Quân đội Nga tuyên bố đán.h chặn 8 tên lửa ATACMS, cảnh báo đáp trả thích đáng
Bộ Quốc phòng Liên bang Nga cho biết Ukraine đã phóng tám tên lửa đạn đạo ATACMS do Mỹ sản xuất vùng Belgorod và cuộc tấ.n côn.g mới nhất này của Ukraine sẽ nhận được phản ứng thích đáng.
Hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1 của quân đội Liên bang Nga. Ảnh: Sputnik
Đài RT tối 4/1, theo giờ địa phương, dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga cho biết thêm tất cả 8 tên lửa đạn đạo chiến thuật lục quân (ATACMS) được các lực lượng của Ukraine sử dụng trong cuộc tấ.n côn.g nêu trên đều b.ị bắ.n hạ, nhưng không cung cấp thông tin cụ thể về mục tiêu của cuộc tấ.n côn.g hoặc về bất kỳ thiệt hại hay thương vong nào có thể xảy ra.
Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, những tên lửa ATACMS của Ukraine bị đán.h chặn bởi các hệ thống phòng không S-400 và Pantsir-SM của Moskva và hành động của Ukraine sẽ “dẫn đến các biện pháp trả đũa”.
Đài RT cho biết thêm trong vài tuần qua, các lực lượng của Ukraine đã sử dụng nhiều loại vũ khí do phương Tây cung cấp, bao gồm tên lửa đạn đạo ATACMS của Mỹ và tên lửa SCALP-EG/Storm do Pháp và Anh cung cấp liên tục tiến hành các cuộc tấ.n côn.g tầm xa vào lãnh thổ Liên bang Nga.
Các cuộc tấ.n côn.g này diễn ra sau khi một số quốc gia phương Tây hỗ trợ Kiev dỡ bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí tầm xa mà họ đã cung cấp.
Trước đây, Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS và SCALP-EG/Storm Shadow của Pháp-Anh để tấ.n côn.g các mục tiêu ở bán đảo Crimea và các khu vực tại miền Đông nước này.
Thời điểm đó, chính quyền Tổng thống Biden đã từ chối yêu cầu của Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS để mở rộng các cuộc không kích do lo ngại về khả năng leo thang chiến tranh với Liên bang Nga.
Báo chí Mỹ ngày 17/11/2024 trích dẫn các nguồn tin trong chính quyền cho biết Tổng thống Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS để tấ.n côn.g vào các mục tiêu ở sâu bên trong lãnh thổ Liên bang Nga và việc này được Nhà Trắng chính thức xác nhận vào ngày 25/11/2024.
Tiếp đó vào ngày 18/11, truyền thông Nga dẫn thông tin từ nhật báo Le Figaro, nói, Pháp và Anh đã cho phép Ukraine tiến hành các cuộc tấ.n côn.g vào sâu lãnh thổ Nga bằng vũ khí tầm xa của hai nước này cung cấp.
Về phía Liên bang Nga, Moskva (Moscow) đã nhiều lần cảnh báo rằng những cuộc tấ.n côn.g như vậy khiến Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ dẫn đầu trở thành một bên tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột, đồng thời chỉ ra rằng Ukraine sẽ không thể triển khai các vũ khí chính xác cao như vậy nếu không có sự tham gia của các chuyên gia phương Tây.
Liên bang Nga đã thực hiện các cuộc tấ.n côn.g trả đũa vào nhiều mục tiêu trên khắp Ukraine để đáp trả các cuộc tấ.n côn.g này.
Vào ngày 21/11/2024, Nga cũng đã thử nghiệm hệ thống tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung mới có tên Oreshnik trong điều kiện chiến đấu. Hệ thống này được sử dụng để tấ.n côn.g Yuzhmash, một nhà máy công nghiệp quân sự lớn ở thành phố Dnepr của Ukraine.
Video đang HOT
Phát biểu trong cuộc họp tổng kết cuối năm của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga hôm 16/12/2024, được phát sóng công khai, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin tuyên bố: “Trong tương lai gần, cần đảm bảo sản xuất hàng loạt các hệ thống như vậy để bảo vệ an ninh của Liên bang Nga và các đồng minh của chúng ta”.
Liên quan tới tên lửa Oreshnik, hãng thông tấn nhà nước của Liên bang Nga TASS cho biết thêm, tại cuộc họp với các quan chức quốc phòng hôm 16/12/2024, ông Putin còn nói rằng hệ thống tên lửa đạn đạo siêu vượt tầm trung Oreshnik đã thể hiện rất tốt khả năng của mình, là một vũ khí vô cùng mạnh mẽ và việc sử dụng đồng thời nhiều hệ thống như vậy sẽ có thể so sánh với vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Liên bang Nga nói: “Hệ thống Oreshnik, vốn đã chứng minh được khả năng vượt trội của mình, là một vũ khí rất mạnh mẽ – tôi muốn nhấn mạnh điều này, và các chuyên gia đều biết điều đó. Tư lệnh Lực lượng Tên lửa chiến lược Liên bang Nga đang có mặt tại đây, ông ấy cũng đồng tình và đã nói với tôi về điều này”.
Ông Putin nhấn mạnh: “Trong trường hợp sử dụng phối hợp, sử dụng đồng thời một nhóm hệ thống như vậy, sức mạnh của nó có thể so sánh với vũ khí hạt nhân…. Tuy nhiên, (vũ khí này) không phải là hạt nhân vì không có nhiên liệu hạt nhân, không có thành phần hạt nhân, nên sẽ không gây ô nhiễm”.
Theo Tổng thống Liên bang Nga, đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc Moskva quyết định sử dụng loại vũ khí nào trong hoàn cảnh hiện đại.
Về phần mình, phát biểu sau thông tin Liên bang Nga sử dụng tên lửa siêu vượt âm tấ.n côn.g thành phố Dnipro vào sáng 21/11/2024, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng Moskva đang biến Ukraine thành bãi thử.
Ông Zelensky nói trong một video đăng trên mạng xã hội X tối 21/11/2024: “Hôm nay (ngày 21/11), đó là một loại tên lửa mới của Liên bang Nga. Tốc độ và độ cao cho thấy khả năng của tên lửa đạn đạo liên lục địa. Các cuộc điều tra đang được tiến hành”.
Tổng thống Ukraine cũng nhấn mạnh rằng Liên bang Nga đang tìm cách mua sắm tên lửa mới từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Mật vụ biến dinh Tổng thống Hàn Quốc thành "pháo đài bất khả xâm phạm"
Cảnh sát và cơ quan điều tra không thể thực thi lệnh bắt giữ Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol do cuộc đối đầu căng thẳng với lực lượng an ninh.
Lực lượng an ninh và những người ủng hộ đã ngăn cảnh sát và nhóm điều tra thực thi lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk-yeol ngày 3/1 (Ảnh: AFP).
Cuộc đối đầu căng thẳng ở dinh tổng thống
Đầu giờ chiều 3/1, Văn phòng Điều tra Tham nhũng Hàn Quốc (CIO) thông báo, tạm ngừng thực thi lệnh bắt giữ đối với Tổng thống Yoon Suk-yeol và sẽ xem xét các bước tiếp theo.
"Chúng tôi xác định rằng việc thi hành lệnh bắt giữ sẽ gần như không thể diễn ra do tình trạng đối đầu liên tục, và đã đình chỉ việc thi hành lệnh vì lo ngại cho sự an toàn của nhân viên tại chỗ do sự phản kháng gây ra", CIO thông báo và cho biết họ lấy làm tiếc về hành xử của Tổng thống.
Trước đó, hôm 2/1, cảnh sát và công tố viên cũng phải từ bỏ kế hoạch bắt giữ Tổng thống Yoon sau khi hơn 1.000 người ủng hộ ông tập trung bên ngoài dinh tổng thống.
Trong lần thực thi hôm qua, họ rõ ràng đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn với hỗ trợ của khoảng 2.700 cảnh sát. Tuy nhiên, điều này cũng không giúp họ thực thi lệnh bắt giữ.
Họ tiến vào dinh thự tổng thống khoảng 8h. Ban đầu họ bị khoảng 20 cận vệ chặn lại và chỉ được phép vào bên trong sau gần một giờ đồng hồ.
Các nhà điều tra và cảnh sát có mặt bên ngoài dinh tổng thống từ sáng sớm. Họ trình văn bản của tòa án về quyết định bắt giữ Tổng thống, nhưng bị lực lượng an ninh của tổng thống từ chối cho vào với lý do khu vực hạn chế.
Một quan chức của CIO cho hay, nhóm thi hành gồm 20 nhà điều tra và 80 cảnh sát đã tiếp cận dinh tổng thống trong phạm vi 200m, nhưng bị chặn lại bởi hàng chục xe buýt và ô tô, cũng như một "bức tường người" bao gồm khoảng 200 binh sĩ và đặc vụ thuộc Cơ quan An ninh Tổng thống (PSS).
Cuộc đối đầu căng thẳng buộc CIO quyết định đình chỉ thực thi lệnh bắt giữ sau 6 giờ đồng hồ.
Quyền lực của Cơ quan An ninh Tổng thống
Các nhà điều tra bên ngoài dinh thự tổng thống Hàn Quốc sáng 3/1 (Ảnh: Yonhap).
Được thành lập vào năm 1963, PSS tương đương với Cơ quan Mật vụ Mỹ, chịu trách nhiệm bảo vệ lãnh đạo cao nhất của đất nước.
Thành viên của PSS được tuyển dụng từ các cơ quan cảnh sát, quân đội và tình báo, nhưng tổng thống sẽ chọn người đứng đầu.
Người đứng đầu PSS đầu tiên dưới thời Tổng thống Yoon là bạn học của ông, Kim Yong-hyun, người sau này trở thành bộ trưởng quốc phòng. Ông Kim hiện bị giam giữ vì bị cáo buộc đóng vai trò chính trong vụ việc ban bố thiết quân luật gây tranh cãi hôm 3/12. Ông Kim vẫn trung thành với Tổng thống ngay cả khi ở trong trại giam.
Khi điều hành PSS, ông Kim được cho là đã giao cho Bộ Tư lệnh Phòng vệ Thủ đô chịu trách nhiệm duy nhất bảo vệ khu vực văn phòng tổng thống.
Thông thường, cảnh sát cũng tham gia vào việc đảm bảo an ninh cho tổng thống. Tuy nhiên, trong vụ việc hôm qua, binh sĩ quân đội là những người đầu tiên đối đầu và ngăn cản các nhà điều tra tiếp cận Tổng thống Yoon.
Theo cựu đại tá quân đội Kim Ki-ho, giảng viên Đại học Cơ đốc giáo Seoul, Bộ Tư lệnh Phòng vệ Thủ đô Seoul là một đơn vị tương tự như Lực lượng Vệ binh Hoàng gia.
Binh sĩ thuộc lực lượng này phải tuân thủ những "mệnh lệnh nghiêm ngặt" và sẽ phải tuân theo PSS thay vì cảnh sát hay các nhà điều tra tìm cách tiếp cận Tổng thống Yoon.
"Nếu họ được lệnh bảo vệ nơi ở của tổng thống, họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tuân thủ", ông Kim Ki-ho nói.
Bản thân PSS có một lịch sử đầy sóng gió. Vào những năm 1970, PSS nắm giữ quyền lực to lớn dưới thời Tổng thống Park Chung-hee.
Quyền lực của PSS thậm chí còn là một yếu tố trong cuộc tranh giành quyền lực nội bộ mà đỉnh điểm là vụ ông Park bị giám đốc tình báo á.m sá.t vào năm 1979.
Sau đó, PSS phần lớn đã bị giải tán, nhưng vẫn được Đạo luật An ninh Tổng thống cấp quyền lực sâu rộng, cho phép cơ quan này bảo vệ tổng thống.
Hôm 3/1, PSS đã sử dụng những quyền lực sâu rộng đó để chặn các nhà điều tra, nhưng các chuyên gia đang đặt câu hỏi liệu điều này có thực sự hợp pháp hay không.
Các nhóm dân sự và chính trị gia đối lập ngay lập tức đệ đơn khiếu nại hình sự đối với người đứng đầu PSS Park Jong-jun, cáo buộc ông cản trở công lý.
Giáo sư luật hiến pháp Lim Ji-bong tại Đại học Sogang nói với AFP rằng ông Park và cấp dưới của ông "đã thực hiện một hành động hoàn toàn bất hợp pháp, vi hiến và có thể phải chịu hình phạt vì cản trở công vụ".
Với tư cách là người đứng đầu PSS, ông Park cũng có thể bị xét xử vì tội "lạm dụng quyền lực".
Quân đội Trung Quốc ra cảnh báo về AI Quân đội Trung Quốc mới đây cảnh báo rằng trí tuệ nhân tạo (AI) không thể thay thế con người ra quyết định trên chiến trường, theo tờ South China Morning Post hôm nay 2.1. "AI phải hoạt động song song với những người ra quyết định để tối ưu hóa hiệu quả chỉ huy, nâng cao chứ không phải thay thế con...