Quân đội Syria tấn công người biểu tình
Quân đội Syria đã tràn vào Hama để đập tan cuộc biểu tình kéo dài ba ngày qua của những người chống lại Tổng thống Bashar al-Assad ở thành phố này, làm ít nhất 10 người thiệt mạng.
Các nhà hoạt động cho biết, lực lượng quân đội Syria cũng đã phải chịu những tổn thất không nhỏ sau khi các binh sĩ đào ngũ đáp trả đợt tấn công của quân chính phủ. Theo đó, những binh sĩ đào ngũ có vũ trang đã phá hủy hai chiếc xe bọc thép của quân đội và giết chết nhiều binh sĩ.
Biểu tình chống chính phủ Syria ở Homs hôm 13/12.
Cuộc tấn công vào Hama là lần thứ hai quân đội chính phủ sử dụng đến xe bọc thép nhằm đàn áp người biểu tình kể từ sau vụ tấn công hồi tháng Tám cũng ở thành phố này. Hãng tin Reuters dẫn lời các nhà hoạt động cho biết, quân chính phủ đã sử dụng súng máy, lục lọi và đốt cháy các cửa hàng trong thành phố.
Bên ngoài Hama, các binh sĩ đào ngũ cũng đã tấn công một đoàn xe jeep của quân đội, giết chết 8 binh sĩ. Tổng cộng trong ngày thứ Tư vừa qua, 30 người đã thiệt mạng trên khắp lãnh thổ Syria vì đụng độ.
Theo số liệu báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc cho biết, hơn 5.000 người biểu tình và các binh sĩ đào ngũ đã thiệt mạng kể từ khi biểu tình nổ ra. Chính phủ Syria cũng khẳng định có 1.100 binh sĩ thiệt mạng trong các cuộc đụng độ.
Video đang HOT
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho biết “không thể để tình trạng trên tiếp diễn” trong khi Mỹ và Pháp đổ lỗi cho lực lượng an ninh Syria gây ra bạo lực đồng thời thúc giục Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc ra tay can thiệp.
Tuy nhiên, Syria vẫn không bị cô lập trên trường quốc tế bởi sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc nhằm tránh việc HĐBA lên án Damascus. Ngoài ra, đồng minh thân cận nhất của Syria trong khu vực là Iran cũng đang cận lực giúp đỡ chính quyền của tổng thống Assad. Bị bao vây cấm vận, sự giúp đỡ tài chính từ Iran là tối quan trọng giúp chính quyền của tổng thống Assad cầm cự trong lúc khó khăn này.
Hồng Duy
Theo Bưu điện Việt Nam
Syria tập trận trước khi chấp nhận đề xuất của Liên đoàn Ảrập
Quân đội Syria hồi cuối tuần qua đã tổ chức tập trận, trong đó có thử tên lửa, triển khai không quân và bộ binh, "giống với một cuộc chiến thật". Cuộc tập trận diễn ra trước khi Syria tuyên bố cho phép quan sát viên của Liên đoàn Ảrập vào nước này.
Theo đài truyền hình nhà nước Syria, cuộc tập trận diễn ra vào cuối tuần qua, khi Syria vẫn đang đàm phán với Liên đoàn Ảrập (AL) về yêu cầu gửi quan sát viên vào Syria của khối này.
Syria nămnào cũng tiến hành tập trận, nhưng cuộc tập trận lần này quy mô lớn hơn, với thử nghiệm tên lửa cùng triển khai lực lượng không quân, bộ binh.
Đài truyền hình Syria cho biết cuộc tập trận nhằm thử "khả năng và tính sẵn sàng chiến đấu của các hệ thống tên lửa nhằm đối phó với bất kỳ gây hấn nào".
Cuộc tập trận cho thấy tên lửa và quân đội Syria "đã sẵn sàng bảo vệ đất nước và ngăn chặn được bất kỳ kẻ nào dám gây hại cho an ninh của đất nước", đài truyền hình Syria đưa tin. Cũng theo đài này, các tên lửa được thử đã bắn trúng mục tiêu với độ chính xác cao.
Syria được cho là đang sở hữu các tên lửa không đối không như Scuds, có khả năng bắn sâu vào bên trong lãnh thổ của Israel.
Hồi tháng 10 Tổng thống Assad đã cảnh báo Trung Đông sẽ "bốc cháy" nếu phương Tây can thiệp vào Syria và dọa sẽ biến khu vực thành "hàng chục Afghanistan".
Mặc dù Mỹ và châu Âu đã áp dụng hàng loạt các biện pháp trừng phạt Syria trong vài tháng qua, nhưng Washington và các đồng minh có vẻ ít "hứng thú" can thiệp vào một nước Ảrập khác như họ đã làm ở Lybia.
Trong khi đó, Tổng thống Assad lại có khá nhiều đồng minh mạnh, cho ông phương tiện để chống lại áp lực từ bên ngoài. Một cuộc xung đột ở Syria có nguy cơ đẩy thành một cuộc đối đầu rộng hơn ở Trung Đông với Israel và Iran ở hai chiến tuyến.
Syria cũng không phải "trông xa" nhằm tìm mục tiêu lớn để tấn công, bởi nước này có chung biên giới với Israel, nước được Mỹ ủng hộ, và thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ của ông Assad là đồng minh Ảrập thân cận nhất của Iran và cũng có mối quan hệ với phong trào Hezbollah ngày một lớn mạnh tại Li-băng cùng các nhóm cấp tiến khác, trong đó có nhóm Hamas của Palestine.
Chấp nhận kế hoạch của AL
Tuy nhiên, vào ngày hôm nay Syria đã bất ngờ tuyên bố sẽ cho phép các quan sát viên Ảrập vào nước này. Việc cho phép các quan sát viên vào Syria là một phần trong kế hoạch do Liên đoàn Ả rập đề xuất nhằm chấm dứt nhiều tháng biểu tình bạo lực ở Syria.
"Chính phủ Syria đã phản ứng tích cực với việc ký kết nghị định thư về cử quan sát viên", người phát ngôn Bộ trưởng Ngoại giao Syria Jihad Makdisi cho biết.
Ngoại trưởng Walid Muallem đã gửi thông điệp tới AL về vấn đề vào đêm qua, chủ nhật, khi hạn chót của AL sắp hết, dọn đường cho nghị định thư được ký kết, Makdisi cho hay.
Damascus trước đây từ chối ký vào nghị định thư, do cho rằng nó chứa những từ ngữ phương hại đến chủ quyền của Syria.
Trong khi đó, AL muốn các quan sát viên đến Syria để giám sát hoạt động của lực lượng quân đội, lực lượng bị LHQ cáo buộc lạm dụng nhân quyền. LHQ ước tính ít nhất 4.000 người đã thiệt mạng kể từ khi các cuộc biểu tình ở Syria nổ ra. Trong khi đó, Syria cáo buộc "các nhóm khủng bố có vũ trang" đổ thêm dầu vào "lửa" bất ổn tại nước này.
Theo Dân Trí
Syria lên án đề xuất trừng phạt của Liên đoàn Arập Một ngày sau khi Liên đoàn Arập (AL) đề xuất trừng phạt kinh tế đối với Syria, ngày 27/11, trên các tờ báo lớn của chính phủ nước này đã đồng loạt đăng bài phản đối đề xuất trên. Bài xã luận đăng trên trang nhất tờ Nhật báo Tishrin, cơ quan ngôn luận của chính phủ Syria cho rằng đề xuất trừng...