Quân đội Mỹ xây dựng 2 căn cứ lớn tại khu vực nhiều dầu mỏ nhất của Syria
Thông qua việc xây dựng các căn cứ quân sự quy mô lớn, Mỹ cho thấy lực lượng vũ trang của họ sẽ tiếp tục hiện diện tại Syria lâu dài chứ không rút hết đi như những thông báo trước đó.
Một thời gian ngắn trước đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố kế hoạch rút toàn bộ binh sĩ nước này khỏi Syria bởi vì “cuộc chiến chống IS đã đi đến thắng lợi”.
Viễn cảnh Mỹ triệt thoái hoàn toàn lực lượng tác chiến càng trở nên rõ ràng hơn sau khi họ vội vàng rút khỏi nhiều căn cứ vào thời điểm quân đội Thổ Nhĩ Kỳ áp sát trong chiến dịch “Mùa xuân hòa bình”.
Nhưng thật đáng ngạc nhiên, gần như ngay lập tức Washington lại đưa ra quyết định đi ngược với mọi thông báo trước đó. Cụ thể, họ sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự tại Syria.
Theo thông báo, lính Mỹ sẽ tiếp tục đóng quân tại quốc gia Trung Đông này với lý do bảo vệ các mỏ dầu khỏi bị rơi vào tay phiến quân IS hay các lực lượng không thân thiện với họ.
Mỹ vừa thực hiện một đợt điều động lớn đối với các binh sĩ đang đóng quân trên đất Iraq và nhanh chóng đưa họ sang khu vực Đông Bắc Syria trong thời gian rất ngắn.
Video đang HOT
Hàng chục xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams, xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley và xe thiết giáp kháng mìn MRAP đã tập trung lại tạo thành cụm cứ điểm tác chiến rất mạnh và toàn diện.
Chưa dừng lại ở đây, nguồn tin địa phương còn cho biết quân đội Mỹ đang chuẩn bị vật liệu để xây dựng 2 căn cứ mới tại tỉnh Deir Al-Zour, đây là khu vực rất nhiều dầu mỏ nằm ở miền Đông Syria.
Hãng tin Sputnik thông báo, Mỹ đang chuẩn bị xây dựng căn cứ ở khu vực Soor, đã có một lượng lớn thiết bị xây dựng được tập kết tại đây cùng với 250 – 300 binh sĩ tăng viện, đi kèm với đó là các xe bọc thép, vũ khí hạng nặng và đạn dược
Các lực lượng Mỹ hiện kiểm soát hầu hết mỏ dầu khí quan trọng nhất ở miền Đông Syria và Lầu Năm Góc đã xác nhận rằng họ có kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự ở phía Đông Bắc Syria.
Các mỏ dầu tại tỉnh Deir Al-Zour bao gồm Al-Umar, Conoco và Rmeilan đồng thời là những mỏ dầu lớn nhất ở Syria. Sản lượng của chúng theo thống kê của chính phủ Syria trước khi nổ ra chiến tranh là khoảng 30.000 thùng mỗi ngày.
Đặc phái viên của Nga tại Syria, ông Alexander Lavrentev bình luận rằng các mỏ dầu ở miền Đông Syria nên được kiểm soát bởi chính phủ nước này, sự hiện diện của quân đội nước ngoài là hoàn toàn trái phép.
Ngoài ra Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cung cấp thông tin rằng các cơ quan chính phủ Mỹ thu về hơn 30 triệu USD mỗi tháng nhờ hoạt động khai thác và bán dầu của Syria.
Phía Mỹ cho biết phần lớn số tiền thu được từ khai thác dầu sẽ được dùng để hỗ trợ cho Lực lượng dân chủ Syria (SDF) là đồng minh của họ cũng như trang trải một phần chi phí của quân đội Mỹ tại đây.
Chính quyền Damascus nhiều lần khẳng định rằng Mỹ không có thẩm quyền trong việc tự ý khai thác dầu của họ và Washington phải có trách nhiệm bồi thường phần tổn thất trong suốt thời gian vừa qua.
Việt Dũng
Theo anninhthudo.vn
Lầu Năm Góc : Mỹ quyết tâm bảo vệ các giếng dầu ở Syria
Mỹ sẽ củng cố vị thế, bảo vệ các mỏ dầu ở Syria, và đẩy lùi mọi nỗ lực của đám tàn quân IS hay bất cứ thế lực nào nhằm chiếm các mỏ dầu ở đây.
Mỹ sẽ đẩy lùi mọi nỗ lực đang cố gắng đưa các mỏ dầu của Syria ra khỏi tầm kiểm soát của lực lượng dân quân Syria do Mỹ hậu thuẫn, cho dù đối thủ là "Nhà nước Hồi giáo" hay thậm chí là lực lượng được Nga hoặc Syria hậu thuẫn, Lầu Năm Góc cho biết hôm 28/10.
Tuần trước, quân đội Mỹ tuyên bố duy trì hiện diện ở Syria, trong đó có việc điều động lực lượng xe cơ giới nhằm ngăn chặn tàn dư của IS hoặc lực lượng khác chiếm các mỏ dầu ở đây.
Phát biểu với phóng viên hôm 28/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper cho biết: "Quân đội Mỹ sẽ vẫn duy trì ở các vị trí chiến lược trong khu vực để ngăn chặn IS tiếp cận các tài nguyên quan trọng đó. Và chúng tôi sẽ đáp trả với lực lượng quân sự áp đảo chống lại bất kỳ nhóm nào đe dọa sự an toàn lực lượng của chúng tôi ở đó".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper (Ảnh: Reuters)
Khi được hỏi liệu quân đội Mỹ có ngăn chặn bất kỳ lực lượng nào của chính phủ Nga hay Syria tiếp cận các mỏ dầu hay không, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trả lời ngắn gọn "Có, hiện tại là có".
Ông Mark Esper cũng lưu ý rằng Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn dựa vào nguồn thu từ dầu mỏ để trang trải cho hoạt động của mình, trong đó có việc xây dựng, duy trì các nhà tù giam giữ các phần tử khủng bố IS.
"Chúng tôi muốn đảm bảo rằng SDF có quyền tiếp cập các tài nguyên để bảo vệ các nhà tù, để trang bị cho quân đội của họ, để hỗ trợ chúng tôi thực hiện nhiệm vụ đánh bại IS. Vì vậy, nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ các mỏ dầu", ông Mark Esper nói.
Quyết định rút quân Mỹ khỏi Syria của Tổng thống Donald Trump vấp phải làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ trong nước, trong đó có cả những người của đảng Cộng hòa, cho rằng ông Trump mở đường cho Thổ Nhĩ Kỳ tấn công lực lượng người Kurd - vốn là đồng minh hỗ trợ đắc lực cho Mỹ trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố IS.
Trong bối cảnh lo ngại IS có thể hồi sinh, tuần trước ông Trump cho biết một số lượng binh sĩ Mỹ sẽ ở lại Syria, nơi có các mỏ dầu, khu vực do người Kurd kiểm soát.
(Nguồn: Reuters)
KÔNG ANH
Theo VTC
Giá tăng nhưng bất ổn thị trường dầu sẽ không kéo dài sau vụ Saudi Vụ tấn công hai cơ sở dầu mỏ trọng yếu của Saudi Arabia có thể gây gián đoạn nhiều ngày và đẩy giá dầu lên cao. Nhưng các chuyên gia nói sẽ khó có một cú sốc giá dầu toàn cầu. Tổng thống Trump cho biết có thể dùng lượng dầu từ kho dự trữ khẩn cấp. Giá dầu được dự báo sẽ...