Quân đội Úc sẽ sắm thêm hàng chục tàu tuần tra
Chính phủ Úc ngày 5.5 tuyên bố đã ký một hợp đồng trị giá gần 290 triệu USD để đóng 21 chiếc tàu dùng cho công tác tuần tra trên biển của quân đội nước này.
Quân đội Úc sẽ bổ sung thêm nhiều tàu tuần traAustal
Công ty đóng tàu quân sự Úc Austal sẽ thực hiện dự án này cho chính phủ, một phần trong ngân sách quốc phòng tăng thêm 30 tỉ đô la Úc sẽ được sử dụng trong 10 năm tới được Canberra công bố hồi tháng 2.2016, theo Reuters dẫn thông báo của chính phủ Úc.
Công việc đóng tàu sẽ bắt đầu vào giữa năm 2017 và chiếc tàu đầu tiên sẽ xuất xưởng để tham gia công tác tuần tra trên biển của quân đội một năm sau, trong khi dự án đóng tàu sẽ kết thúc vào năm 2023, Australian Defense Magazine cho hay.
Hồi tháng 4.2016, công ty đóng tàu Austal cùng 3 công ty tư nhân khác của Hà Lan và Đức được chính phủ Úc giao đóng 12 chiếc tàu tuần tra trị giá 3 tỉ đô la Úc cho quân đội nước này. Trước đó, Canberra cũng đã chọn được nhà thầu đóng mới 9 chiếc tàu khu trục.
Thủ tướng Úc thăm xưởng đóng tàu ngầm Úc Reuters
Quân đội Úc tăng cường bổ sung tàu mới, hiện đại dùng phục vụ công tác tuần tra trên biển và đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc mà Canberra xem là “mối đe dọa không chỉ ở Biển Đông mà cả vùng châu Á-Thái Bình Dương”.
Video đang HOT
Quân đội Úc sẽ trở thành một trong những quân đội hùng mạnh của thế giới khi sở hữu thêm 12 tàu ngầm mà tuần qua Canberra đã chọn tập đoàn nhà nước của Pháp, DCNS làm nhà thầu đóng tàu với hợp đồng trị giá 50 tỉ đô la Úc, một trong những hợp đồng quân sự có giá trị nhất thế giới.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Báo Úc 'thất vọng' vì Nhật không trúng gói thầu tàu ngầm
Thay vì chọn Pháp, việc Úc mua tàu ngầm từ Nhật Bản sẽ có lợi cho Canberra hơn trong các quan hệ ngoại giao, truyền thông Úc phản ứng sau bản hợp đồng sụp đổ với Tokyo.
Úc đánh giá cao thiết kế tàu ngầm lớp Barracuda của PhápDCNS
Ngày 26.4 qua, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull tuyên bố Pháp đã trúng gói thầu trị giá 50 tỉ AUD (39 tỉ USD), qua đó hãng tàu DCNS của Pháp sẽ đóng 12 tàu ngầm thế hệ mới cho Hải quân Hoàng gia Úc.
Đây thoạt nhiên chỉ là một thỏa thuận bình thường giữa các nước, nhưng trên thực tế lại mang khá nhiều ý nghĩa ngoại giao khác nhau, nhất là trong bối cảnh an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang gặp bất ổn.
Câu trả lời nào cho Nhật Bản?
Trong cùng ngày 26.4, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đã nhận xét rằng quyết định lựa chọn hợp đồng từ Pháp của phía Úc là "vô cùng đáng tiếc".
Trước khi phiên bản tàu ngầm lớp Barracuda dài 97 m của DCNS được tiếp nhận, chiếc tàu ngầm lớp Soryu dài 89 m của Nhật mới được cho là sự lựa chọn ưu tiên của Úc dưới thời cựu thủ tướng Tony Abbott, theo hãng thông tấn Úc AAP.
Trong khi đó, đương kim Thủ tướng Úc Turnbull trong cuộc họp báo tuyên bố về gói thầu này cho rằng sự lựa chọn dành cho hãng DCNS là quyết định "bao hàm và toàn vẹn" của chính phủ, và nói ông cũng như Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vẫn cam kết những quan hệ chiến lược đặc biệt giữa hai nước.
Mô hình tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản Reuters
Truyền thông quốc tế đã giải thích nhiều về lý do Nhật Bản không trúng thầu, trong đó có cả những hạn chế về năng lực sản xuất (hải quân Nhật Bản hiện cũng cần trang bị lớp tàu Soryu), cũng như các thiếu sót về kinh nghiệm trong các bản hợp đồng quân sự với nước ngoài. Nhưng dẫu sao, có một nhận định chung rằng Nhật Bản thất vọng với điều này.
ABC News ngày 22.4 trước đó cho rằng Nhật Bản thậm chí đã tìm cách liên lạc trực tiếp với ông Malcolm Turnbull để đảm bảo khả năng trúng thầu.
Tuy nhiên, đơn giản sau khi chính trường Úc biến động, các thỏa thuận trước đây của ông Tony Abbott gần như trở nên vô nghĩa, và ông Turnbull thực tế cũng đã hành động nhằm tranh thủ quyết định trước ngày 2.7 tới, tức thời điểm Úc hướng về cuộc bầu cử liên bang, và việc đóng tàu ở thành phố Adelaide, tạo ra 2.800 việc làm cho cư dân Úc cũng là yếu tố "ghi điểm" của ông Turnbull.
Trung Quốc ăn mừng vì tàu ngầm Nhật bị Úc từ chối?
Đó là nhận định đăng trên The Australian của Giáo sư Paul Dibb, chuyên gia về chính sách quốc phòng tại Đại học Quốc gia Úc.
"Thật khó để nghĩ rằng Nhật Bản không tổn thương sâu sắc, thậm chí bị xúc phạm. Sau tất cả, chúng ta hỏi mua 'viên kim cương' về lĩnh vực quốc phòng của Nhật Bản, vì những bí mật về tàu ngầm luôn được giữ rất kín, và điều này khiến Nhật Bản bị mất mặt", Giáo sư Paul Dibb nói.
Ông Dibb cũng khẳng định việc Úc bất ngờ từ chối đề nghị mua tàu ngầm của Nhật Bản là điều Trung Quốc có thể hài lòng, và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từng nói với Ngoại trưởng Úc Julie Bishop rằng chiến lược quan hệ ngày càng gần gũi giữa Úc và Nhật Bản là một "mối đe dọa".
Trong khi đó The Sydney Morning Herald dẫn ý kiến các chuyên gia khẳng định "sự cố" vừa qua đã ảnh hưởng không nhỏ tới quan hệ ngoại giao Úc - Nhật. Rory Medcalf, người đứng đầu Viện An ninh Đại học Quốc gia Úc, cho biết một trong những điểm ông thích nhất ở cựu thủ tướng Abbott là việc duy trì quan hệ với Nhật, trong khi "quyết định ấy (từ chối gói thầu) là bước lùi của mối quan hệ".
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani yêu cầu phía Úc giải thích lý do gói thầu tàu ngầm của Nhật bị từ chối Reuters
Mặc dù vậy, đa phần ý kiến cũng thống nhất rằng Úc có lý khi lựa chọn DCNS làm đối tác cho chiến lược tàu ngầm thế hệ mới. Ngoài các yếu tố kỹ thuật, chuyên môn, bản thân Úc cũng cần giữ mối quan hệ với Pháp vì đó là "lòng tin chiến lược sâu sắc", chứ không đơn thuần là thỏa thuận thương mại. Bên cạnh đó, việc từ chối một gói thầu cũng không hẳn sẽ làm tổn hại hoàn toàn cho mối "lương duyên" giữa Nhật Bản và Úc về lâu dài.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Báo Trung Quốc dọa buộc Australia trả giá vì mua tàu ngầm Pháp Tờ báo nhà nước Trung Quốc cảnh báo quyền lợi của Australia sẽ bị tổn hại nếu nước này dùng tàu ngầm mua của Pháp gây sức ép lên Bắc Kinh. Tàu ngầm lớp Collins của Australia. Ảnh: theaustralian.com.au Le Parisien trích dẫn một bài viết trên Global Times hôm qua cho biết Bắc Kinh sẽ tăng cường khả năng phản công nếu...