Quân đội Trung Quốc kích động ngoại giao
Các học giả Trung Quốc chỉ trích quân đội nay không dám đối đầu nữa.
Vài năm gần đây, Trung Quốc theo đuổi chính sách ngoại giao hiếu chiến hơn. Một phần vì quyền lực kinh tế và quân sự lớn mạnh đáng kể, tuy nhiên một nguyên nhân chính không dễ nhận ra. Đó là các tướng lĩnh quân đội tác động đến chính sách ngoại giao.
Ở hầu hết các nước, thường các tướng không được tuyên bố công khai chính sách ngoại giao và an ninh. Điều này diễn ra đúng đắn dưới thời Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và năm năm cầm quyền đầu tiên của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Từ năm 2010, các tướng diều hâu bắt đầu công khai tuyên bố hiếu chiến trên báo chí. Rõ nhất vào cuối năm ngoái khi Thiếu tướng hải quân Dương Nghị kêu gọi từ bỏ quan điểm của Đặng Tiểu Bình và cổ súy: Giờ không còn là lúc Trung Quốc cần khiêm tốn mà cần có thái độ tự vệ kiên quyết, thể hiện ở chỗ phản công hiệu quả, nhanh chóng, chi phí thấp.
Video đang HOT
Ngày 1-7, hàng chục ngàn người biểu tình ở đặc khu Hong Kong. Họ yêu cầu Bắc Kinh can thiệp ít hơn, tố cáo hố sâu ngăn cách giàu-nghèo tăng và giá bất động sản ở Hong Kong quá cao. Một số người biểu tình bị bắt. Ảnh: GETTY IMAGES
Tháng trước, Thiếu tướng Hàn Tự Đông (ĐH Quốc phòng) tỏ ra hiếu chiến hơn với bài đăng trên Thời Báo Toàn Cầu với tựa đề: “Tâm lý phòng vệ đã cản trở đà mở rộng ra nước ngoài của Trung Quốc”. Hàn Tự Đông chủ trương: “Chỉ khi nào tâm lý phi bành trướng bị đánh đổ thì Trung Quốc mới có thể tiến nhanh từ cường quốc khu vực thành cường quốc toàn cầu”.
Các phát biểu của các tướng lĩnh dường như đã tạo cho Trung Quốc tâm thế đối đầu trong giải quyết tranh chấp ở biển Đông. Sau xung đột ở bãi cạn Scarborough hồi tháng 5, Thiếu tướng La Viện không ngần ngại nói: “Trung Quốc đã mất kiên nhẫn… Trung Quốc không cần thận trọng thêm nữa”.
Năm ngoái, một số học giả cao cấp đã lên tiếng chỉ trích các tướng lĩnh. Trả lời báo Wall Street Journal hồi tháng 10-2010, GS Sở Thúc Long (ĐH Thanh Hoa) phàn nàn: “Quân đội có quyền lực quá lớn trong việc ra quyết định, đặc biệt trong chính sách ngoại giao”.
Vài tháng sau, GS Vương Di Tư (ĐH Bắc Kinh) đã chỉ trích nhiều tướng lĩnh tuyên bố thiếu thận trọng khi xác định biển Đông là “lợi ích cốt lõi” và quân đội sẵn sàng tự vệ trước các thách thức về chủ quyền.
Từ giữa năm 2011 thì thậm chí các học giả có ảnh hưởng lớn cũng không dám đối đầu nữa. Gần đây, Thiếu tướng hải quân Trương Triệu Trung tuyên bố lan tràn khắp các trang mạng rằng ở Trung Quốc có “hơn 1 triệu tên phản bội”: “Chúng được Mỹ đào tạo, đọc sách Mỹ, chấp nhận suy nghĩ của Mỹ và giờ đang giúp Mỹ lừa phỉnh người Trung Quốc”.
Quân đội luôn chiếm 20% trong BCH Trung ương, cơ quan bầu ra Bộ Chính trị. Vì thế, các phe phái trong nội bộ đảng thường tìm kiếm sự ủng hộ của các tướng lĩnh nhằm chiếm ưu thế trong đại hội đảng. Bộ Chính trị lại là cơ quan kiểm soát Quân ủy Trung ương.
Ông Tập Cận Bình, người dự kiến sẽ giữ chức tổng bí thư cuối năm nay, đang vướng trở ngại để trở thành chủ tịch Quân ủy Trung ương vì ông Hồ Cẩm Đào vẫn sẽ giữ vị trí này ít nhất hai năm sau đó. Bởi thế ông đã vận động rất nhiều tướng lĩnh chủ chốt ủng hộ, đổi lại ông sẽ để họ có ảnh hưởng lớn hơn trong chính sách ngoại giao.
Trong bối cảnh quân đội đặt các nhà lãnh đạo dân sự vào tình thế khó khăn, có lẽ sau đại hội đảng, đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ nỗ lực khẳng định lại ảnh hưởng đứng đầu của đảng trong ngoại giao. Tuy nhiên, với kinh tế đang đi xuống, sẽ khó khăn để kiềm chế chủ nghĩa dân tộc .
Theo PLTP
Chuyển giao quyền lực tại Trung Quốc diễn ra êm thấm
Một báo đảng của Trung Quốc hôm qua khẳng định quá trình chuẩn bị cho sự kiện chuyển giao quyền lực sắp tới của Trung Quốc tiến triển thuận lợi bất chấp vụ bê bối của Bạc Hy Lai.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và phó Chủ tịch Tập Cận Bình. Giới quan sát dự đoán ông Bình có khả năng trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc sau đại hội đảng lần thứ 18. Ảnh: AP.
"Hoạt động chuẩn bị cho đại hội đảng lần thứ 18 được diễn ra êm thấm. Đảng và nhân dân chào đón đại hội lần thứ 18 với sự tin tưởng tuyệt đối", báo People"s Daily tuyên bố trong một bài xã luận nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 1/7.
Bài xã luận kêu gọi tăng cường cuộc chiến chống tham nhũng, bởi đây là một trong những hiểm họa lớn nhất đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, song không đề cập tới những trường hợp tham nhũng cụ thể.
Tác giả ca ngợi những thành tựu gần đây của Trung Quốc, bao gồm chuyến bay của tàu Thần Châu 9 và lễ kỷ niệm 15 năm Hong Kong trở về với Trung Quốc.
"Trong vòng 10 năm qua, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt", tác giả viết.
Đài truyền hình Trung Quốc cho biết, hiện tại đảng Cộng sản Trung Quốc có hơn 82,6 triệu đảng viên, đại diện cho hơn 1,3 tỷ dân.
Các phương tiện truyền thông đại chúng của Trung Quốc không nhắc tới vụ án Bạc Hy Lai, cựu bí thư thành ủy thành phố Trùng Khánh. Ông Bạc từng được dự đoán trở thành một trong những quan chức có quyền lực cao nhất trong đại hội đảng sắp tới. Nhưng hồi tháng 4 ông bị cách chức bí thư thành ủy, còn vợ ông bị điều tra tội sát nhân. Giới chức Trung Quốc chưa công bố bất kỳ điều gì về số phận của hai nhân vật này.
Theo VNExpress
Hongkong chuẩn bị Lễ kỷ niệm 15 năm ngày trở về Trung Quốc Theo kế hoạch, ngày 1/7, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sẽ dự Lễ mít tinh này và Lễ nhậm chức Người đứng đầu Đặc khu hành chính Hongkong nhiệm kỳ 4. Trước đó, ngày 29/6, tiếp tục chuyến thăm Hongkong và dự Lễ kỷ niệm 15 năm ngày Hongkong trở về Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã...