Quân đội Nhật Bản Myanmar họp kín bàn về Biển Đông
Việc Trung Quốc tăng cường tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông và Biển Đông trở thành một trong những nội dung chính được đưa ra bàn thảo trong chuyến thăm 4 ngày tới Myanmar của Đại tướng Nhật Bản Shigeru Iwasaki.
Theo tờ Japan Times, hôm 28/5, Đại tướng Shigeru Iwasaki, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Phòng vệ Nhật Bản đã có buổi gặp mặt với Tổng thống Myanmar Thein Sein cùng các nhà ngoại giao Nhật Bản để bàn luận về những biện pháp tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Tuy nhiên, nội dung chi tiết của các cuộc họp tại Naypyitaw – thủ đô hành chính của Myanmar, lại không được tiết lộ.
Chuyến công tác kéo dài 4 ngày tới thủ đô Naypyitaw của Tướng Iwasaki được thực hiện từ ngày 26/5. Ngay ngày hôm sau (27/5), Tổng tham mưu trưởng Liên quân Phòng vệ Nhật Bản đã có buổi gặp mặt với người đồng cấp, Đại tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar.
Đại tướng Nhật Bản Shigeru Iwasaki tới thăm khu nghĩa trang liệt sĩ tại Yayway, ngoại ô Yangon, Myanmar hôm 28/5.
Trong tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, hai nhà lãnh đạo quân sự đã thảo luận về mối quan hệ hợp tác quốc phòng song phương và cùng nhất trí về “tầm quan trọng của việc trao đổi ở mọi cấp độ” giữa các lực lượng phòng vệ Nhật Bản và các lực lượng vũ trang Myanmar”.
Chuyến công tác của Tướng Iwasaki được thực hiện sau chuyến thăm tới Myanmar hồi tháng 5/2013 của Thủ tướng Shinzo Abe và chuyến thăm chính thức của Tổng thống Thein Sein tới Nhật Bản hồi tháng 12 cùng năm.
“Hai đại tướng đã cùng chia sẻ quan điểm về tầm quan trọng tăng cường các mối quan hệ giữa bộ quốc phòng hai nước thông qua các chương trình hợp tác quốc phòng”, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay.
Video đang HOT
Một trong những sự kiện đánh dấu mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước là chuyến thăm cảng Yangon của đội tàu chiến huấn luyện thuộc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản hồi tháng 9/2013.
Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, trong chuyến thăm 4 ngày, Tướng Iwasaki và người đồng cấp Myanmar còn tổ chức nhóm họp về tình hình an ninh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và khẳng định “giải quyết thông qua đối thoại là điều vô cùng quan trọng trước những vấn đề hiện nay trong khu vực”.
Theo đó, quan chức hai nước được cho là đã thảo luận về cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông cũng như việc Bắc Kinh đẩy mạnh các tranh chấp chủ quyền và lãnh hải trên Biển Đông – vùng biển Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trên gần 90% diện tích. Cả 2 chủ đề này cũng từng nằm trong chương trình đối thoại giữa Thủ tướng Abe và Tổng thống Thein Sein hồi tháng 12 năm ngoái.
Trong cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Nhật Bản và Myanmar hồi tháng 5/2013, một tuyên bố chung đã được công bố trong đó nhấn mạnh rằng “lãnh đạo hai nước đã quyết định tăng cường đối thoại về các vấn đề trong khu vực và tình hình an ninh nhằm mở rộng mối quan hệ hợp tác tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương”.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin từ Japan Times – một tờ báo được xuất bản bằng tiếng Anh tại Nhật Bản và thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn The Japan Times. Tờ báo này được phát hành lần đầu tiên vào năm tháng 3/1897.
Theo Infonet
Nhật xây một loạt tiền đồn phòng ngừa Trung Quốc
Các tiền đồn với 350 quân đồn trú được xây dựng gần nhóm đảo Senkaku tranh chấp.
Ngày 19/5, tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản cho biết quân đội nước này sẽ sớm thiết lập một hệ thống tiền đồn quân sự trên các đảo xa trong bối cảnh Tokyo đang tìm cách tăng cường sức mạnh phòng thủ trước mối đe dọa đến từ Trung Quốc.
Theo đó, các tiền đồn này sẽ được bố trí trên 3 hòn đảo ở cực tây nam của Nhật Bản, nằm sát với nhóm đảo Senkaku, và mỗi tiền đồn sẽ có khoảng 350 quân đồn trú.
Nhật Bản sẽ triển khai quân đồn trú trên các hòn đảo xa
Hiện lục quân Nhật Bản không có bất cứ căn cứ nào trên một loạt các vị trí chiến lược nằm trên chuỗi đảo kéo dài từ Kyushu tới gần Đài Loan, ngoại trừ căn cứ trên đảo lớn Okinawa. Ở khu vực này cũng chỉ có một số cơ sở quân sự rất hạn chế dành cho không quân.
Việc quân đội Nhật Bản không có sự hiện diện cần thiết trên những hòn đảo trên là một nỗi bất an với nhiều chiến lược gia ở Nhật Bản, những người đã cảnh báo rằng Nhật Bản đang ngày càng dễ tổn thương trước lập trường ngày một hung hăng của Trung Quốc trong tranh chấp biển đảo.
Kể từ tháng 9/2012 đến nay, Trung Quốc thường xuyên cho tàu công vụ tiến sát tới nhóm đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát để quấy rối tàu tuần tra của Cảnh sát biển Nhật Bản.
Các chuyên gia phân tích cho rằng mặc dù các cuộc đối đầu trên biển hiện nay giữa Trung Quốc và Nhật Bản mới chỉ là tàu cảnh sát biển, song các tàu chiến của Trung Quốc vẫn luôn lấp ló ở đường chân trời, làm gia tăng nguy cơ nổ ra xung đột.
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã mạnh tay đầu tư cho quân đội trong một nỗ lực nhằm phát triển lực lượng hải quân "biển xanh" có thể triển khai lực lượng xa hơn ở Thái Bình Dương. Để thực hiện được chiến lược đó, Trung Quốc buộc phải đột phá được "chuỗi đảo thứ nhất" gồm một loạt hòn đảo của Nhật Bản và Philippines ngăn cách Trung Quốc với Thái Bình Dương.
Yomiuri dẫn lời các quan chức quốc phòng cấp cao của Nhật Bản cho biết Tokyo đang chuẩn bị xây dựng các tiền đồn mới trên 3 hòn đảo, trong đó có đảo Amamioshima nằm cách Senkaku chỉ 150 km.
Quân đội Nhật Bản tham gia một cuộc diễn tập
Trong tuần này, Thứ trưởng Quốc phòng Ryota Takeda sẽ tới thị sát đảo Amamioshima để xem xét phương án xây dựng căn cứ quân sự ở đây.
Hai tiền đồn khác nhiều khả năng sẽ được xây dựng trên đảo Miyako và Ishigaki nằm không xa so với nhóm đảo Senkaku. Ngoài ra, quân đội Nhật cũng sẽ bố trí một đơn vị trinh sát radar trên đảo Yonaguni, và lễ khởi công xây dựng trạm radar đã được thực hiện hồi tháng trước.
Quan chức quốc phòng trên cho biết: "Việc tăng cường sức mạnh phòng thủ trên các đảo phía tây nam Nhật Bản nhằm thắt chặt quan hệ đồng minh an ninh Mỹ-Nhật."
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cũng đã thừa nhận rằng Nhật Bản đã quyết định tăng cường hiện diện quân sự ở phía tây nam trong khuôn khổ chương trình quốc phòng mới, và hiện họ đang thực hiện công tác nghiên cứu, khảo sát.
Tuyên bố trên được đưa ra chỉ 2 ngày sau khi bộ trưởng thương mại Nhật Bản và Trung Quốc có cuộc hội đàm cấp cao đầu tiên kể từ khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới thăm ngôi đền chiến tranh Yasukuni hồi tháng 12 năm ngoái.
Theo Khampha
Quân đội Nhật Bản: Nhỏ nhưng... không sợ Trung Quốc? Chi tiêu quân sự tăng với tốc độ "chóng mặt" nhưng liệu quân đội Trung Quốc có thực sự mạnh hơn quân đội Nhật Bản - đối thủ của Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông. Ngân sách quân sự 188 tỷ USD của Trung Quốc đã vượt xa ngân sách 49 tỷ USD của Nhật Bản, đối...