Quán don dùng gáo dừa để múc ở cuối sông Trà Khúc
Nhớ người mẹ từng gánh don bán dạo nuôi 9 người con, vợ chồng ông Cẩm ở Quảng Ngãi giữ những chiếc gáo dừa 20 – 60 năm tuổi làm vá.
Ở cuối đường Trường Sa, gần nơi sông Trà Khúc đổ ra biển là quán don “đúng điệu” của Quảng Ngãi. Nhưng ấn tượng đầu tiên của thực khách không phải hương vị mà là những chiếc gáo dừa mà chủ quán dùng để múc don cho khách.
Bà Liên múc don cho khách bằng gáo dừa và gánh thử đôi ui đựng don của mẹ chồng để lại. Ảnh: Phạm Linh.
Bà Phạm Thị Kim Liên (64 tuổi) – chủ quán cho biết trong số những chiếc gáo treo trên tường, có cái mới làm, có cái hơn số tuổi của quán – 20 năm nhưng nay không dùng nữa vì hỏng. Độc đáo nhất là chiếc gáo dừa được đẽo thành chiếc vá dẹt hơn 60 năm trước. “Mẹ tôi đã dùng chiếc vá này để múc don cho khách suốt những ngày đi bán dạo ở thị xã Quảng Ngãi (nay là thành phố)”, ông Cao Hồng Cẩm, chồng bà Liên nói.
Sau này, khi tuổi cao, thay vì bán don ở thị xã, mẹ chồng bà Liên chuyển sang bán don ở chợ làng và dùng gáo sâu để múc don nhanh hơn. “Cha tôi đã chọn những trái dừa già nhất để làm cho bà”, ông Cẩm kể.
Tô don của quán ông Cẩm bà Liên có nhiều ruột don. Ảnh: Phạm Linh.
Video đang HOT
Theo ông Cẩm, nghề bán don của gia đình đã có từ thời ông nội. Mẹ ông nối nghiệp sau khi về làm dâu năm 16 tuổi để nuôi 9 đứa con. “Thời ấy cha tôi chiều nào cũng đi nhủi don và thức dậy tầm 3h để nấu rồi gọi mẹ dậy lúc tờ mờ sáng”, ông nhớ lại. Còn bà Liên theo mẹ chồng nấu don bán gần 10 năm trước và tiếp quản quán cách đây không lâu, khi mẹ chồng qua đời.
Thử gánh đôi ui đất (bình) xưa kia của mẹ, ông Cẩm chép miệng: “Giờ mình gánh còn thấy nặng mà hồi đó mẹ gánh sao giỏi thật”. Rồi ông lần theo trí nhớ sắp xếp đủ những dụng cụ mà mẹ từng mang theo quang gánh: hai tấm lá chuối và hai chồng bát để đậy nắp ui, một bao bánh tráng sống, một bao bánh tráng chín, một chai nước mắm và một túi ớt xiêm.
Ông Cẩm với chiếc gáo dừa tự làm cho vợ bán don. Ảnh: Phạm Linh.
Từ những kinh nghiệm truyền lại, ông Cẩm tiết lộ con don có hai loại màu vàng và đen, tùy theo doi đất nó sống. Nước don ngọt vì một bộ phận rất nhỏ gọi là mật don, nhưng phải nấu đủ lượng mới ra chất ngọt. Đó là lý do bà Liên luôn nấu tô don nhiều ruột nhất. “Tô don không cần nhiều gia vị, chỉ thêm mắm và ớt xiêm là đủ”, ông Cẩm nói.
Ngày cao điểm, bà Liên có thể bán đến 100 tô don, thi thoảng chuyển nước và ruột don bán cho quán đặc sản Quảng Ngãi ở Sài Gòn. Vợ chồng bà Liên có bốn người con, trong đó một người hiện làm nghề cào don, một người thu mua don. Đến nay, nghề don đã truyền qua bốn thế hệ của gia đình.
Thịt lụi - món ăn không thể thiếu trong mâm cơm đãi khách của người xứ Quảng
Nói về thịt nướng thì ai cũng sẽ không hề lạ tai khi nghe những món như sườn nướng, nem nướng, thịt xiên nướng. Nhưng món thịt lụi nướng thì hẳn là lạ lẫm với bạn lắm phải không?
Thịt lụi nướng xuất phát từ ẩm thực miền Trung, phổ biến nhất là ở tỉnh Quảng Ngãi.
Thịt nướng là món không thể thiếu trong mâm cỗ đãi khách.
Thịt lụi là món ăn thần sầu được các bà các mẹ trổ tài nấu nướng thết đãi khách trong các dịp lễ lộc hay ngày đặc biệt dù là vui hay buồn như sinh nhật, đám giỗ... Đây là món ăn đặc biệt trong ẩm thực xứ Quảng cũng giống như chả giò trong ẩm thực Sài Gòn vậy.
Nếu thịt nướng ở miền Nam phải ăn kèm với bún, rau, nước mắm thì thịt lụi không cần món ăn "phụ kiện" đi kèm quá nhiều mà chỉ cần bánh tráng nướng. Vừa đơn giản, vừa đủ chất đạm và đường bột thì bộ đôi này chỉ có "lụi tim" bạn thôi!
Món thịt lụi nhìn vậy mà làm không khó!
Tảng thịt nạc dăm (vừa có nạc vừa có mỡ) đem về rửa để ráo và xắt thành từng thớ thịt dày tầm 1 cm. Sau đó bỏ vào tô ướp cùng với nước mắm, chút muối, bột ngọt và củ hành tím bào và thêm đường nữa để thịt nướng lên có màu nâu đẹp mắt.
Dùng một que bằng tre hoặc gỗ rồi lụi (xiên) các thớ thịt lại với nhau, không lỏng lẻo cũng không quá chặt tay. Xiên lụi được bó trong lá chuối quấn chặt hai đầu như một viên kẹo cốm khổng lồ.
Mục đích của việc bó lá chuối là để lửa có lỡ cháy cũng không làm sém thịt, tránh việc thịt vừa khét vừa khô.
Sẵn mớ than hồng chưa tàn trên bếp, dăm ba bánh tráng lề (loại bánh tráng dày hơn bánh tráng trong Sài Gòn) được đặt lên nướng qua nướng lại đến khi bánh vàng ruộm, nổi những u u lên thơm phức là ăn được rồi. Người miền Trung rất thích ăn bánh tráng nướng, từ món cháo, gỏi, hột vịt lộn... đều phải bẻ miếng bánh tráng nướng giòn rụm ra ăn cùng.
Bánh tráng nướng ngon là phải có vết vàng xém và những cục u.
Mẻ thịt nướng nóng hổi cho những ngày mưa phùn (và không mưa phùn thì vẫn ngon như thế!)
Nếu có dịp tới thăm miền đất xứ Quảng, bạn hãy nhớ thưởng thức món thịt lụi ăn kèm bánh tráng này nhé! Còn nếu chưa có dịp tới tận nơi để thưởng thức hay đã từng thử rồi và trót đem lòng thương nhớ, sao bạn không thử tự mình trổ tài làm món thịt lụi này ngay hôm nay?
Dân dã chuối rừng Những cây chuối rừng mọc hoang dại ven suối chính là thức quà quý mà đại ngàn ban tặng cho người miền núi xứ Quảng. Bởi từ loài cây ấy, người dân nơi rẻo cao đã chế biến thành nhiều món ăn dân dã, bình dị, nhưng không kém phần hấp dẫn, lạ miệng. Theo kinh nghiệm của người dân miền ngược, món...