Quân đội Nga lột xác thần kỳ sau ‘Chiến tranh 5 ngày’
Những bất ổn bộc lộ trong “ Chiến tranh 5 ngày” ở Nam Ossetia với Gruzia năm 2008 đã được Nga khắc phục bằng cuộc cải cách mang tên “Diện mạo mới”.
Diễn đàn Anh ca ngợi lực lượng vũ trang Nga
Theo một báo cáo gần đây của một tổ chức tư vấn tư nhân có trụ sở tại London-Anh, Lực lượng Vũ trang Nga hiện nay đang ở mức mạnh nhất và có năng lực chiến đấu cao nhất kể từ khi Liên bang Xô viết tan rã gần 30 năm trước, mặc dù quy mô quân đội nhỏ hơn đáng kể.
Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và Liên Xô tự giải thể vào những ngày cuối cùng của năm 1991, Liên bang Nga chỉ nổi lên là một trong 15 nước cộng hòa mới thừa hưởng nhiều vũ khí chiến tranh của Hồng quân Liên Xô.
Khi cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nga ngày càng sâu sắc trong suốt thập niên 90 của thế kỷ trước, các lực lượng vũ trang Nga cũng suy giảm về quy mô và suy yếu nhiều về thực lực.
Tuy nhiên, một diễn đàn học giả của Vương quốc Anh cảnh báo rằng, sau hơn hai thập kỷ xây dựng lại, công cuộc cải cách và tái đầu tư đã biến các lực lượng vũ trang của Nga trở thành lực lượng mạnh nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, mặc dù quy mô nhỏ hơn nhiều so với Hồng quân Liên Xô.
IISS: Quân đội Nga mạnh nhất trong 30 năm qua
Hôm 30/9, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cũng đã công bố một “Hồ sơ chiến lược” về công cuộc hiện đại hóa quân đội Nga, ghi lại những thay đổi trong tư duy và thực tiễn cải cách trong Lực lượng vũ trang Nga và một số tác động của chúng đối với các cường quốc phương Tây.
Quân đội Nga đã thể hiện bộ mặt khác sau cuộc cải cách mang tên “Diện mạo mới”
Video đang HOT
Báo cáo kết luận: “Mặc dù quy mô nhỏ hơn đáng kể so với các lực lượng tiền nhiệm ở Liên Xô, nhưng các lực lượng vũ trang Nga được trang bị tốt hơn, với số lượng quân nhân và nhân viên chuyên nghiệp ngày càng đông đảo” – báo cáo nhận xét.
“Khi kết hợp với chính sách đối ngoại quyết đoán hơn của Moscow, các lực lượng vũ trang của Nga vào năm 2020 đã tạo thành một khả năng không thể bỏ qua”.
Vào năm 2018, Chiến lược Quốc phòng của Lầu Năm Góc cảnh báo về “một trật tự quốc tế hậu Thế chiến II có khả năng phục hồi nhưng đang suy yếu”, trong đó vị trí cường quốc thế giới của Mỹ đang phải đối mặt với những thách thức mới từ các quốc gia như Nga và Trung Quốc, mà nước này coi là “các cường quốc xét lại”.
Báo cáo Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương năm sau đã mô tả thêm Nga là một “Chủ thể độc hại hồi sinh”, theo đó, Điện Kremlin đang “tìm cách thúc đẩy các lợi ích chiến lược của Moscow trong khi làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Mỹ và trật tự quốc tế “.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi một viện nghiên cứu như IISS ủng hộ quan điểm như vậy, bởi think tank được tài trợ bởi hàng loạt tập đoàn vũ khí hàng đầu của phương Tây như Raytheon, Lockheed Martin, Boeing và BAE Systems, cũng như các công ty dầu mỏ khổng lồ như Chevron và Shell – loạt tập đoàn trung tâm thúc đẩy chính sách đối ngoại của phương Tây.
Nhiều yếu kém của Quân đội Nga đã bộc lộ qua cuộc chiến Nam Ossetia 2008 với Gruzia
Nga trỗi dậy sau “cuộc chiến tranh 5 ngày” với Gruzia
Theo IISS, quân đội Nga ở trong tình trạng bất ổn sâu sắc cho đến khi xảy ra cuộc xung đột với Gruzia năm 2008, trong đó các lực lượng Nga đến để bảo vệ các nhóm dân tộc chủ nghĩa ở hai nước cộng hòa ly khai thuộc bang Caucasia – Abkhazia và Nam Ossetia.
Những yếu kém bộc lộ trong cuộc chiến đã thúc đẩy quân đội Nga tiến hành một cuộc cải cách sâu rộng. Chương trình cải cách “Diện mạo mới” theo định hướng chỉ huy đơn giản hóa và ưu tiên các lữ đoàn làm nòng cốt của quân đội mới. Kết quả thành công đã gia tăng tính chuyên nghiệp và năng lực chiến đấu đã cho phép họ tham gia vào cuộc chiến ở Syria.
Việc hiện đại hóa công nghệ sâu rộng đã giúp tăng hiệu quả của các vũ khí trang bị. Một số vũ khí mới mà báo cáo ghi nhận bao gồm tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M và xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 của lục quân; tên lửa hành trình 3M14 Kalibr và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Project 955 Borei trong lực lượng hải quân; máy bay chiến đấu Su-35S và Su-57, cũng như máy bay ném bom siêu âm Tu-160, gần đây đã được tiếp tục sản xuất trong lực lượng hàng không vũ trụ.
Báo cáo cũng lưu ý rằng, các lực lượng hạt nhân của Nga tồn tại sau những năm 1990 hỗn loạn, là lực lượng tốt nhất so với bất kỳ quân-binh chủng nào, vẫn là mối đe dọa mạnh mẽ nhất, đặc biệt là với khả năng của vũ khí siêu thanh mới của họ và quá trình chuyển tiếp từ tên lửa đạn đạo phóng từ các silo sang các bệ phóng di động.
Lực lượng tên lửa chiến lược Nga được coi là mạnh nhất thế giới
Quân đội Nga thành công với ngân sách ít
Báo cáo của IISS chỉ ra, chi tiêu quốc phòng của Nga đã giảm mạnh vào đầu những năm 1990, tình hình trở nên trầm trọng hơn do cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998. Nó phục hồi phần nào trong đầu những năm 2000, với một cải tiến đáng chú ý hơn nữa trong hầu hết những năm 2010.
Mục tiêu của chính phủ hiện nay là đảm bảo một trạng thái tài trợ ổn định sẽ hỗ trợ quá trình cải cách và hiện đại hóa được thực hiện trong thập kỷ trước.
Báo cáo lưu ý, mặc dù quy mô lực lượng vũ trang nhỏ hơn nhiều so với thời Xô Viết và ngân sách cũng rất ít ỏi nhưng nhưng ngành công nghiệp quốc phòng Nga vẫn có ý nghĩa quan trọng, sản xuất thành công những vũ khí hiện đại hàng đầu thế giới, có ý nghĩa quyết định đến sức mạnh quân đội Nga.
Trong khi ở mức 3,9% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2019, chi tiêu quốc phòng của Nga thuộc hàng cao nhất ở châu Âu, xét về ngân sách chi tiêu tương đương dollars, Moscow chỉ chi 3,4% tổng sản phẩm thế giới cho quân sự của mình, theo một báo cáo tháng 4 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).
Báo cáo của SIPRI lưu ý rằng mặc dù Nga có ngân sách quốc phòng lớn thứ tư thế giới [đứng sau Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ] với 65,1 tỷ USD mỗi năm, nhưng con số này chưa bằng số lẻ của Mỹ và chỉ bằng 1/4 của Trung Quốc, bằng 1/11 so với Mỹ – quốc gia chi tiêu hơn 760 tỷ USD mỗi năm cho quốc phòng, chiếm 38% toàn bộ ngân sách quốc phòng thế giới.
Nếu xét về năng lực chiến đấu, tính chuyên nghiệp so với ngân sách đầu tư thì Nga xứng đáng đứng đầu thế giới về hiệu quả đầu tư cho quốc phòng. Và Nga đã xây dựng một quân đội có quy mô nhỏ nhưng năng lực chiến đấu hàng đầu thế giới như vậy đó.
Đội Việt Nam nhận xe tăng tại Army Games
Các kíp xe Việt Nam được nước chủ nhà Nga bàn giao 4 xe tăng T-72B3 màu vàng, chuẩn bị ra quân nội dung đua tăng Tank Biathlon chiều 24/8.
Đội tuyển xe tăng Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp nhận các xe tăng T-72B3 sơn màu vàng tại thao trường Alabino, ngoại ô thủ đô Moskva của Nga, hôm 17/8 và tiến hành kiểm tra kỹ thuật, bảo dưỡng, làm quen khí tài hôm 18/8. Toàn bộ xe đều trong tình trạng kỹ thuật tốt, đủ điều kiện tham gia thi đấu.
Đội tuyển Việt Nam kiểm tra xe tăng T-72B3 hôm 18/8. Ảnh: QĐND.
"Công tác kiểm tra kỹ thuật, bảo dưỡng xe đặc biệt quan trọng, quyết định tới 70% thành công khi thi đấu", thiếu tá Khuất Văn Tài, huấn luyện viên lái xe của đội tuyển, cho biết và thêm rằng các nhóm kỹ thuật Bộ Quốc phòng Nga hỗ trợ rất nhiệt tình trong quá trình này.
Đội tuyển Việt Nam năm nay lần thứ ba tham gia nội dung đua xe tăng Tank Biathlon, cuộc thi đấu lớn và quan trọng nhất trong khuôn khổ Hội thao Quân sự Quốc tế (Army Games) do Nga tổ chức.
Tank Biathlon năm nay có 16 đội tham gia, trong đó Việt Nam nằm ở nhóm hai cùng Lào, Myanmar, Tajikistan, Abkhazia, Nam Ossetia, Congo và Qatar. Theo kết quả bốc thăm, đội tuyển Việt Nam sẽ thi đấu lượt một vòng loại cùng các đội Myanmar, Nam Ossetia và Qatar vào chiều 24/8.
Sĩ quan Việt Nam kiểm tra thước ngắm súng máy 12,7 mm trên xe T-72B3. Ảnh: QĐND.
Army Games là hội thao quân sự thường niên do Nga tổ chức, diễn ra tại thao trường của nhiều quốc gia với hàng loạt nội dung kiểm tra năng lực tác chiến và khả năng vận hành khí tài hiện đại của binh sĩ các nước. Quân đội Nhân dân Việt Nam năm ngoái cử lực lượng thi đấu 8 nội dung, giành được thành tích tốt gồm huy chương bạc đua xe tăng, huy chương đồng kíp xe công binh, trinh sát hóa học và đội cứu hộ.
Army Games 2020 đánh dấu lần thứ ba Quân đội Nhân dân Việt Nam cử lực lượng tham gia, cũng là lần Việt Nam cử nhiều đội thi đấu nhất, trong đó có nhiều đội góp mặt lần đầu như pháo binh, huấn luyện chó nghiệp vụ và thông tin liên lạc.
Liên minh châu Âu tính mở biên giới với 14 quốc gia từ ngày 1/7 Các nước EU ngày 29/6 sẽ bỏ phiếu quyết định việc mở cửa lại biên giới với 14 nước trên thế giới từ 1/7, nhưng trong đó không có Mỹ, Nga và Brazil. Cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào chiều tối nay (29/6) tại Brussels, sau khi quyết định về việc mở lại biên giới của Liên minh châu Âu (EU) được...