Quân đội Nhật có thể tham chiến ở nước ngoài
Mỹ và các đồng minh Đông Nam Á ủng hộ mạnh mẽ sự tăng cường vai trò an ninh của Nhật Bản trong khu vực
Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe dự kiến bỏ phiếu trong ngày 1-7 để thông qua một nghị quyết diễn giải lại hiến pháp, qua đó dỡ bỏ lệnh cấm phòng vệ tập thể.
Tại cuộc họp báo hôm 30-6, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga quả quyết: “Chúng tôi đang ở giai đoạn cuối trong việc thống nhất quan điểm giữa các đảng phái. Một khi đạt được sự nhất trí, chúng tôi sẽ trình kế hoạch để nội các thông qua vào ngày 1-7″.
Theo báo Nikkei, các quan chức Nhật cũng bác bỏ nỗi lo rằng thay đổi hiến pháp sẽ giúp các nhà lãnh đạo được toàn quyền điều quân tham gia những cuộc chiến liều lĩnh ở nước ngoài.
Một nửa số người dân Nhật được báo Nikkei hỏi đã phản đối việc dỡ bỏ lệnh cấm đối với chính sách phòng vệ tập thể. Ảnh: AP
Ông Suga từ chối bình luận về vụ tự thiêu của một người đàn ông tầm 50-60 tuổi tại thủ đô Tokyo hôm 29-6 để phản đối kế hoạch thay đổi hiến pháp nói trên. Hiện chưa rõ tình hình của người đàn ông sau khi được đưa đến bệnh viện.
Video đang HOT
Theo báo Japan Times, ước tính hơn 10.000 người tuần hành bên ngoài văn phòng Thủ tướng Abe tối 30-6 với những khẩu hiệu phản đối như: “Không muốn thấy con cái và binh lính của chúng ta phải chết” hay “Hãy bảo vệ hiến pháp”…
Cùng ngày, kết quả thăm dò do báo Nikkei công bố cho thấy có 54% người được hỏi phản đối việc dỡ bỏ lệnh cấm đối với chính sách phòng vệ tập thể, chỉ có 34% người ủng hộ trong khi số còn lại chưa quyết định. Cuộc thăm dò được thực hiện từ ngày 27 đến 29-6. Một cuộc thăm dò khác do nhật báo Mainichi tiến hành hồi cuối tuần trước cho thấy tỉ lệ người dân phản đối bước đi trên của chính phủ là 58%. Cuộc khảo sát của tờ Nikkei Asian Review cũng ghi nhận tỉ lệ 50% người dân phản đối.
Trái với những phản đối bên trong nước Nhật, Mỹ và các đồng minh ở Đông Nam Á như Philipines lại thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với bước đi nhằm tăng cường vai trò an ninh trong khu vực của Tokyo trước các động thái đòi hỏi chủ quyền ngày càng hung hăng của Bắc Kinh.
Nếu nghị quyết được thông qua, Nhật sẽ có quyền hành động quân sự tối thiểu để hỗ trợ các đồng minh bị tấn công quân sự. Ngoài ra, quân đội Nhật cũng có thể tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Hãng tin Reuters cho rằng động thái này của Nhật Bản chắc chắn gây căng thẳng với Trung Quốc giữa lúc quan hệ song phương đang xấu đi bởi tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Lên án Triều Tiên bắn tên lửa Nhật Bản hôm 30-6 cho rằng việc Triều Tiên phóng tên lửa một ngày trước đó đã vi phạm nghị quyết Liên Hiệp Quốc và Tokyo sẽ hợp tác với các quốc gia khác như Mỹ và Hàn Quốc để có hành động đối phó. Dù vậy, sau hành động khiêu khích trên, Triều Tiên hôm 30-6 lại bất ngờ đề nghị Hàn Quốc chấm dứt mọi hoạt động quân sự thù địch chống lại nhau từ ngày 4-7. Theo hãng tin Yonhap, Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên còn kêu gọi Hàn Quốc ngưng cuộc tập trận “Người bảo vệ tự do Ulchi” với Mỹ vào tháng 8 tới nhằm tạo điều kiện cho Đại hội Thể thao châu Á (Asian Games) được tổ chức từ ngày 19-9 đến 4-10 tại TP Incheon của Hàn Quốc. Báo chí Hàn Quốc cho rằng tuyên bố của Bình Nhưỡng nhằm lấy lòng Trung Quốc trước khi Chủ tịch Tập Cận Bình sang thăm Seoul trong ngày 3 và 4-7 với nội dung thảo luận quan trọng dự kiến là chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Xuân Mai
Theo Người Lao động
Các quan chức "trần trụi" TQ: Đau đầu lựa chọn giữa tài sản và quyền chức
Ban lãnh đạo của Trung quốc đang tiếp tục thực hiện chiến dịch chống tham nhũng. Các quan chức "trần trụi" những năm qua từng là biểu tượng mạnh mẽ của quyền lực, hiện nay lại sợ hãi đến mức phải gửi gia đình và tài sản của mình ra nước ngoài. Bằng cách này, những quan chức tham nhũng này sẽ dễ dàng chuyển tài sản ra nước ngoài hơn. Khi đó họ còn lại rất ít tài sản ở trong nước và trở thành quan chức "trần trụi".
Tham nhũng
Có hơn 1000 quan chức Trung quốc tại phía nam của tỉnh Quảng đông giàu có mới đây đã phải đối mặt với sự lựa chọn khắc nghiệt: hoặc là bị giáng cấp, hoặc là gọi điện cho những người thân ở nước ngoài và yêu cầu họ trở về Trung quốc. Có gần 90% trong số quan chức này đã chọn cách bị giáng cấp.
Mới đây giới truyền thông quốc gia tại tỉnh Quảng đông lần đầu tiên đã thông báo công khai về hiện tượng này, nhưng điều đó không có nghĩa là vấn đề này sẽ không còn nữa. Chính quyền tỉnh Quảng đông đã đưa ra 3 phương án cho các quan chức: đưa gia đình ở nước ngoài về nước, bị giáng xuống chức thấp hơn hoặc phải về hưu sớm. Theo tờ báo của chính phủ Beijing News (Tin tức Bắc kinh) thì có đến 886 người trong số các quan chức "trần trụi" đã chọn cách bị giáng chức. Chỉ có gần 200 người quyết định đưa người thân trở về Trung quốc.
Khi đang có gia đình và phần lớn tài sản ở nước ngoài thì các quan chức Trung quốc có thể nhanh chóng rời bỏ đất nước nếu như họ nhận thấy có nguy cơ về cuộc điều tra chống tham nhũng, hoặc làn gió chính trị đang có chiều hướng thay đổi. Chủ yếu họ sẽ bỏ chạy sang Mỹ hoặc Canada, nơi gia đình họ đang ở hoặc họ đang có đầu tư.
"Các quan chức trần trụi ngày nay là "vỏ bọc" của những nhân vật tham nhũng có chức quyền, những người muốn bỏ chạy" - ông Li Chenyan, giám đốc Trung tâm nghiên cứu "Chính phủ sạch" ở Đại học Bắc kinh nói vậy khi trả lời phỏng vấn của tờ Tin tức Bắc kinh
Theo báo cáo của Viện Khoa học xã hội Trung quốc thì tính đến năm 2011 ít nhất đã có 4000 quan chức tham nhũng chạy khỏi Trung quốc. Tính theo số liệu của Ủy ban trung ương về giám sát kỷ luật của Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung quốc thì các quan chức này đã chiếm dụng trên 50 tỷ USD, tính trung bình thì mỗi người chiếm 16 triệu USD.
Sự phát triển không kiểm soát được của hiện tượng này chủ yếu dựa trên cơ sở những đổi mới gần đây của tỉnh Quảng đông. Trong tài liệu "Sách xanh: những quy định của pháp luật năm 2014" được Viện Khoa học xã hội Trung quốc xuất bản cách đây không lâu cho biết, việc tăng cường kiểm soát các quan chức "trần trụi" là nền tảng của chiến dịch chống tham nhũng. Các chuyên gia cho rằng, bản thân sự tồn tại của nhóm này đã nói lên sự mất lòng tin đối với ĐCS Trung quốc cũng như với tương lai của Đảng.
"Những đại diện của tầng lớp này không có niềm tin vào triển vọng lâu dài của ĐCS" - ông William Lam, chuyên gia về chính sách Trung quốc và là giáo sư ĐH Trung quốc tại Hồng công cho biết khi trả lời phỏng vấn của phóng viên tờ Associates Press. "Cùng với tiền bạc, họ cũng mang theo những bí mật quốc gia hoặc quyền sở hữu trí tuệ, những bí mật công nghệ cao vv..." - ông nói thêm.
Giáo sư Frank Xie Tian của trường ĐH thương mại ở Bắc Carolina nhận định: "Chính hành vi của các quan chức "trần trụi là biểu hiện trực tiếp sự thiếu tin tưởng đối với hệ thống của Đảng. Họ đã chuẩn bị trước lối thoát".
Mặc dù hiện nay sự tấn công vào các quan chức tham nhũng sẽ có một số tác động ngắn hạn, nhưng các nhà phân tích cho rằng tình trạng phức tạp ở Trung quốc dẫn đến tham nhũng sẽ không thay đổi trong thời gian tới.
Ông Xu Lin, nhà văn ở Quảng châu, người đã theo dõi chặt chẽ những diễn biến chính trị cho rằng: "Tham nhũng ở Trung quốc đã bắt rễ quá sâu. - Một nhà nước chuyên quyền như Trung quốc không có cách nào tốt hơn để ngăn tham nhũng trong các tổ chức chính quyền ngoài việc nỗ lực kiểm soát các quan chức "trần trụi". Các nước dân chủ không làm theo cách này vì họ có hệ thống bầu cử, có một số đảng phái chính trị độc lập với các phương tiện thông tin đại chúng, sự phân chia quyền lực và những cơ chế khác để ngăn chặn tham nhũng trong các tổ chức của chính quyền".
Cùng với việc kiểm soát các quan chức địa phương, ĐCS bắt đầu một chương trình thí điểm tại một số khu vực để công khai tài sản của các nhân vật có chức quyền. Chính quyền tỉnh Quảng đông đã khởi xướng dự án dạng này từ tháng 5 bằng cách kiểm tra ngẫu nhiên với các quan chức về thu nhập, bất động sản, tình trạng di trú của gia đình và công việc của họ. Thông báo cho biết đã có danh sách các vị trí nhạy cảm mà các quan chức "trần trụi" có thể sẽ bị sa thải.
Theo Vietbao
Nhà Trắng đề xuất ngân sách chiến tranh 60 tỷ USD cho năm 2015 Nhà Trắng đã gửi một đề nghị lên quốc hội Mỹ yêu cầu thông qua khoản kinh phí chiến tranh 60 tỷ USD năm 2015, giảm 20 tỷ USD so với năm 2014, Reuters đưa tin cho biết. Con số gần 60 tỷ USD được đưa ra sau khi Tổng thống Barack Obama quyết định rút quân khỏi Afghanistan vào cuối năm nay,...