Quân đội Trung Quốc không có khả năng phát hiện máy bay Myanmar?
Nếu ký kết thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc thì có cơ hội hòa bình cho Kokang; trong khi đó, máy bay quân sự vẫn “ném bom” ở lãnh thổ Trung Quốc mà không sao.
Chủ tịch Ủy ban điều phối ngừng bắn toàn quốc Myanmar U Naing Han Tha trả lời phỏng vấn báo chí
Myanmar lại cho phép phiến quân Kokang tham gia đàm phán hòa bình?
Tân Hoa xã đưa tin, ngày 17/3, tại Rangoon, đại diện Chính phủ Myanmar và các đại diện nhóm vũ trang các dân tộc thiểu số đã tiến hành vòng đàm phán thứ 7 về Thoả thuận ngừng bắn toàn quốc, dự kiến vòng đàm phán lần này sẽ diễn ra trong 6 ngày.
Ngày 21 tháng 3, khi trả lời phỏng vấn của Tân Hoa xã – một tờ báo nhà nước Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban điều phối ngừng bắn toàn quốc Myanmar U Naing Han Tha cho biết, Thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc Myanmar nếu có thể ký kết thì khu vực Kokang sẽ có thể thực hiện hòa bình.
Ông U Naing Han Tha nói: “quân đồng minh dân chủ dân tộc Kokang” là thành viên của Ủy ban điều phối ngừng bắn toàn quốc, nếu không có ngừng bắn của khu vực Kokang, thỏa thuận đang đàm phán sẽ không thể gọi là Thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc.
Ông nói, sau khi kết thúc vòng đàm phán này, Ủy ban điều phối ngừng bắn toàn quốc sẽ cùng Chính phủ Myanmar tổ chức thảo luận chuyên đề Kokang, tiếp tục nỗ lực cho thực hiện ngừng bắn toàn quốc.
Tại cuộc họp báo sau hội đàm cùng ngày, thành viên Ủy ban thực hiện hoà bình Liên bang Myanmar U Hla Maung Shwe cho biết, cuộc đàm phán tiến triển thuận lợi, ngày 22 tháng 3 có triển vọng hoàn thành đàm phán đối với toàn bộ các nội dung của dự thảo thoả thuận ngừng bắn.
Khi trả lời phỏng vấn báo chí Anh, Tổng thống Myanmar U Thein Sein tuyên bố: Xung đột khu vực Kokang là công việc nội bộ của Myanmar, Trung Quốc không thể giải quyết
Theo bài báo, sau khi hoàn thành đàm phán dự thảo Thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc, các bên sẽ báo cáo tình hình đàm phán lên cấp trên các bên. Thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc sẽ chọn ngày chính thức ký kết.
Đặc phái viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc về châu Á Vương Anh Phàm và Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về Myanmar Vijay Nambiar đã tham dự vòng đàm phán lần này với tư cách quan sát viên.
Bài báo cho biết, ngày 9 tháng 2, Quân đội Myanmar và lực lượng vũ trang địa phương đã nổ ra chiến sự ở khu vực Kokang – miền bắc Myanmar, kéo dài cho đến nay vẫn chưa lặng sóng. Chiến sự Kokang đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh và ổn định của khu vực biên giới (Trung Quốc-Myanmar). Theo thống kê chính thức của Myanmar, hai bên giao chiến đã có hơn 400 người thương vong.
Từ khi độc lập vào năm 1948 đến nay, Myanmar luôn tồn tại nhiều tổ chức vũ trang địa phương của các dân tộc thiểu số. Từ khi lên cầm quyền vào tháng 3 năm 2011, chính quyền U Thein Sein nhiều lần tái khẳng định thúc đẩy thực hiện đường lối hòa giải dân tộc.
Đối thoại tập thể giữa Chính phủ và các lực lượng vũ trang địa phương dân tộc thiểu số đã đạt được tiến triển quan trọng, nhưng vẫn tồn tại bất đồng, vẫn chưa ký kết Thỏa thuận ngừng bắn mang tính toàn quốc. Hiện nay, Chính phủ Myanmar đang tranh thủ ký kết Thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc với tất cả các tổ chức vũ trang, sau đó bước vào giai đoạn đối thoại chính trị tập thể, tranh thủ thực hiện hòa bình lâu dài.
Video đang HOT
Chiến sự tại khu vực Kokang, miền bắc Myanmar (nguồn mạng sina TQ)
Chiến sự xảy ra do tranh nhau tài nguyên khoáng sản?
Theo tờ “Pháp chế vãn báo” Trung Quốc ngày 22 tháng 3, từ ngày 17 tháng 2 đến nay, xung đột vũ trang khu vực Kokang miền bắc Myanmar diễn ra liên tục. Có phân tích cho rằng, cuộc chiến lần này là để tranh giành tài nguyên khoáng sản “ngọc bích”, có khả năng dẫn đến giá cả ngọc bích tăng mạnh. Trước đây, khi khu vực bang Kachin miền bắc Myanmar xảy ra xung đột vũ trang, từng dẫn đến giá cả nhập khẩu ngọc bích khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar tăng lên 20%.
Tuy nhiên, theo khảo sát của tờ “Pháp chế vãn báo”, giá cả ngọc bích hiện nay ở Bắc Kinh vẫn không có biến động lớn, nhập khẩu nguyên liệu ngọc bích cũng đang tiến hành như thường lệ. Chiến sự ở Kokang không ảnh hưởng tới giá cả loại hàng này. Do lo ngại ảnh hưởng của chiến sự Kokang, dân làm ăn buôn bán Trung Quốc từ cuối năm 2014 có người đã không tiếp tục đến Myanmar nữa. Họ lo ngại, khi hàng dự trữ hết thì giá sẽ tăng lên.
Bom từ Quân đội Myanmar lại bay lạc vào lãnh thổ Trung Quốc?
Trang mạng “Tầm nhìn” Trung Quốc ngày 22 tháng 3 đưa tin, các nguồn tin từ biên giới Trung Quốc-Myanmar cho biết, ngày 20 tháng 3, ở núi Bạng Khổng Tiểu Mễ, thị trấn Mãnh Đôi, huyện Trấn Khang, thành phố Lâm Thương, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc có phát hiện bom do máy bay quân sự Myanmar ném, quả bom này không nổ, còn được quấn dù. Những người tại hiện trường cho biết, khi đó, họ nhìn thấy máy bay chiến đấu Myanmar đã ném 5 quả bom, trong đó 3 quả rơi trong lãnh thổ Myanmar, có 2 quả rơi trong lãnh thổ Trung Quốc.
Máy bay quân sự Myanmar tiếp tục “ném bom” trong lãnh thổ Trung Quốc, lời cảnh cáo của Trung Quốc vô dụng? Quân đội Trung Quốc không có khả năng phát hiện? (nguồn mạng Tầm nhìn, TQ)
Theo bài báo, đây đã là lần thứ tư trong tháng 3 máy bay quân sự Myanmar ném bom trong lãnh thổ Trung Quốc, hơn nữa còn xảy ra sau khi Chính phủ và Quân đội Trung Quốc tiến hành cảnh cáo mạnh mẽ. Sau sự kiện bom Myanmar khiến cho công dân Trung Quốc thiệt mạng vào ngày 13 tháng 3, rất nhiều đơn vị Quân đội Trung Quốc đã tập kết ở biên giới Trung Quốc-Myanmar, trong đó có lực lượng tên lửa phòng không, còn có các máy bay chiến đấu như J-7 mang theo đạn dược tiến hành tuần tra.
Trước đó, báo chí Trung Quốc dẫn lời phát ngôn viên của phiến quân Kokang cho rằng, do động thái cứng rắn của Trung Quốc, máy bay quân sự Myanmar đã không dám xuất hiện trên bầu trời Kokang. Trong khi đó, trong quá trình máy bay quân sự Myanmar ném bom lần này, hoàn toàn không thấy máy bay chiến đấu và tên lửa đất đối không Trung Quốc được phóng lên, theo đó, bài báo đặt nghi vấn – phải chăng phía Trung Quốc không phát hiện ra máy bay quân sự Myanmar vượt biên?
Trước đó, theo tuyên truyền của báo chí Trung Quốc, ngày 8 tháng 3, khi Quân đội Myanmar và phiến quân Kokang xảy ra xung đột, có đạn lạc rơi vào lãnh thổ Trung Quốc, làm thiệt hại một ngôi nhà dân, may là không có ai bị thương vong. Trung Quốc khi đó đã bày tỏ quan ngại nghiêm trọng, yêu cầu Myanmar nhanh chóng điều tra làm rõ tình hình và áp dụng các biện pháp có hiệu quả, ngăn chặn sự kiện tương tự tiếp tục xảy ra.
Ngày 12 tháng 3, 1 máy bay quân sự Myanmar đã xâm nhập lãnh thổ Trung Quốc, ném 2 quả bom, nhưng sau đó bị rơi vỡ, xác máy bay được người dân Trung Quốc phát hiện ở núi Bạc Đao vào khoảng 4 giờ chiều ngày 13 tháng 3.
Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 13 tháng 3, Không quân Myanmar lần thứ tư đột nhập và lần thứ ba ném bom trong lãnh thổ Trung Quốc. Lần này có 3 quả bom rơi ở thị trấn Mạnh Định, huyện Cảnh Mã, thành phố Lâm Thương, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, khiến cho 4 người chết, nhiều người bị thương, trong đó 1 người bị thương nặng đã chết tại bệnh viện.
Chiến sự tại khu vực Kokang, miền bắc Myanmar (nguồn mạng sina TQ)
Theo Giáo Dục
Quân đội Myanmar tập trận hoành tráng cỡ nào?
Các cuộc tập trận của Quân đội Myanmar aiễn ra rất hoành tráng, hùng mạnh không thua kém các quốc gia trong khu vực.
Trong ảnh, các binh sĩ, binh khí kĩ thuật Quân đội Myanmar tập trung trước giờ tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật lớn diễn ra trong tháng 3/2014.
Mở màn cuộc tập trận, các bệ pháo phản lực phóng loạt Type 81 của Quân đội Myanmar bắn rocket ồ ạt tiến công vùng mục tiêu. Đây là loại pháo phản lực do Trung Quốc sản xuất, sao chép công nghệ BM-21 Grad của Liên Xô.
Các khẩu đội lựu pháo 105mm M2A1 của pháo binh Quân đội Myanmar cũng "xướng lên điệp khúc chết người".
Trong ảnh, lựu pháo M71 155mm đang nã đạn tấn công mục tiêu.
Pháo binh Quân đội Myanmar hiện có khoảng 12 kiểu pháo đủ kích cỡ do Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc... sản xuất. Trong ảnh, vùng mục tiêu bị pháo kích dữ dội, khói lửa bao trùm khắp nơi.
Các xe tăng Type 59D, xe thiết giáp chiến đấu Type 92 dàn hàng càn quét mục tiêu.
Lực lượng Vũ trang Myanmar có khoảng 492.000 quân thường trực, trong đó Lục quân Myanmar là thành phần lớn nhất với số quân 350.000 người.
Trong ảnh, xe tăng chiến đấu chủ lực Type 59D của Lục quân Myanmar hành tiến.
Đội hình xe tăng Type 69-II đồng loạt tiến công quân địch. Lục quân Quân đội Myanmar hiện có khoảng 500 chiếc xe tăng chủ yếu do Trung Quốc, Liên Xô cung cấp. Trong đó, chiếm số lượng lớn nhất là mẫu Type 59D, T-72S.
Xe thiết giáp chiến đấu Type 92 phi nước đại.
Đội hình 3 xe thiết giáp Type 92 dàn hàng tiến vào vùng mục tiêu - loại xe này do Trung Quốc sản xuất theo mẫu VAB của Pháp, trang bị tháp pháo tự động gắn pháo 25mm.
Xe thiết giáp chở quân MAV-1 do Myanmar tự sản xuất trong giai đoạn 1983-1991 đang chi viện cho bộ binh.
Đội hình hỗn hợp xe thiết giáp Type 92 và xe tăng Type 59D đang cùng hỗ trợ nhau trên đường hành quân.
Xe thiết giáp chiến đấu BTR-3U của Lục quân Myanmar chi viện hỏa lực cho bộ binh tiến công địch. Đây là loại xe thiết giáp chiến đấu/chở quân mới và hiện đại nhất Lục quân Myanmar. Nước này đã mua khoảng 522 chiếc và trong tương lai sẽ lựa chọn mua thêm 1.000 chiếc từ Ukraine.
Theo Kiến Thức
Myanmar dùng bao nhiêu vũ khí Trung Quốc? Trong khu vực Đông Nam Á, Myanmar được coi là quốc gia dùng nhiều vũ khí nhất có nguồn gốc từ Trung Quốc. Do lệnh cấm vận kéo dài từ Mỹ và phương Tây, trong suốt nhiều năm Myanmar chủ yếu mua vũ khí Trung Quốc. Vì vậy, không lạ gì khi quốc gia này được xem là nước dùng vũ khí Trung...