Quân đội Nga sẽ bị cấm sử dụng smartphone vì sợ bị theo dõi
Họ sẽ phải sử dụng điện thoại chất lượng thấp chứ không được dùng smartphone để tránh bị hiện tượng theo dõi, nghe lén.
Các nhà làm luật tại Nga mới đây đã phát hành bộ luật mới, cấm toàn bộ quân đội ở nước này được sử dụng các thiết bị thông minh, trong đó có smartphone, máy tính, máy tính bảng khi đang thực hiện nghĩa vụ vì lo lắng về vấn đề an ninh.
Binh lính vẫn có thể sử dụng điện thoại chất lượng thấp để gọi điện và nhắn tin cho gia đình và bạn bè, nhưng không được sử dụng smartphone ‘có khả năng chụp hình, quay video và có thể kết nối mạng’. Kèm theo đó, họ cũng không được nói chuyện với các nhà báo hay viết bất cứ thứ gì liên quan tới quân đội.
Trong 450 cử tri, thì có hơn 400 người đã ủng hộ bộ luật này. Nó vẫn sẽ được đánh giá bởi Quốc hội trước khi được tổng thống Vladimir Putin thông qua. Theo các nhà phát ngôn của nước này, thì bộ luật này là cần thiết để bảo vệ những bí mật quân sự của Nga, mà trong quá khứ đã bị lộ một vài lần vào tay các nước khác.
Video đang HOT
Các thông tin được chia sẻ bởi binh lính trên mạng Internet có thể bị lưu trữ, hoặc sử dụng để gây sức ép chính trị theo nhiều phương thức khác nhau nếu những thông tin này không được bảo mật. Theo một thành viên của hội đồng quân sự Nga là ông Vladimir Bogodukhov, Nga hoàn toàn bị nguy hại khi các trường hợp này xảy ra.
Theo Genk
Tiết lộ vũ khí "vô song" của Nga khiến Mỹ "tim đập, chân run"
Tên lửa hành trình mới sử dụng động cơ hạt nhân của Nga - Burevestnik đã đi vào giai đoạn phát triển cuối cùng sau thông tin về những vụ thử thành công gần đây. Giới chức Nga cho biết, tên lửa Burevestnik (còn gọi là 'Storm Petrel') sẽ có tầm bắn "không giới hạn" và có thể công phá bất kỳ hệ thống phòng không uy lực nào.
Tên lửa hành trình mới sử dụng động cơ hạt nhân của Nga - Burevestnik
Báo chí Nga hồi cuối tuần vừa rồi đưa tin, động cơ hạt nhân của tên lửa Burevestnik đã được thử thành công từ hồi tháng Một. Giai đoạn thử nghiệm "quan trọng có tính sống còn" này đã xác nhận lò phản ứng hạt nhân cho phép tên lửa có thể bay ở một "tầm bay không giới hạn".
Quân đội Nga chưa chính thức xác nhận thông tin trên và không rõ vụ thử được nói đến ở trên diễn ra khi nào và ở đâu. Những đoạn video clip được công bố bởi nhóm phát triển tên lửa Burevestnik trước đó cho thấy cách các kỹ sư Nga trong bộ đồ trắng và đeo mặt nạ an toàn đã kiểm tra rất kỹ lưỡng và cẩn thận nguyên mẫu của tên lửa Burevestnik như thế nào ở một địa điểm không xác định. Bản thân tên lửa mới của Nga đã được che đậy một phần trong clip.
Tên lửa hành trình sử dụng động cơ hạt nhân Burevestnik được Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên giới thiệu trước công chúng trong thông điệp liên bang của ông này hồi tháng Ba năm ngoái. Tên lửa 9M730 Burevestnik, còn được NATO gọi tên là SSC-X-9 Skyfall, được thiết kế như một tên lửa hành trình xuyên lục địa có động cơ hạt nhân và được trang bị đầu đạn hạt nhân, có khả năng bay ở "tầm bay không giới hạn". Tên lửa mới thậm chí còn có thể bay quanh toàn cầu trong vòng vài ngày nếu cần.
Quân đội Nga cho hay, năng lực có thể bay ở tầm bay không giới hạn của tên lửa Burevestnik sẽ được kết hợp với "năng lực hoạt động linh hoạt không hạn chế" gây kinh ngạc. Những đặc tính trên sẽ khiến cho tên lửa Burevestnik cực kỳ khó để đánh chặn trong khi nó có thể xuyên phá bất kỳ hệ thống phòng thủ nào của kẻ thù.
Nếu tên lửa mới của Nga thực sự được đưa vào hoạt động đầy đủ thì Moscow có thể phóng đi các tên lửa "từ lục địa Châu Á, cài đặt chương trình để nó bay qua Thái Bình Dương, đi vòng qua Nam Mỹ và xâm nhập vào không phận Mỹ từ Vịnh Mexico", bài báo được đăng tải trên tờ Popular Mechanics hồi đầu tuần cho biết.
Tuần trước, một bài báo được xuất bản trên tờ Diplomat của Mỹ đưa tin, tên lửa Burevestnik của Nga đã trải qua một vụ thử nghiệm "thành công một phần" hôm 29/1 vừa rồi tại một địa điểm ở phía nam nước Nga. Bài báo dẫn lời các nguồn tin từ chính phủ Mỹ cho hay, "không nước nào cho đến nay" có thể triển khai thành công một tên lửa hành trình có động cơ hạt nhân do "những thách thức về mặt kỹ thuật" cũng như do những lo ngại về an toàn.
Nếu được triển khai thành công, tên lửa Burevestnik thực sự sẽ là thứ vũ khí chưa từng có trong tiền lệ xét cả về những đặc tính và năng lực của nó. Tên lửa mới của Nga gần giống với tên lửa Tomahawk tầm xa của Mỹ, trừ việc tên lửa của Mỹ chỉ có tầm bắn tối đa là 2.500km trong khi tầm bắn của tên lửa Burevestnik là không giới hạn.
Thông tin về tên lửa Burevestnik của Nga chắc chắn sẽ khiến Mỹ "đứng ngồi không yên" vì lo lắng và bất an. Mỹ gần đây đã rút khỏi Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) với Nga vì lo ngại sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Nga và Trung Quốc. Mỹ muốn bắt tay vào chế tạo các tên lửa mới nhưng xem ra Nga đang chạy trước Mỹ trong cuộc đua này.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo XHTT
Đang trong trận đấu căng thẳng, game thủ chuyên nghiệp vẫn tranh thủ ra ngoài làm ván Apex Legends Hai game thủ chuyên nghiệp Vladimir "NoOne" Minenko và Pavel "9pasha" Khvastunov hoàn toàn không hề tập trung cùng các đồng đội. Thay vào đó, đôi bạn này đã tranh thủ làm 1 ván Apex Legends Câu chuyện nghe như đùa trên vừa diễn ra tại giải DOTA 2 MDL Macau 2019. Trong quá trình ban/pick trước trận đấu giữa Ehome (Trung Quốc)...