Quân đội Mỹ cấm bay toàn bộ một phi đội trực thăng sau sự cố động cơ bốc cháy
Lục quân Mỹ thông báo cấm bay toàn bộ phi đội trực thăng Chinook sau khi phát hiện một số lượng nhỏ động cơ máy bay bốc cháy.
Theo kênh truyền hình CNN, lực lượng này đã xác định nguồn cơn dẫn đến động cơ bốc cháy là do rò rỉ nhiên liệu. Người phát ngôn Lục quân Mỹ Cynthia Smith cho biết lực lượng đang tiến hành xử lý vấn đề. May mắn không ghi nhận người bị thương vong trong sự cố rò rỉ nhiên liệu hoặc động cơ bốc cháy vừa qua.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, Lục quân Mỹ tạm thời đình chỉ toàn bộ phi đội gồm 400 trực thăng Chinook. Trực thăng Chinook được coi là phương tiện chủ lực của Lục quân Mỹ, gia nhập biên chế từ những năm 1960. Lệnh tạm thời đình chỉ sẽ hết hiệu lực sau khi các bước xử lý lỗi hoàn thành.
“An toàn của binh sĩ là ưu tiên hàng đầu đối với chúng tôi. Chúng tôi sẽ đảm bảo các máy bay an toàn và vẫn có khả năng bay”, CNN dẫn lời người phát ngôn Smith.
Video đang HOT
Chinook, với cấu trúc cánh quạt song song, là trực thăng vận tải hạng nặng duy nhất của Lục quân Mỹ đảm nhiệm nhiệm vụ hỗ trợ chiến đấu và các hoạt động quan trọng khác. Chinook đã trải qua nhiều lần nâng cấp và cải tiến trong suốt lịch sử hoạt động của mình.
CH-47F, một trong những phiên bản mới nhất của Chinook, có trọng tải tối đa hơn 11 tấn. Phương tiện này đã được xuất khẩu sang một số quốc gia trên thế giới, bao gồm Hà Lan, Saudi Arabia và Australia.
Trò chơi Pokemon, khái niệm vũ khí mật của Lục quân Mỹ
Hồi cuối thập niên 1990, một tập phim bất thường của phim hoạt hình Pokemon đã truyền nguồn cảm hứng cho quân đội Mỹ điều tra để phát triển ra một loại vũ khí ít gây chết người hơn mà có thể khiến nạn nhân của nó bị co giật cơ thể trong một thời gian ngắn.
Loại vũ khí này đã được đưa vào một phân tích tình báo năm 1998 của Lục quân Mỹ, trong đó thảo luận về nhiều loại vũ khí phi sát thương có thể được sử dụng trong chiến tranh hiện đại bao gồm các loại vũ khí laser xách tay và tấn công vào cơ sở hạ tầng mạng của một quốc gia.
Nỗi ám ảnh từ tập phim Pokemon năm 1997
Bản gốc của trò chơi video Pokémon được bắt đầu bằng một cái tên khá đơn giản "Pocket Monsters" (là thương hiệu nhượng quyền truyền thông được quản lý bởi The Pokémon Company, một tập đoàn Nhật Bản giữa Nintendo, Game Freak và Creatures. Bản quyền nhượng quyền được chia sẻ bởi cả ba công ty, nhưng Nintendo là chủ sở hữu duy nhất của nhãn hiệu này) được phát hành bởi Nintendo Gameboy tại Nhật Bản vào tháng 2-1996 và lên cơn sốt chỉ sau một đêm. Tập 38 của loạt phim mang tựa đề "Dennô Senshi Porygon", chính tập phim này đã tạo nên cú hích quảng cáo rầm rộ cho Pokemon cũng như truyền cảm hứng về một loại vũ khí sát thương mang tính khái niệm cho Lục quân Hoa Kỳ.
Phản ứng kích thích và tạm dừng nhân sự (PHaSR) là một hệ thống vũ khí laser kích cỡ súng trường, sử dụng 2 bước sóng laser không gây chết người để phát hiện, phòng ngừa hoặc giảm thiểu tính hiệu quả của địch. Ảnh nguồn: U.S. Air Force
Tập 38 chứng kiến một loạt các anh hùng của bộ phim (tại thị trường Mỹ chúng có các tên là Ash, Misty và Brock) đang du hành đến một chiều không gian kỹ thuật số để chiến đấu với tác phẩm mới nhất của những kẻ phản diện trong bộ phim, một kẻ xấu kỹ thuật số được gọi bằng cái tên "Porygon". Ở cao trào của tập 38, người bạn đồng hành Pokémon của Ash đã đi cùng Pikachu và sử dụng một đòn tấn công sấm sét nhằm đánh bại một chương trình chống virus tấn công theo kiểu Pikachu cổ điển. Nhưng các nhà làm phim hoạt hình muốn điền thêm một điểm nhấn "kỹ thuật số" vào khung cảnh và khiến cho nó trở nên rất đặc biệt, vì thế họ đã chuyển sang kỹ thuật hoạt hình TLS (Bóng sáng truyền qua) nhằm gây ra một cảm giác căng thẳng cho người xem có tên là "Paka Paka" (hoặc "Pakapaka").
Nói dễ hiểu hơn thì Paka Paka liên quan đến việc nhấp nháy các ánh sáng màu khác nhau một cách cực nhanh trên màn ảnh, tốc độ đôi khi lên đến hàng trăm nếu không muốn nói là hàng ngàn lần trong phim hoạt hình nhằm tăng cảm giác căng thẳng. Có vẻ như sự kết hợp độc đáo của Paka Paka và đèn nhấp nháy đã làm kích hoạt các triệu chứng ở khán giả (bao gồm co giật) ở những người bị chứng động kinh cảm quang (gây nên co giật với cả ánh sáng nhân tạo hay ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, người nhạy cảm với ánh sáng còn có nguy cơ bị co giật khi nhìn thấy quá nhiều họa tiết sọc hay quân cờ đan xen). Không chắc lắm có bao nhiêu đứa trẻ đã bị co giật sau khi xem tập 38 Pokemon, nhưng câu chuyện đã thu hút sự chú ý toàn cầu và nhanh chóng hạ cánh trên bàn làm việc của những người tại Trung tâm tình báo mặt đất quốc gia của Lục quân Mỹ (NGIC).
Từ hoạt hình biến thành "súng năng lượng điện từ"
Mặc dù các loại vũ khí động năng truyền thống như đạn, bom và tên lửa đã phát huy hiệu quả trong việc tiễu trừ quân địch, nhưng chúng cũng gây thương vong cho phía dân sự và để lại nhiều chỉ trích tiêu cực. Các loại vũ khí mới không gây chết người có thể loại bỏ mối đe dọa đó mà không gây ra tổn thương vĩnh viễn cho cơ thể, từ đây đã mở rộng những tùy chọn có sẵn cho các chỉ huy trên chiến trường, đồng thời thể hiện một cách tiếp cận thân thiện hơn với phương tiện truyền thông về chiến tranh đô thị.
Một trong những vũ khí như thế đã lấy cảm hứng trực tiếp từ các báo cáo của những khán giả xem phim hoạt hình Pokemon bị lên cơn co giật sau khi xem tập 38 của bộ phim, ở đây ám chỉ đến "các xung điện từ" được bắn ra có thể "gây sự gián đoạn kiểm soát cơ tự nguyện". Mặc dù các báo cáo về những người bị ảnh hưởng bởi chương trình truyền hình (Pokemon) có thể đã bị thổi phồng, song các phân tích của quân đội Mỹ đã đề xuất rằng thông qua sự kích thích có chủ đích của dây thần kinh thị giác, họ có thể tạo ra một loại vũ khí có thể ảnh hưởng 100% dân số bị nhắm mục tiêu ở khoảng cách xa hàng trăm mét.
Nhằm khiến cho khẩu súng thu giữ năng lượng Pokemon hoạt động, lục quân cần phải đánh giá xem khả năng của nó có thể chiếu ra từ trường khoảng 100 kilovolt/mét/1 nano giây với tốc độ lặp lại là 15 Hertz (họ tin rằng kỹ thuật này có thể được thực hiện bằng cách dùng một nguồn xung như radar, điện cao thế, hoặc máy phát xung điện từ). Tuy vậy mặc dù nghe có vẻ khả thi vào thời điểm đó nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy lục quân thực sự đã đeo đuổi để phát triển vũ khí lấy ảnh hưởng phim Pokemon. Có vẻ như quân đội Mỹ đang triển khai một loại vũ khí bắn tia tàng hình có thể gây co giật tạo ra một sự công khai tích cực mà họ nhắm đến, ngay cả khi nếu nó lấy cảm hứng từ nhân vật Pikachu.
Bên cạnh đó còn có những báo cáo về các nhân viên C.I.A bị mắc những triệu chứng như các vấn đề về thị lực, chóng mặt, buồn nôn, khó khăn trong nhận thức và nhiều địa điểm khác nhau được cho là xuất phát từ "Hội chứng Havana" bí ẩn, một số người đoán già đoán non rằng các cơ quan tình báo Mỹ có thể đã bị nhắm mục tiêu bởi những loại vũ khí vi ba, khác với loại vũ khí được đề cập đến trong báo cáo của lục quân Mỹ. Điều đó nói lên rằng những quốc gia khác cũng đang tiếp tục phát triển những loại vũ khí này và lẽ dĩ nhiên không thể biết chắc chắn liệu Mỹ có thật sự sở hữu những hệ thống tương tự dưới một bức màn tài trợ bí mật hay không?
Argentina chê 'lực sĩ bay' Mi-26 của Nga, chọn 'quái vật' Chinook - Mỹ "Lực sĩ bay" Mi-26 bị chê vì kích thước và khả năng cơ động, vì thế Argentina đã lựa chọn Chinook - được mệnh danh là "quái vật trên không" của Mỹ. Theo các nguồn tin quân sự giấu tên vì lý do an ninh, chính phủ Argentina đã nghiên cứu máy bay Mil Mi-26 do Nga chế tạo nhưng quyết định không...