Quân đội Mỹ lần đầu tiên công bố chiến lược khí hậu
Quân đội Mỹ ngày 8/2 lần đầu tiên công bố chiến lược khí hậu, được đưa ra nhằm bảo vệ các căn cứ trước ảnh hưởng của tình trạng Trái Đất ấm lên cũng như tăng cường năng lực thông qua việc huấn luyện binh sĩ ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, hạn hán và lũ lụt.
Lực lượng vệ binh quốc gia Mỹ tại Washington, DC, ngày 20/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại buổi công bố chiến lược, Bộ trưởng Lục quân Christine Wormuth cho rằng trong tất cả các mối đe dọa quân đội Mỹ phải đối mặt, ít mối đe dọa thực sự liên quan đến “sự tồn vong”, và khủng hoảng khí hậu nằm trong số ít đó.
Quân đội Mỹ đưa ra chiến lược khí hậu dựa trên các sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Joe Biden nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, chiến lược hướng tới cắt giảm 50% lượng khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 so với mức của năm 2005, cũng như đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Chiến lược này phù hợp với các mục tiêu chống biến đổi khí hậu lớn hơn mà chính quyền Tổng thống Biden đã đặt ra cho nước Mỹ.
Theo chiến lược, quân đội cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính thông qua việc phát triển một đội xe NTV (xe chạy hoàn toàn bằng điện phục vụ công tác nhưng chỉ chở người, hàng hoá) và đưa microgrid – một hệ thống năng lượng độc lập có thể sử dụng nhiều nguồn năng lượng, trong đó có cả năng lượng tái tạo – vào sử dụng trong mọi dự án lắp đặt trước năm 2035. Quân đội Mỹ hiện đang triển khai 950 dự án năng lượng tái tạo, trong đó có dự án xây dựng một cánh đồng năng lượng Mặt Trời 2,1 megawatt tại thành phố Fort Knox của bang Kentucky, cùng 25 dự án microgrid được lên kế hoạch đến năm 2024. Ngoài ra, các khóa huấn luyện đội ngũ chỉ huy và binh lính phải bao gồm chủ đề biến đổi khí hậu muộn nhất vào năm 2028, đồng thời từ năm 2024 triển khai các khóa học và thực hành về biến đổi khí hậu.
Năm 2021, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tuyên bố Lầu Năm Góc sẽ đưa các yếu tố liên quan biến đổi khí hậu vào các mô phỏng quân sự và tập trận.
Trong thập kỷ qua, quân đội và giới tình báo Mỹ nhất trí cho rằng biến đổi khí hậu tiềm ẩn mối đe dọa an ninh, trong đó có nguy cơ gây tổn hại các căn cứ quân sự Mỹ trên thế giới, làm gia tăng cạnh tranh toàn cầu đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguy cơ xung đột vũ trang.
Video đang HOT
Các căn cứ quân sự của Mỹ, trong đó có căn cứ Không quân Offutt ở bang Nebraska và căn cứ Không quân Tyndall ở bang Florida trong những năm gần đây đã thiệt hại hàng tỷ USD do ảnh hưởng của lũ lụt và bão mạnh. Nhiệt độ tăng cao tại các khu vực đóng quân ở Texas và các bang miền Nam cũng khiến việc huấn luyện binh sĩ gặp nhiều trở ngại.
Ông Francesco Femia, người đồng sáng lập Trung tâm khí hậu và an ninh và Hội đồng rủi ro Chiến lược, đã hoan nghênh chiến lược mà quân đội Mỹ vừa đưa ra. Theo ông, quân đội Mỹ đã “thực sự ý thức được các nguy cơ an ninh khẩn cấp liên quan biến đổi khí hậu”.
Mỹ, NATO dồn dập đưa vũ khí tới Ukraine
Mỹ và các nước thành viên NATO đã mở cầu hàng không để viện trợ quân sự cho Ukraine trong bối cảnh phương Tây lo ngại về nguy cơ xảy ra xung đột quân sự với Nga.
Máy bay chở vũ khí của quân đội Mỹ tại sân bay ở Kiev, Ukraine (Ảnh: Getty).
Từ ngày 22/1/2021, 8 máy bay vận tải của Mỹ đã hạ cánh xuống thủ đô Kiev, sau khi Tổng thống Joe Biden phê chuẩn khoản viện trợ quân sự trị giá 200 triệu USD cho Ukraine. Các chuyến bay tiếp theo dự kiến sẽ đến Ukraine trong những ngày tới.
Các nước thành viên NATO, bao gồm Anh và các nước Baltic, cũng đưa máy bay chở vũ khí tới Ukraine, trong khi Ba Lan và Séc dự kiến cũng sớm có động thái tương tự.
Trước khi Nga triển khai số lượng lớn binh sĩ và khí tài quân sự sát biên giới Ukraine, chỉ Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ là những nước sẵn sàng viện trợ quân sự cho Ukraine.
Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp cho Ukraine các máy bay không người lái TB2 Bayraktar được trang bị vũ khí. Ukraine sử dụng thiết bị này trong cuộc xung đột với lực lượng ly khai ở miền đông. Trong chuyến thăm Kiev tuần trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ký hợp đồng chính thức cho phép Ukraine sản xuất máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ.
Cùng với Mỹ, Anh, các lực lượng của Canada và Ba Lan cũng tham gia huấn luyện cho lực lượng vũ trang Ukraine trong các cuộc diễn tập tác chiến hiện đại. Ba Lan cam kết viện trợ Ukraine máy bay không người lái và các hệ thống phòng không tầm ngắn, vác vai.
Mỹ đã viện trợ cho Ukraine đạn pháo, tên lửa chống tăng, tên lửa phá công sự, súng phóng lựu đạn và các loại súng khác. Anh cũng viện trợ cho Ukraine hàng nghìn tên lửa chống tăng, trong khi Latvia và Lithuania cung cấp các tên lửa phòng không Stinger.
Binh sĩ Mỹ chuyển đạn dược, vũ khí tới Ukraine tại căn cứ không quân Dover, Delaware, Mỹ hôm 21/1 (Ảnh: Reuters).
Một đội quân gồm 30 lính tinh nhuệ Anh gần đây đã được triển khai tới Ukraine để huấn luyện các lực lượng vũ trang nước này cách sử dụng vũ khí chống tăng mới do Anh gửi tặng cho Ukraine.
Đại sứ Ukraine tại Anh Vadim Pristayko ngày 8/2 cho biết Anh sẽ cung cấp cho Ukraine các tên lửa chống hạm có khả năng sử dụng để đối phó với Hải quân Nga ở Biển Đen.
Việc chuyển giao tên lửa chống hạm sắp tới dường như nằm trong thỏa thuận trị giá 1,7 tỷ bảng Anh (2,3 tỷ USD) mà London và Kiev đã đạt được vào năm ngoái. Theo thỏa thuận, Anh cung cấp cho Ukraine một khoản vay, mà Kiev phải trả trong vòng 10 năm, nhằm chi cho các khí tài quân sự liên quan đến hải quân do Anh cung cấp. Theo ông Pristayko, khí tài này bao gồm 2 tàu quét mìn đang được "điều chỉnh lại" tại một xưởng đóng tàu ở Scotland, cũng như các thiết bị khác.
Anh cũng gửi số lượng lớn vũ khí, cung cấp 2.000 tên lửa chống tăng tầm ngắn NLAW, cũng như triển khai thêm các huấn luyện viên quân sự để hướng dẫn các lực lượng Ukraine cách sử dụng các hệ thống này. Lực lượng vũ trang Ukraine bắt đầu huấn luyện với tên lửa NLAW ở thành phố Chernihiv, phía đông bắc Kiev vào cuối tuần qua.
Đức hôm 26/1 đã thông báo kế hoạch chuyển 5.000 mũ bảo hiểm cho Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht cho biết việc giao lô mũ bảo hiểm sẽ gửi một "tín hiệu rất rõ ràng" rằng Đức đứng về phía Ukraine trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Nga.
Nhà Trắng hồi tháng 1 xác nhận, Quốc hội Mỹ đã được thông báo về kế hoạch chuyển giao 5 trực thăng vận tải cho chính quyền Ukraine. Các trực thăng Mi-17 ban đầu được mua từ Nga và dành cho chính quyền Afghanistan do Mỹ hậu thuẫn. Tuy nhiên, chính quyền này đã tan rã sau khi Taliban tiếp quản Afghanistan vào tháng 8 năm ngoái.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexey Reznikov đã đề xuất Lầu Năm Góc gửi số trực thăng này cùng với đạn dược vào cuối tháng 11/2021.
Quốc hội Mỹ cũng đã phê chuẩn giấy phép xuất khẩu vũ khí cho Estonia, Latvia và Lithuania, động thái sẽ mở đường cho phép các quốc gia này chuyển giao vũ khí có xuất xứ từ Mỹ cho Ukraine.
Chỉ trong tháng 1, Mỹ đã chuyển giao 79 tấn khí tài quân sự cho Ukraine, trong đó có khoảng 300 hệ thống chống tăng Javelin.
Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba ngày 7/2 đã tiết lộ quy mô viện trợ quân sự của phương Tây, ca ngợi "sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế về kinh tế và chính trị" cho Ukraine. "Trong những tuần và tháng qua, chúng tôi đã nhận được hơn 1,5 tỷ USD và hơn 1.000 tấn vũ khí và khí tài", Ngoại trưởng Kubela cho biết.
'Mặt tối' của tuyết nhân tạo tại Olympic mùa Đông Bắc Kinh Các máy tạo tuyết dành cho Olympic mùa Đông đã được lắp đặt ở Tây Bắc thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc). Những chiếc máy này rất ầm ĩ và có mặt ở khắp nơi, tạo tuyết cho các cuộc tranh tài thuộc khuôn khổ thế vận hội. Trong ảnh chụp vào tháng 1 vừa qua là máy tạo tuyết tại Zhangjiakou, tỉnh...