Quân đội Mỹ có thể nhanh chóng nối lại thử hạt nhân
Quan chức Lầu Năm Góc cho biết quân đội Mỹ có thể thử vũ khí hạt nhân chỉ trong vài tháng nếu nhận được chỉ thị của Nhà Trắng.
“Nếu Tổng thổng ra lệnh thử nghiệm hệ thống vì tình hình kỹ thuật hoặc địa chính trị, tôi nghĩ nó sẽ diễn ra tương đối nhanh. Một cuộc thử nghiệm chớp nhoáng với thông số giới hạn có thể được tiến hành chỉ trong vài tháng”, quyền Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách vấn đề hạt nhân Drew Walter nói trong hội thảo của Viện Nghiên cứu Hàng không Mitchell tại Mỹ hôm 26/5.
Walter nhấn mạnh rằng Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA), đơn vị bảo đảm an toàn cho kho dự trữ vũ khí hạt nhân Mỹ, được yêu cầu “duy trì khả năng nối lại thử hạt nhân theo thời gian biểu cụ thể”.
Bom hạt nhân B61 không mang đầu đạn treo dưới tiêm kích F-15E Mỹ. Ảnh: USAF.
Phát biểu được đưa ra sau khi tờ Washington Post hôm 23/5 dẫn tin từ các quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đại diện các cơ quan an ninh quốc gia hàng đầu của Mỹ đã thảo luận về khả năng tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên kể từ năm 1992.
Video đang HOT
Giới chức an ninh Mỹ cho rằng các quốc gia như Nga và Trung Quốc tiến hành thử hạt nhân đương lượng thấp, nhưng không nêu bằng chứng cụ thể và hai quốc gia trên đã bác bỏ cáo buộc. Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ và NNSA từ chối bình luận.
Kể từ năm 1945, ít nhất 8 quốc gia đã tiến hành khoảng 2.000 vụ thử hạt nhân, trong đó hơn 1.000 vụ do Mỹ thực hiện. Lần gần đây nhất Mỹ thử hạt nhân là vào tháng 9/1992.
Các hậu quả liên quan môi trường và sức khoẻ con người do thử hạt nhân đã thúc đẩy các nước đàm phán Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện (CTBT) từ thập niên 1990. CTBT tới nay đã có 184 quốc gia ký kết, bao gồm cả Mỹ, nhưng chưa có hiệu lực vì 8 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân chưa phê chuẩn văn kiện này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 26/5 kêu gọi Mỹ tôn trọng trách nhiệm và thực thi đầy đủ nghĩa vụ với CTBT, nhấn mạnh nó là công cụ quan trọng nhằm thúc đẩy giải giáp, ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân, bảo đảm hòa bình và an ninh toàn cầu.
Bất chấp Nga, Mỹ vẫn tiến hành diễn tập với bom hạt nhân "khủng"
Máy bay chiến đấu F-15E của Mỹ vừa diễn tập với bom hạt nhân B61-12 mới bất chấp cảnh báo từ Nga, loại bom này cũng có thể được trang bị trên F-35, với khả năng tàng hình mạnh mẽ thì đây sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng với bất kỳ quốc gia nào.
Hãng thông tấn TASS của Nga ngày 18/3 cho biết, gần đây, tại căn cứ không quân Nevada, Mỹ đã tiến hành thử nghiệm bom hạt nhân B61-12 mới, được trang bị trên máy bay chiến đấu F-15E. B61-12 được trang bị bộ dẫn đường GPS, với độ chính xác dưới 10 m, trọng lượng khoảng 340 kg. Hầu như tất cả các máy bay chiến đấu của quân đội Mỹ đều có thể mang được bom này, đương lượng nổ của B61-12 trong khoảng từ 300-50.000 tấn TNT.
Máy bay F-15E Strike Eagle mang bom hạt nhân chiến thuật B61-12 trong cuộc tập trận tại Nevada. Nguồn: jxcn.cn.
Đây là phiên bản mới nhất của vũ khí hạt nhân chiến thuật dẫn đường mà người Mỹ đã nghiên cứu phát triển trong thời gian qua. Theo một số nguồn tin, Washington đã tìm cách chuyển đến căn cứ không quân của mình ở Đức, loại bom này cũng còn được dự trữ tại căn cứ Incirlik trên đất Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài F-15E thì các phương tiện mang được bom B61-12 là oanh tạc cơ chiến lược B-2, tiêm kích F-15 và F-16, thậm chí là F-35. Tuy nhiên, báo chí phương Tây tin rằng, Mỹ đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng trong việc triển khai bom hạt nhân B61-12. Lý do chính là chi phí phát sinh đã vượt quá giới hạn của nguồn vốn được xác định ban đầu. Theo thông tin mới nhất, nhà sản xuất đã yêu cầu tăng gần 50% kinh phí.
F-35 cũng có thể sẽ được trang bị bom B61-12. Nguồn: jxcn.cn.
Trên thực tế, một mặt, Mỹ tuyên bố sẽ giảm vũ khí hạt nhân, mặt khác, lại âm thầm thúc đẩy phát triển vũ khí hạt nhân mới. Trung Quốc và Nga đều cảnh báo, Mỹ đang tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới. Số lượng đầu đạn hạt nhân của Quân đội Mỹ hiện có lên đến hơn 5.000, đồng thời có số lượng đầu đạn hạt nhân lớn, với tổng số hơn 5.000, trong đó có những loại tên lửa được trang bị sức mạnh hạt nhân "khủng khiếp" như tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III, tên lửa đạn đạo Trident 2 và tên lửa AGM-86B.
Một khi những tên lửa này được sử dụng, chắc chắn sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân quy mô lớn. Ngoài ra, Mỹ cũng có một số lượng lớn vũ khí hạt nhân chiến thuật được phóng bằng pháo và bom hạt nhân hàng không B61. Trong số đó, bom hạt nhân B61 rất dễ sử dụng và Mỹ đã triển khai một số lượng lớn loại bom này. Chỉ riêng ở châu Âu, 150 quả bom B61 đã được triển khai.
Bom hạt nhân B61-12. Nguồn: jxcn.cn.
Hiện, Mỹ có một số lượng lớn máy bay chiến đấu F35B đang phục vụ, do vậy chắc chắn Washington sẽ phát triển vũ khí hạt nhân mới cho loại máy bay này, trong đó B61-12 có khả năng được phát triển cho F35B. Buồng đạn của F35B có thể mang theo 2 quả bom hạt nhân B61-12. Với khả năng tàng hình mạnh mẽ của máy bay, nếu Mỹ sử dụng F35 mang theo bom hạt nhân sẽ là mối đe dọa lớn đối với bất kỳ quốc gia nào.
Chuyên gia quân sự Nga - Đại tá Victor Ensin, Phó Chủ tịch thứ nhất Học viện An ninh, Quốc phòng và Luật, đồng thời là cựu Tham mưu trưởng - Phó Tư lệnh đầu tiên của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga cũng tỏ ra lo ngại việc Mỹ triển khai bom hạt nhân B61-12 trên diện rộng, nhất là khi tích hợp chúng với tiêm kích tàng hình F-35. Việc Mỹ cho tiêm kích F-15E sử dụng bom hạt nhân B61-12 để diễn tập tấn công mục tiêu mặt đất rõ ràng nhằm gửi lời cảnh báo đến Nga, và không loại trừ cả Iran khi đây có thể là vũ khí xuyên hầm ngầm hữu hiệu.
Ngoài thế hệ B61-12 mới, Mỹ cũng đang phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật W76-2. Vũ khí hạt nhân này không chỉ được trang bị trên các tàu ngầm hạt nhân, mà còn bố trí trên các máy bay chiến đấu F35. W76-2 được Mỹ cắt giảm đương lượng nổ với hy vọng sẽ giảm khả năng sát thương trên chiến trường, mục đích cuối cùng là nhằm hạ thấp sự cảnh giác của các nước đối với vũ khí hạt nhân, từ đó nâng cao sức mạnh của mình với kho vũ khí hạt nhân khổng lồ.
Đức Trí (lược dịch)
Mỹ tố Nga điều tiêm kích đến Libya Mỹ cho rằng Nga đã triển khai 14 chiến đấu cơ từ Syria tới Libya hỗ trợ lính đánh thuê, nhưng quân đội Nga bác bỏ cáo buộc. "Trong nhiều ngày đầu tháng 5, nhiều tiêm kích MiG-29 và cường kích Su-24 đã rời Nga với đầy đủ phù hiệu không quân. Sau khi tới căn cứ Hmeymim ở Syria, chúng được xóa...