Quân đội Triều Tiên đe dọa tiến vào khu biên giới phi quân sự
Quân đội Triều Tiên ngày 16/6 cho biết đang xem xét các kế hoạch trở lại khu vực ở biên giới với Hàn Quốc vốn đang là khu phi quân sự theo thỏa thuận liên Triều.
“Quân đội chúng ta đang theo dõi sát tình hình hiện tại, khi quan hệ hai miền đang ngày càng tệ đi, và sẵn sàng có đáp trả chắc chắn bằng mặt quân sự với bất cứ kế hoạch bên ngoài nào”, bộ tư lệnh của Quân đội Nhân dân Triều Tiên cho biết trong một thông cáo sáng 16/6.
Thông cáo này, được Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên ( KCNA) đưa tin, cho biết quân đội Triều Tiên đang nghiên cứu “các biện pháp để đưa quân đội quay trở lại các khu vực phi quân sự theo thỏa thuận giữa hai miền, biến tiền tuyến thành pháo đài và nâng cao cảnh giác của quân đội đối với Hàn Quốc”.
“Chúng tôi sẽ lên phương án quân sự để nhanh chóng thực hiện các quan điểm nêu trên, để xin chấp thuận từ Quân ủy Trung ương”, thông cáo nói.
Trạm gác của Triều Tiên ở biên giới với Hàn Quốc, gần thành phố Paju. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Ngày 15/6, truyền thông Triều Tiên cũng nhắc tới quân đội trong lời cảnh báo “trả đũa không ngừng”, trừng phạt Hàn Quốc vì đã làm ngơ trước các vụ rải truyền đơn chống phá ở biên giới.
“Quân đội cách mạng hùng mạnh vô địch của chúng ta sẽ có hành động trả thù cho nhân dân đang sục sôi phẫn nộ hơn bao giờ hết”, Rodong Sinmun, cơ quan phát ngôn của đảng Lao động Triều Tiên (WPK), ngày 15/6 cho biết.
“Quân và dân ta nhất trí rằng không thể bỏ qua cho bất kỳ ai dám xúc phạm nhân cách của lãnh đạo tối cao. Những kế hoạch trả đũa được xây trên nỗi căm giận đã chuyển thành đồng thuận toàn quốc”, bài viết khẳng định.
Các quan chức an ninh hàng đầu của Hàn Quốc vừa họp khẩn hôm 14/6 để thảo luận về mối đe dọa “nghiêm trọng” từ Triều Tiên thời gian gần đây.
Trước đó, một nhóm các nhà hoạt động Hàn Quốc bị cáo buộc gửi 50.000 tờ rơi sang Triều Tiên với nội dung chỉ trích nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên tôn trọng thỏa thuận song phương
Bộ Thống nhất Hàn Quốc đề nghị Triều Tiên tuân thủ các thỏa thuận đã ký, sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ hành động chống lại Seoul.
"Hàn Quốc và Triều Tiên nên cố gắng tôn trọng mọi thỏa thuận liên Triều đã đạt được. Chúng tôi đang quan tâm nghiêm túc đến tình hình hiện nay", Bộ Thống nhất Hàn Quốc hôm nay ra thông cáo cho biết.
Quân đội Hàn Quốc đang duy trì trạng thái sẵn sàng để ứng phó với mọi tình huống trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng tuân thủ các thỏa thuận quân sự giữa hai bên. "Chúng tôi luôn theo dõi chặt chẽ các động thái của quân đội Triều Tiên", Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho hay.
Quan chức Hàn Quốc vận hành đường dây nóng với Triều Tiên năm 2018. Ảnh: Yonhap.
Các phát biểu được đưa ra chỉ một ngày sau khi Kim Yo-jong, em gái kiêm cố vấn của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố "đã đến lúc đoạn tuyệt với giới chức Hàn Quốc".
"Bằng cách thực thi quyền lực được lãnh đạo tối cao, đảng và nhà nước ủy nhiệm, tôi đã chỉ thị cho bộ phận phụ trách các vấn đề với kẻ thù thực hiện quyết liệt những hành động tiếp theo. Quyền thực hiện hành động tiếp theo chống lại kẻ thù sẽ được giao cho Bộ Tổng tham mưu quân đội", Kim Jo-yong nói thêm.
Em gái lãnh đạo Kim Jong-un không nói rõ hành động của quân đội là gì, nhưng dường như ám chỉ khả năng phá hủy Văn phòng Liên lạc chung tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
Kim Yo-jong tuần trước lên án Seoul vì không ngăn chặn các nhà hoạt động thả truyền đơn qua biên giới. Bình Nhưỡng kể từ đó ra một loạt các tuyên bố phản đối, trong khi hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA mô tả phát tán truyền đơn là "hành động tấn công phủ đầu trước chiến tranh".
Lãnh đạo Mặt trận Thống nhất đảng Lao động Triều Tiên Jang Kum-chol cũng tuyên bố đã mất hết niềm tin vào Hàn Quốc và cảnh báo Seoul sẽ phải chịu đựng khoảng thời gian "hối tiếc và đau khổ" vì không ngăn chặn hoạt động rải truyền đơn.
Việc người Triều Tiên đào tẩu thả truyền đơn bằng bóng bay qua biên giới đã là vấn đề nhức nhối giữa Seoul và Bình Nhưỡng từ lâu. Những truyền đơn này thường mang thông điệp chỉ trích tham vọng hạt nhân hay vấn đề nhân quyền của Triều Tiên.
Quan hệ giữa hai miền bán đảo xấu đi kể từ khi các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Washington và Bình Nhưỡng lâm vào bế tắc. Bình Nhưỡng gần như cắt đứt liên lạc với Seoul sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều năm ngoái.
Các hoạt động tại văn phòng liên lạc liên Triều cũng bị đình chỉ vì đại dịch Covid-19 và Triều Tiên đã tiến hành hàng chục cuộc thử nghiệm vũ khí tầm ngắn từ đầu năm tới nay. Hầu hết thỏa thuận quân sự Hàn - Triều, được ký kết trong chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đến Triều Tiên năm 2018, cũng không được thực hiện.
Triều Tiên tuyên bố mất hết lòng tin vào chính phủ Hàn Quốc Triều Tiên gần đây phản đối mạnh mẽ chiến dịch thả truyền đơn chống phá nước này tại khu vực biên giới với Hàn Quốc. CHDCND Triều Tiên hôm nay tuyên bố nước này mất hết lòng tin vào chính phủ Hàn Quốc, đồng thời cảnh báo về thời gian "thách thức và đau đớn" phía trước. Bóng bay có gắn truyền đơn...