Quân đội Nga được trả 7.000 USD/người để chiến đấu ở Ukraine?
“Quân đội Nga đã phục vụ ở Dagestan có thể được trả 250.000 rúp (7.000 USD) mỗi người để tham gia vào hoạt động quân sự ở miền đông Ukraine”, Ella Polyakova, thành viên Hội đồng nhân quyền của điện Kremlin cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Dozhd của Nga hôm 28/8.
Ông Ella Polyakova nói rằng, các báo cáo về việc binh sĩ Nga từng chiến đấu chống khủng bố ở Dagestan được tuyển dụng để đi đến miền đông Ukraine có nguồn gốc từ Lyudmila Vasilyevna Bogatenkova- Chủ tịch Hiệp hội các bà mẹ của người lính tại Stavropol, Polyakova hôm 27/8.
Quân đội Nga được trả 7.000 USD/người để chiến đấu ở Ukraine?
Ông cho biết, tổng số tiền 250.000 rúp không phải là một mức lương hàng tháng, mà được chi một lần. Được lĩnh số tiền này trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở Dagestan khá cao có thể là một yếu tố thúc đẩy nhiều binh lính ký hợp đồng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh: “Thông tin này chưa có đủ căn cứ để chứng minh thực tế quân đội Nga có tham gia vào bất kỳ hành động quân sự nào ở Ukraine hay không? Nhưng tôi phải chắc chắn một điều rằng Nga không tiến hành chiến tranh và sẽ không có hành động quân sự nào của Nga đến miền Đông Ukraine”.
Những bà mẹ lính Nga kêu gọi Tổng thống Putin đưa con trai trở về từ Ukraine.
Trước đó, một đoạn video”> video của các bà mẹ binh sĩ Nga với nội dung kêu gọi Tổng thống Vladimir Putin đưa con trai họ trở lại từ Ukraine, đã được lan truyền rộng rãi hôm 27/8, trong bối cảnh cuộc chiến tuyên truyền về khủng hoảng ở miền Đông Ukraine vẫn đang tiếp tục.
Video này được đưa ra chỉ một ngày sau khi Kiev bắt giữ 10 binh sĩ Nga ở khu vực biên giới, miền Đông Ukraine.
Trong sự việc này, Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh những người lính của họ chỉ đi tuần tra và vô tình vượt qua biên giới, quân đội Ukraine đã bắt giữ họ và đưa đoạn video phỏng vấn lên truyền hình. Trong khi, trước đó quân đội Ukraine cũng đã nhiều lần vượt qua biên giới Nga, họ đi đơn lẻ hoặc là theo nhóm, thậm chí là có hơn 500 lính Ukraine được trang bị vũ khí trong tay và xe bọc thép đã xuyên qua biên giới Nga. Tuy nhiên, bộ đội biên phòng Nga đã không bắt giữ họ, mà chỉ cần lực lượng này trở về lãnh thổ Ukraine an toàn.
Trước các cáo buộc của Kiev và đồng minh phương Tây về việc Nga gửi vũ khí và binh lính chiến đấu đến miền đông, Nga đã nhiều lần lên tiếng phủ nhận và coi đó là hành động “đơn phương” từ phía Kiev làm cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng.
Theo An ninh thủ đô
Hội đồng Nhân quyền LHQ kêu gọi ngừng bắn ở dải Gaza
Trước tình hình bạo lực ngày càng leo thang, gây ra nhiều thương vong cho thường dân tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng và Israel, theo yêu cầu của 22 nước thành viên và 17 nước quan sát viên, ngày 23/7/2014, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã tiến hành Phiên họp Đặc biệt về tình hình nhân quyền tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng.
Phiên họp có sự tham gia của đại diện 193 nước thành viên Liên hợp quốc, và Cao uỷ Nhân quyền Liên hợp quốc, Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc về nhân đạo, và nhiều tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ khác.
Khai mạc Phiên họp, Cao uỷ Nhân quyền Liên hợp quốc và Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc về nhân đạo đã phát biểu về tình hình nhân đạo và bảo đảm quyền con người trong bối cảnh bạo lực leo thang từ giữa tháng 6/2014 tại các vùng lãnh thổ Palestine, đặc biệt là tại Gaza, và tại Israel, gây ra nhiều thương vong cho thường dân, nhất là phụ nữ và trẻ em, phá hoại nhiều cơ sở, dịch vụ phục vụ người dân như y tế, giáo dục, nước sạch...
Dù có ý kiến đa chiều về nguồn gốc của bạo lực và trách nhiệm của các bên liên quan, phát biểu của đại diện từ gần 80 quốc gia và gần 30 tổ chức quốc tế đều chia sẻ sự quan ngại sâu sắc trước sự leo thang của bạo lực, khẳng định yêu cầu cấp bách hiện nay là chấm dứt ngay bạo lực để tạo điều kiện cho công tác hỗ trợ nhân đạo cho các khu vực bị ảnh hưởng, đồng thời tạo thuận lợi cho việc nối lại hòa đàm tìm giải pháp cơ bản và lâu dài cho cuộc xung đột trên cơ sở hai nhà nước Palestine và Israel cùng tồn tại trong hòa bình và an ninh.
Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nguyễn Trung Thành, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva nêu rõ, Việt Nam đang theo dõi sát sao và chia sẻ quan ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế về tình hình bạo lực tại các vùng lãnh thổ Palestine, như đã được thể hiện trong phát biểu của Tổng thư ký Liên hợp quốc ngày 20/7.
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan tôn trọng luật pháp quốc tế về nhân đạo và nhân quyền, chấm dứt bạo lực chống lại thường dân, ngừng bắn, sớm nối lại các cuộc đàm phán hoà bình và tạo điều kiện cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo. Đại sứ Nguyễn Trung Thành cũng kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tránh đối đầu, cùng với cộng đồng quốc tế thúc đẩy đối thoại, hợp tác chân thành để Phiên họp Đặc biệt đạt được kết quả xây dựng, góp phần giải quyết thực chất vấn đề trên thực địa.
Với 29 phiếu thuận, trong đó có Việt Nam,17 phiếu trắng và 01 phiếu chống của Hoa Kỳ, Hội đồng Nhân quyền đã thông qua nghị quyết về tình hình nhân quyền tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng với nội dung chính là lên án các hành vi bạo lực chống lại thường dân của tất cả các bên, yêu cầu chấm dứt bạo lực, và quyết định thành lập một Uỷ ban có nhiệm vụ tìm hiểu thông tin tại thực địa để báo cáo tại Khoá 28 Hội đồng Nhân quyền (dự kiến sẽ họp vào tháng 3/2015).
Theo_VnMedia
Hy vọng ngừng bắn tại Dải Gaza còn xa vời Hiện Qatar đang nổi lên với vai trò là bên trung gian hòa bình ở Dải Gaza, sau khi phong trào Hamas từ chối đề xuất ngừng bắn của Ai Cập. ảnh minh họa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua (23/7) rời Trung Đông, sau chuyến thăm 1 ngày không báo trước đến Israel và Palestine để thuyết phục các nhà lãnh...