cần... sinh viên
Hiểu được tâm lý này, các cửa hàng, shop thời trang, quán ăn, quán nước... đều đồng loạt treo bảng "cần tuyển nhân viên bán hàng cận Tết". Mà mức lương trả cho mỗi người theo ca chỉ có vài chục nghìn, không bao cơm, làm xong đến giờ dọn hàng là phải đi về. Ấy nên chia ra mỗi tháng thu nhập cao nhất của mỗi sinh viên làm thêm dịp Tết ở các cửa hàng chỉ vài trăm hay một triệu là cao.
Cực khổ, vất vả từ sáng đến chiều, từ chiều đến tối mịt như thế nhưng nhiều bạn vẫn cố gắng tranh thủ từng giờ để đi làm.
Thảo Trang (Sv trường cao đẳng QT) đã bắt đầu đi làm hơn một tuần nay tại một cửa hàng thời trang trên đường Nguyễn Trãi. Cứ sáng đi học, chiều tối lại chạy ù như "tên bay" đến nơi làm việc.
Công việc ở đây cũng không mấy cực, chiều đến Trang có trách nhiệm kiểm hàng, đứng bán, phục vụ khách cho đến 10h là có thể ra về. Có hôm trường thêm tiết kéo sang buổi chiều là Trang phải đành xin vắng trực để đến trường ôn tập, thành ra có mấy lần Trang bị bà chủ mắng và muốn đuổi việc. Mà cận Tết thế này, sinh viên nhiều, việc làm có khi phải xếp hàng để đợi mà còn bị đuổi thì biết đến bao giờ mới tới phiên mình.
Thế là Trang đành ngậm ngùi học thêm vào buổi tối để tránh mất kiến thức. Có mấy lần thầy cô biết làm việc vất vả, nên cũng nhiệt tình giảng lại bài cho Trang. Thế nên tuy đi làm nhưng Trang vẫn đảm bảo chất lượng bài tập trên lớp.
Có vẻ như là trào lưu
Các bạn cũng đừng vì thế mà chểnh mảng việc học nhé.
Dần dần sinh viên lại xem làm thêm ngày Tết như là chuyện hiển nhiên vậy. Có bạn vẫn muốn đi làm dù chẳng cần phải về quê hay chi tiêu món nào đó. Chỉ đơn giản là các bạn ấy muốn được như mọi người, được đi làm, được giống bạn bè, giống cuộc sống của một sinh viên.
Có bạn chấp nhận học miệt mài cả buổi tối để đi làm thêm, do thấy đi làm cũng rất vui, và vất vả thì mới được gọi là sinh viên thật sự.
Nếu bạn cũng đang có kế hoạch đi làm ngày Tết, thì nhất định phải biết thu xếp công việc sao thật hợp lý, chứ đừng mải làm mà bỏ quên bải vở thì chẳng hay ho gì đâu nhá.
Theo PLXH
Tiếp thị gái gọi 9X ở quán nước vỉa hè Sỹ nuôi gần 10 thôn nữ mới lớn, trả lương hằng tháng để họ đi bán dâm theo yêu cầu. Đường dây gái gọi này được tiếp thị đến nhiều quán nước ở Hà Nội. Ngày 5/1, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết vừa phá đường dây gái gọi tuổi đôi mươi. Những người có liên quan tại cơ quan...