Quân đội Mỹ lo tân binh thừa cân, thiếu học
Nhiều quan chức quốc phòng Mỹ cảnh báo về chất lượng tân binh, khi thanh niên nước này ngày càng béo phì và trình độ học vấn kém.
“71% người Mỹ trong độ tuổi 17-24 không đủ điều kiện nhập ngũ bởi có học vấn quá thấp, quá béo, có tiền án hoặc từng lạm dụng chất gây nghiện”, tổ chức phi đảng phái Mission: Readiness với gần 800 tướng quân đội Mỹ về hưu, cảnh báo trong thư gửi quyền Bộ trưởng Quốc phòng Christopher Miller hồi giữa tháng.
Hạ sĩ quan hải quân Mỹ tập thể dục để giảm cân năm 2016. Ảnh: AP .
Vấn đề này từng được Mission: Readiness đề cập trong những năm qua, nhưng thư gửi quyền Bộ trưởng Miller là động thái khác biệt. Trong thư, họ hối thúc lãnh đạo Lầu Năm Góc thành lập một ủy ban cố vấn về tuyển quân nhằm xây dựng chiến lược dài hạn để xử lý vấn đề chất lượng đầu vào của tân binh.
Video đang HOT
Đề xuất này cũng tương đồng với khuyến cáo được các nghị sĩ Mỹ đưa vào dự luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cho năm tài khóa 2021. Ủy ban của Lầu Năm Góc có thể phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp, Giáo dục, Y tế và Nhân sinh, Bộ Tư pháp để giải quyết những yếu tố như thừa cân, thiếu học, phạm pháp và tác động của chúng đến nỗ lực tuyển quân.
“Các yếu tố này nằm ngoài khả năng kiểm soát của Bộ Quốc phòng, nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến khả năng tuyển quân và ngân sách của Lầu Năm Góc. Nếu không có hành động phối hợp, xu hướng này sẽ đe dọa tương lai của lực lượng”, tướng về hưu William M. Fraser và James M. Loy viết trong thư.
Mission: Readiness không phải tổ chức duy nhất bày tỏ lo ngại về tình trạng tuyển quân của Mỹ. Tướng Frank Muth, chỉ huy Bộ tư lệnh Tuyển quân lục quân Mỹ, hồi năm 2018 từng cảnh báo béo phì là lý do lớn nhất khiến quân chủng này phải loại các ứng viên khám tuyển.
Quan chức hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về những vấn đề được nhắc tới trong thư gửi quyền Bộ trưởng Miller. “Đó là điều mà cả quốc gia cần phối hợp để bảo đảm giới trẻ khỏe mạnh hơn”, chuẩn đô đốc Dennis Velez, chỉ huy Bộ tư lệnh Tuyển quân hải quân Mỹ, cho hay.
Tướng Jason Bohm, người phụ trách tuyển quân của thủy quân lục chiến Mỹ, cảnh báo chỉ chưa đầy 30% thanh niên Mỹ đủ điều kiện gia nhập quân chủng này. “Nếu tính đến nhiều yếu tố chi tiết hơn như kỹ năng, trình độ học vấn và thể chất, con số này sẽ chỉ còn khoảng 7%. Đó là thử thách khổng lồ”, ông nói.
UAV Nga đi sau Mỹ 20 năm về tên lửa dẫn đường
Máy bay không người lái Orion Nga lần đầu phóng tên lửa dẫn đường cỡ nhỏ, gần 20 năm sau đợt khai hỏa tên lửa của UAV Mỹ.
"Máy bay không người lái (UAV) Orion đã phóng một số tên lửa dẫn đường cỡ nhỏ, trở thành UAV đầu tiên của Nga sử dụng loại vũ khí này. Tổ lái cũng luyện tập sử dụng bom lượn có điều khiển", nguồn tin giấu tên trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga tiết lộ hôm 28/12.
Nguyên mẫu Orion đầu tiên bay thử năm 2018. Ảnh: Kronshtadt Group .
Một số nguyên mẫu Orion từng thả bom lượn dẫn đường trên chiến trường Syria năm 2018, nhưng đây là lần đầu tiên UAV Nga khai hỏa tên lửa thông minh. Giới chuyên gia phương Tây đánh giá đây là bước tiến đáng kể với chương trình UAV vũ trang của Nga, giúp nước này hoàn thiện và biên chế dòng phi cơ chiến đấu không người lái nội địa đầu tiên.
Trong khi đó, mẫu UAV vũ trang MQ-1 Predator của quân đội Mỹ đã phóng tên lửa dẫn đường đầu tiên vào năm 2001, đi trước Nga gần hai thập kỷ.
Mỹ đã chú trọng phát triển công nghệ UAV quân sự từ cách đây gần 30 năm, với kết quả là nguyên mẫu RQ-1 trinh sát thực hiện chuyến bay đầu tiên từ năm 1994, trước khi ra mắt mẫu UAV vũ trang MQ-1. Đến năm 2007, Mỹ đưa vào vận hành mẫu MQ-9 Reaper có kích thước và tính năng vượt trội so với dòng MQ-1.
Trong khi đó, quân đội Nga chỉ chú trọng phát triển UAV tầm trung từ sau cuộc chiến 8 ngày với Gruzia năm 2008. Nhu cầu bức thiết khi đó buộc Nga mua bản quyền UAV Searcher II của Israel để sản xuất dòng Forpost trước khi phát triển được máy bay không người lái nội địa.
Orion là UAV tầm trung có khả năng tự cất hạ cánh, không cần thao tác từ người điều khiển, được công ty Kronshtadt Group phát triển từ năm 2011 và ra mắt năm 2017. Mỗi chiếc có thể hoạt động liên tục trong 24 giờ với khối thiết bị trinh sát nặng 200 kg.
Bộ Quốc phòng Nga hồi tháng 4 đưa vào biên chế hệ thống Orion đầu tiên gồm ba phi cơ và một đài điều khiển mặt đất. Phi cơ có khối lượng cất cánh tối đa một tấn, thiết kế cánh thẳng và dùng động cơ cánh quạt dạng đẩy, khiến nó được so sánh với dòng MQ-1 Predator của Mỹ.
Hiện chưa rõ loại tên lửa dẫn đường được sử dụng trên mẫu UAV này. Nó có thể là phiên bản dẫn đường của rocket S-5 cỡ 57 mm, hoặc một mẫu tên lửa hạng nhẹ với khối lượng dưới 100 kg đang được phát triển.
Mỹ dội bom vào phiến quân 'trẻ hư' Quân đội Mỹ gọi phiến quân Al-Shabaab tại Somalia là "trẻ hư của Ông già Noel" và thông báo đã không kích trừng phạt nhóm này. "Al-Shabaab nằm trong danh sách trẻ hư của ông già Noel", Bộ Chỉ huy Mỹ tại châu Phi (AFRICOM) đăng trên Twitter ngày 24/12. "AFRICOM sẽ tiếp tục tập trung cao độ vào các mối đe dọa...