Quân đội Mỹ nhận lô đầu đạn hạt nhân từng bị Biden phản đối
Hải quân Mỹ tiếp nhận lô đầu đạn hạt nhân đương lượng thấp W76-2, loại vũ khí từng bị Biden chỉ trích là “ý tưởng tồi tệ”.
Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA), đơn vị quản lý kho vũ khí hạt nhân Mỹ, hôm 28/12 cho biết đã bàn giao toàn bộ số đầu đạn hạt nhân đương lượng thấp W76-2 cho hải quân Mỹ để trang bị trên tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident D5. Tuy nhiên, NNSA không tiết lộ số lượng đầu đạn được chế tạo và có bao nhiêu quả được trang bị cho tên lửa Trident D5.
Lô đầu đạn W76-2 được bàn giao cho hải quân chỉ vài tuần trước khi Tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức. Biden từng phản đối quyết liệt việc sản xuất và biên chế loại đầu đạn hạt nhân đương lượng thấp này, trong khi chính quyền Tổng thống Donald Trump lại ủng hộ và thúc đẩy ý tưởng đó.
“W76-2 là câu trả lời của nước Mỹ với yêu cầu về tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân đương lượng thấp được đề cập trong Đánh giá chung về tình trạng hạt nhân (NPR) năm 2018″, báo cáo của NNSA có đoạn viết.
Phương tiện hồi quyển chứa đầu đạn W76-1 sau quá trình kiểm tra. Ảnh: Pantex Plant .
W76-2 được chế tạo theo yêu cầu của chính quyền Tổng thống Trump sau khi báo cáo NPR năm 2018 cho thấy Mỹ không chỉ muốn hiện đại hóa lực lượng hạt nhân đang già cỗi, mà còn nghiên cứu nhiều vũ khí mới để đối phó Nga, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác.
Video đang HOT
Báo cáo khẳng định Washington có thể dùng vũ khí hạt nhân đương lượng thấp đáp trả “các cuộc tấn công phi hạt nhân chiến lược”, bao gồm những cuộc tập kích nhằm vào cơ sở hạ tầng và người dân Mỹ, cũng như các quốc gia đồng minh và đối tác.
Đầu đạn W76-2 đầu tiên được hoàn thiện hồi tháng 2/2019. Tàu ngầm USS Tennesssee đầu năm nay được cho là đã ra biển tuần tra với tên lửa Trident D5 lắp đầu đạn W76-2. Toàn bộ quá trình sản xuất và bàn giao chỉ kéo dài trong 17 tháng, so với con số hơn 10 năm của mẫu trước đó, cho thấy nó dường như được hoán cải từ những đầu đạn W76-1 có sẵn.
W76-2 có sức nổ tương đương 5.000-7.000 tấn thuốc nổ TNT, nhỏ hơn nhiều so với mức 100.000 tấn của mẫu W76-1 hoặc 455.000 tấn của đầu đạn W88 trang bị cho tên lửa đạn đạo Trident D5. Điều này khiến nó sở hữu uy lực của vũ khí hạt nhân chiến thuật, nhưng có thể phóng tới bất kỳ mục tiêu nào trên Trái Đất trong thời gian ngắn.
Những người phản đối dự án W76-2 cảnh báo nó có thể dẫn tới xu hướng coi vũ khí hạt nhân là giải pháp giành chiến thắng, thay vì đóng vai trò răn đe ngăn ngừa xung đột như hiện nay.
“Ý tưởng tồi tệ. Việc sở hữu chúng sẽ khiến Mỹ càng sẵn sàng sử dụng chúng hơn”, Tổng thống đắc cử Joe Biden nói hồi giữa năm 2019, đề cập đến đầu đạn hạt nhân đương lượng thấp.
Phó tổng thống đắc cử Kamala Harris, khi đó là thượng nghị sĩ bang California, cũng kêu gọi ban hành lệnh cấm những đầu đạn hạt nhân đương lượng thấp như W76-2.
Hiện chưa rõ chính quyền Biden sẽ giải quyết kho đầu đạn W76-2 thế nào khi chúng đã được bàn giao cho hải quân. Giới chuyên gia nhận định có hai giải pháp là loại biên toàn bộ đầu đạn trong trường hợp chúng được chế tạo mới, hoặc trả về cấu hình nguyên bản nếu đó là những đầu đạn W76-1 được hoán cải.
Số phận vali hạt nhân trong ngày Biden nhậm chức
Quá trình chuyển giao vali hạt nhân có thể thay đổi, thậm chí phải dùng vali dự phòng, nếu Trump không dự lễ nhậm chức của Biden.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn chưa quyết định có tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden hay không. Ông chủ Nhà Trắng thậm chí còn đề cập khả năng tổ chức cuộc mít tinh để thông báo kế hoạch tái tranh cử năm 2024 ngay trong Ngày Nhậm chức 20/1/2021.
Điều này đặt ra nhiều dấu hỏi về quy trình chuyển giao quyền lực giữa hai đời tổng thống, trong đó có bàn giao "quả bóng hạt nhân", chiếc vali da màu đen cho phép ông chủ Nhà Trắng phát động một cuộc tấn công hạt nhân khi không có mặt tại trung tâm chỉ huy cố định.
"Đây là tình huống chưa từng có tiền lệ", Hans Kristensen, chuyên gia vũ khí hạt nhân thuộc Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ (FAS), cho biết.
Trợ lý của Obama cầm theo vali hạt nhân bên ngoài Nhà Trắng hồi tháng 5/2016. Ảnh: AFP .
Trong những lễ nhậm chức trước đây, một trợ lý quân sự cấp cao sẽ đi cùng Tổng thống mãn nhiệm tới dự buổi lễ chuyển giao quyền lực tại tòa nhà quốc hội ở thủ đô Washington. Người này sẽ mang theo túi da, bên trong chứa "quả bóng hạt nhân", cùng một thẻ kỹ thuật số có biệt danh là "biscuit" (bánh quy) chứa các mã số cho phép phát động một cuộc tấn công hạt nhân.
Vào thời điểm tổng thống đắc cử Mỹ tuyên thệ nhậm chức, trợ lý này sẽ lặng lẽ chuyển chiếc vali cho trợ lý quân sự của tân tổng thống, trước khi người này di chuyển đến bên cạnh lãnh đạo mới của Nhà Trắng. Mã số mới của "biscuit" cũng được kích hoạt ngay trong buổi lễ.
Một cuộc họp kín sẽ được tổ chức trước ngày nhậm chức để hướng dẫn tân tổng thống Mỹ cách sử dụng thẻ mật mã và vali, cũng như phổ biến trách nhiệm, quyền hạn của ông với kho vũ khí hạt nhân Mỹ.
Cựu phó tổng thống Mỹ Dick Cheney cho biết việc bàn giao vali hạt nhân thường diễn ra bên lề vào buổi trưa ngày nhậm chức, không nằm trong chuỗi sự kiện công khai trước công chúng.
Trung tá Buzz Patterson, trợ lý phụ trách vali hạt nhân cho cựu tổng thống Bill Clinton, cho biết quá trình này sẽ khác biệt nếu Trump không dự lễ nhậm chức của Biden, nhưng vẫn sẽ diễn ra nhanh chóng và ít gặp trục trặc. "Quy trình chuyển giao trách nhiệm cần rõ ràng. Nó phụ thuộc vào Lầu Năm Góc, chứ không phải Tổng thống Mỹ", ông nói.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng cơ quan này đã lên kế hoạch chuyển giao vali hạt nhân, nhưng từ chối công bố chi tiết.
Kristensen cho rằng phương án của Lầu Năm Góc cũng tương tự kế hoạch dự phòng khi tổng thống Mỹ đột ngột qua đời hoặc mất khả năng điều hành, vốn đòi hỏi lập tức chuyển quyền chỉ huy lực lượng hạt nhân cho phó tổng thống hoặc "người sống sót được chỉ định", quan chức sẽ trở thành tổng thống trong trường hợp tất cả lãnh đạo cấp cao của Washington bị tấn công và thiệt mạng.
Stephen Schwartz, nhà nghiên cứu thuộc Trang tin Các nhà khoa học Hạt nhân, cho rằng Mỹ đang duy trì ít nhất 3 vali hạt nhân cho tổng thống, phó tổng thống và người sống sót được chỉ định.
"Nếu chưa có sẵn vali hạt nhân, quân đội có thể chuẩn bị thêm một chiếc cho lễ nhậm chức. Trợ lý quân sự sẽ lập tức theo sát Biden ngay khi ông ấy tuyên thệ, đồng thời quyền chỉ huy lực lượng hạt nhân của Trump sẽ bị vô hiệu hóa. Hy vọng Tổng thống Trump sẽ có mặt trong buổi lễ và tiến hành chuyển giao như truyền thống hàng chục năm qua", Schwartz nói.
Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa hành trình BrahMos từ tiêm kích Su-30 India TV các dẫn nguồn tin quân sự cho biết, Không quân Ấn Độ hôm 30/10 đã thực hiện thành công vụ phóng thử tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos trên không từ máy bay tiêm kích đa năng Su-30. "Máy bay Su-30 của Không quân Ấn Độ cất cánh từ căn cứ không quân Halwara ở Punjab lúc 9h và bắn...