Quân đội Mỹ muốn chi 7,5 tỷ USD tăng cường hiện diện ở châu Á
Bộ Quốc phòng Mỹ ủng hộ kế hoạch đầu tư 7,5 tỷ USD để tăng cường sức mạnh và sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Nhóm tác chiến hộ tống tàu sân bay USS Carl Vinson. Ảnh: Wikipedia.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Gary Ross ngày 7/5 tuyên bố Lầu Năm Góc vẫn coi châu Á – Thái Bình Dương là khu vực ưu tiên hàng đầu và về cơ bản ủng hộ đề xuất chi 7,5 tỷ USD để tăng cường hiện diện quân sự và xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực, theo Sputnik.
Hồi tháng một, Chủ tịch Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain đề xuất chi 1,5 tỷ USD mỗi năm cho “Sáng kiến ổn định châu Á – Thái Bình Dương” trong giai đoạn 2018-2022.
“Khu vực châu Á-Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu của Mỹ và Bộ Quốc phòng cam kết đảm bảo rằng các lực lượng Mỹ luôn có khả năng sẵn sàng đối phó với những thách thức ngày càng gia tăng ở khu vực này”, ông Ross tuyên bố.
Video đang HOT
Theo Wall Street Journal, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cũng đồng ý với kế hoạch này và cho rằng nó sẽ làm tăng cường sức mạnh của Mỹ, cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các cuộc diễn tập và xây dựng năng lực hợp tác với đồng minh và đối tác trong khu vực.
Căng thẳng ở châu Á – Thái Bình Dương gần đây gia tăng do các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, vốn là mối đe dọa lớn với Nhật Bản, Hàn Quốc và những đồng minh khác của Mỹ.
Gần đây, Bình Nhưỡng tiến hành nhiều cuộc phóng thử tên lửa, trong khi Mỹ điều động nhóm tàu sân bay tấn công USS Carl Vinson tới gần bán đảo để sẵn sàng đáp trả những hành động khiêu khích từ Triều Tiên.
Ngoài vấn đề Triều Tiên, Mỹ cũng nhiều lần chỉ trích việc xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Ngoại trưởng Rex Tillerson từng nhấn mạnh Washington cần gửi một thông điệp cứng rắn, không chấp nhận những hành động trái phép của Bắc Kinh tại vùng biển này.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Mỹ có thể để đồng minh châu Á sở hữu vũ khí hạt nhân
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết khả năng hạt nhân hóa các đồng minh ở châu Á đã được tính tới để đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tỏ ra cứng rắn với vấn đề Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
"Không có phương án nào bị loại trừ", Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson phát biểu trong cuộc phỏng vấn hôm qua khi được hỏi về khả năng hạt nhân hóa các nước đồng minh trong khu vực châu Á. Ông Tillerson coi đây là một trong những cách để giải quyết mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên, Sputnik ngày 17/3 đưa tin.
Trước đó, Ngoại trưởng Tillerson khẳng định sự kiên nhẫn chiến lược của Mỹ với Triều Tiên đã kết thúc. Ông cảnh báo mọi biện pháp đang được xem xét để đối phó với Bình Nhưỡng, bao gồm cả can thiệp quân sự.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng gây tranh cãi trong chiến dịch tranh cử khi tuyên bố rằng Hàn Quốc, Nhật Bản nên trang bị vũ khí hạt nhân để tự bảo vệ mình trước các mối đe dọa.
Triều Tiên tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân vào năm 2005. Đàm phán 6 bên gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc và Triều Tiên nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên đổ vỡ vào năm 2009, sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố rút khỏi các cuộc thương lượng.
Ông Tillerson hôm 16/3 tới thăm khu giới tuyến phi quân sự giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, gặp một số lính Mỹ đóng quân tại khu vực. Sau chuyến thăm, Ông Tillerson gặp quyền Tổng thống Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn và Ngoại trưởng Yun Byung-se.
Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Tillerson sau khi nhậm chức ngoại trưởng Mỹ. Sau Nhật Bản và Hàn Quốc, ông sẽ tới thăm Trung Quốc cuối tuần này.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Rút khỏi TPP, Mỹ khó có thể bỏ rơi châu Á Giáo sư Mỹ cho rằng châu Á quá quan trọng khiến Mỹ không thể từ bỏ hoàn toàn, dù ông Trump không mặn mà với các hiệp định thương mại đa phương. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và ông Mit Romney, phải, người có thể trở thành ngoại trưởng Mỹ. Ảnh: AP "Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)...